Yếu tố về năng lực chủ thể đi giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Output fileGiáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 37 - 39)

Năng lực của chủ thể đi giáo du ̣c pháp luâ ̣t được hiểu là kiến thức , kỹ năng, sự hiểu biết về các quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t ở mô ̣t trình đô ̣ nhất đi ̣nh trở lên và phương pháp truyền đa ̣t tốt giúp người nghe, người ho ̣c nắm được, hiểu đúng về các quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t.

Chủ thể đi giáo dục pháp luật (được go ̣i là các báo cáo viên ) trong những năm gần đây đã được quan tâm đào ta ̣o về nghiê ̣p vu ̣, kỹ năng.

Báo cáo viên pháp luật là những người được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định công nhận để thực hiện nhiệm vụ phổ biến pháp luật; báo cáo viên pháp luật bao gồm: Báo cáo viên pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương ; cấp tỉnh và cấp huyện ). Báo cáo viên phải đáp ứng các yêu cầu : Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ ; có lập trường chính trị vững vàng, đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật; Được cơ quan, tổ chức nơi công tác giới thiệu; có trình độ Cử nhân luật đối với Báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương và cấp tỉnh; có trình độ trung cấp luật trở lên đối với Báo cáo viên pháp luật cấp huyện [6, tr. 2].

Để đảm bảo các yêu cầu theo quy định, trong những năm gần đây đội ngũ báo cáo viên pháp luật cũng được củng cố, tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Bộ Tư pháp đã hướng dẫn các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương và các tỉnh, thành phố tiến hành việc xây dựng, củng cố, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật. Có bộ, ngành tổ chức được mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật theo ngành dọc xuống tận huyện, có nơi đến tận cấp xã. Tính đến tháng 8/2011, cả nước có 747 báo cáo viên pháp luật Trung ương được Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định công nhận. Hiện nay, cấp tỉnh, cấp huyện đang kiện toàn lại đội ngũ báo cáo viên pháp luật theo quy định tại Thông tư số 18/2010/TT-BTP quy định về tiêu chuẩn báo cáo viên pháp luật, chú trọng tăng về số lượng và chất lượng ngày càng cao, đáp ứng được yêu cầu của công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong tình

hình mới. Đây là đội ngũ vừa làm công tác nghiên cứu, vừa hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực pháp luật hoặc trực tiếp liên quan đến pháp luật nên có nhiều thuận lợi trong phổ biến, giáo dục pháp luật. Theo Báo cáo tổng kết Chỉ thị số 32 của 56 tỉnh ủy, thành ủy, số lượng báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh là: 5.183 người; cấp huyện là: "13.667 người; tuyên truyền viên pháp luật cấp xã là: 82.555 người từ các lực lượng khác (già làng, trưởng bản, Báo cáo viên Tuyên giáo....)tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật" [19].

Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng đã phối hợp với các ban của Đảng ở Trung ương và các bộ, ngành, đoàn thể hữu quan (như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung ương Hội luật gia Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương...) tổ chức được nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng tăng cường năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị, ngành đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Output fileGiáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)