THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Output fileGiáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 61 - 63)

2.3.1. Kế hoạch về tuyên truyền , giáo dục pháp luật cho phụ nữ

đến năm 2012 của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Trong công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta "chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành

phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa" 16, tr. 23], đòi hỏi một Nhà nước được tổ chức và quản lý chặt chẽ bằng pháp luật thì mới có thể theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hơn nữa, công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, thực chất là xây dựng và đổi mới từng bước, nhằm hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, dân chủ thực sự bao giờ cũng gắn với pháp luật, nhà nước quản lý bằng pháp luật đặt mình dưới pháp luật - nhà nước pháp quyền. Đảng và Nhà nước ta đang phấn đấu xây dựng một Nhà nước như vậy - "Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân", "công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân" 34, tr. 48]. Để xây dựng được một Nhà nước như trên, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải tuyên truyền giáo dục pháp luật; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của các văn bản quy phạm pháp luật được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Giáo dục pháp luật trong nhà nước pháp quyền có vai trò quan trọng và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong giáo dục công dân.

Với vai trò là một tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho các tầng lớp phụ nữ và với chức năng, nhiệm vụ là vận động tuyên truyền phụ nữ chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được Chính phủ giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện và triển khai Tiểu Đề án 4 "Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho phụ nữ nông dân và phụ nữ dân tộc thiểu số từ năm 2009 đến năm 2012". Trên cơ sở của đề án đó Hội đã xây dựng đề án "Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ từ năm 2009 -2012" với những mục tiêu chung là:

- Nâng cao hiểu biết của phụ nữ về những quy định của pháp luật liên quan đến bình đẳng giới, hôn nhân gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ trẻ em, nuôi con nuôi, khiếu nại, tố cáo, ma túy, mại dâm,

phòng, chống tội phạm, luật kinh doanh, luật lao động. Qua đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật cho phụ nữ;

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ

Trong đó hướng đến các mục tiêu cụ thể sau:

- Từ 70% trở lên phụ nữ được tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới, hôn nhân gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ trẻ em, nuôi con nuôi, khiếu nại, tố cáo, ma túy, mại dâm, phòng, chống tội phạm, luật lao động, luật doanh nghiệp phù hợp với từng đối tượng, địa bàn;

- Đào tạo 5.000 báo cáo viên, tuyên truyền viên chủ chốt từ cấp trung ương đến cơ sở của 63 tỉnh, thành được trang bị kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật, có khả năng tổ chức các hoạt động truyền thông đạt hiệu quả tại cộng đồng.

Để có cơ sở xây dựng kế hoạch triển khai Tiểu Đề án nhằm thực hiện việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho đối tượng là phụ nữ căn cứ Kế hoạch số 97/KH-ĐCT ngày 22/9/2009 Đoàn Chủ tịch tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ nông dân và phụ nữ dân tộc thiểu số xác định rõ nhu cầu cụ thể của phụ nữ về nội dung, hình thức thích hợp làm cơ sở lập kế hoạch triển khai thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho từng đối tượng.

2.3.2. Thực trạng của giáo du ̣c pháp luâ ̣t cho phu ̣ nƣ̃

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Output fileGiáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)