Về nội dung giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Output fileGiáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 63 - 66)

Trong những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể nhằm giáo dục nâng cao kiến thức pháp

luật cho phụ nữ trong cả nước. Những nội dung Hội tập trung tuyên truyền chính là: Pháp luật hôn nhân gia đình, pháp luật về bình đẳng giới, pháp luật lao động, pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình. Phần lớn phụ nữ được hỏi đều trả lời đã được nghe tuyên truyền về pháp luật, tuy nhiên nghe và hiểu, nắm được các quy định để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống là hoàn toàn khác nhau. Rất nhiều phụ nữ ở khu vực nông thôn, vùng núi, đồng bào dân tộc thiểu số không biết phải làm gì và cũng không biết mình có quyền và nghĩa vụ gì khi có vấn đề liên quan đến pháp luật.

Chị N.T.T., ở xã Ia Sao (huyện Ia Grai, Gia Lai) cho biết: Chị lập gia đình gần 10 năm nay, cuộc sống khó khăn nên được cha mẹ cho mượn mảnh vườn 2.000 m2 để trồng cà phê. Năm 2008, cha mẹ chị qua đời, hai người anh trai buộc chị trả lại mảnh vườn với lý do chị là con gái đã đi lấy chồng. Ngoài ra, họ còn rao bán ngôi nhà cha mẹ để lại để chia nhau bất chấp ý kiến phản đối của chị. Bức xúc, nhưng chị T. không biết làm gì, vì xưa nay phụ nữ ở quê chị đều hiểu rằng con gái đã đi lấy chồng thì không có quyền gì ở gia đình mình nữa. Chị thổ lộ: "Quanh năm đầu tắt mặt tối, tôi chẳng mấy khi có thời gian tìm hiểu pháp luật. Có cán bộ Tư pháp và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh về tại xã tuyên truyền, chúng tôi mới biết con gái đều có quyền và nghĩa vụ như con trai 22, tr. 23],

Qua số liệu khảo sát cho thấy số 91,1% số phụ nữ được hỏi đã nghe tuyên truyền, giáo dục Pháp luật hôn nhân và gia đình. Điều đó có thể khẳng định pháp luật về hôn nhân gia đình được số lượng phụ nữ quan tâm nhiều nhất vì nó gắn chặt với quyền lợi, nghĩa vụ của người phụ nữ như: tuổi kết hôn, tài sản của vợ chồng trước và sau khi kết hôn, vấn đề về ly hôn, cấp dưỡng, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

Bảng 2.1: Nội dung pháp luật đã được tuyên truyền, giáo dục

Nội dung

Số ngƣời

đã đƣợc nghe chƣa đƣợc nghe Số ngƣời Số phiếu Tỉ lệ % Số phiếu Tỉ lệ %

Pháp luật hôn nhân và gia đình 1453 93,1 107 6,9

Pháp luật lao động 805 51.6 755 48.8

Pháp luật đất đai 863 55.3 679 44.7

Pháp luật hình sự 772 49.5 788 50.5

Pháp luật dân sự 812 52.1 748 47.9

Pháp luật về khiếu nại tố cáo 828 53.1 732 46.9

Pháp luật về bình đẳng giới 1085 69.6 475 30.4

Pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình 1189 76.2 371 23.8

Pháp luật về nuôi con nuôi 686 44.0 874 56.0

Pháp luật về bảo hiểm xã hội, y tế 843 54.0 717 46.0

PL về dân số, kế hoạch hóa gia đình 1184 76.0 374 24

Pháp luật về phòng chống tội phạm 1047 67.1 513 32.9

Pháp luật về phòng chống ma túy 1285 82.4 275 17.6

Pháp luật về phòng chống mại dâm 1219 78.1 341 21.9

Pháp luật về dân chủ cơ sở 732 47.0 827 53.0

Pháp luật về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em 980 62.8 579 37.1

Pháp luật về giáo dục 730 46.8 830 53.2

Pháp luật về hộ tịch, hộ khẩu 774 49.6 786 50.4

Pháp luật về bảo vệ rừng 825 53.0 734 47.0

Pháp luật về môi trường 826 52.9 734 47.1

Pháp luật về an ninh biên giới 486 31.2 1073 68.8

Pháp luật về chính sách dân tộc 586 37.6 973 62.4

Pháp luật về an toàn giao thông 906 58.1 654 41.9

Pháp luật về doanh nghiệp 610 39.1 950 60.9

Pháp luật khác 31 2.0 1529 98

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Output fileGiáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)