Phụ nữ là công nhân lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Output fileGiáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 52 - 54)

Chiếm tỷ lệ cao trong các ngành chế biến, dệt may, dịch vụ (69,9%), thương mại (57,7%), bán buôn, bán lẻ (57,1%) và tham gia ngày càng nhiều hơn vào các ngành và lĩnh vực kinh tế có yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao (47,3%), lao động nữ không chỉ góp phần tạo ra sản phẩm ngày càng đa dạng, chất lượng ngày càng được cải thiện, đáp ứng nhu cầu trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu mà còn tham gia tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động; góp phần tăng tổng sản phẩm quốc nội, kim ngạch xuất khẩu, tăng tiềm lực kinh tế của đất nước và đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.

Mă ̣c dù chiếm 48,5% lực lượng lao đô ̣ng trong các lĩnh vực của ngành công nghiê ̣p Viê ̣t Nam tuy nhiên thực tra ̣ng đời sống của nữ công nhân chưa thực sự được quan tâm cả về vâ ̣t chất lẫn tinh thần . Phần lớn nữ công nhân ta ̣i khu công nghiê ̣p là người nhâ ̣p cư và hầu hết chỉ ho ̣c xong phổ thông. Hầu hết trong số ho ̣ là những ho ̣c sinh vừa rời ghế nhà trường , còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng sống , thiếu hiểu biết về các quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t nói chung , đă ̣c biê ̣t là pháp luật về lao động , viê ̣c làm; chưa được trang bi ̣ các kiến thức về giới tính, sinh sản...nên gă ̣p rất nhiều khó khăn trong cuô ̣c sống.

Thực tế cho thấy việc làm của phần lớn công nhân nữ nhập cư ở ba thành phố lớn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng đều được xếp vào diện "bấp bênh". Chỉ có 28% số ấy có hợp đồng không xác định thời hạn (Hà Nội là thấp nhất, chỉ 15%). Đáng nói là 10% công nhân nữ lại đang ký hợp đồng miệng hoặc không ký hợp đồng lao động và 24% đang ký hợp đồng thời hạn dưới 12 tháng ngay cả khi đang làm việc trong các khu công nghiệp

với những công việc không mang tính thời vụ. Thậm chí, có những trường hợp (khoảng 2%) không được biết "cái hợp đồng lao động ra làm sao". Sự bấp bênh trong việc làm của họ còn thể hiện ở chỗ có tới 36% công nhân nữ đã từng chuyển nơi làm việc từ 1 đến 5 lần trong 5 năm qua, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi [30, tr. 10]. Theo thống kê, số công nhân làm việc đúng 8 giờ/ngày chỉ đạt 78%, có 15% làm việc 9 đến 11 giờ /ngày,v 7% làm việc 12giờ /ngày, thậm chí vẫn có những công nhân làm việc trên 12 giờ/ngày. Cường độ làm việc "chóng mặt" như thế nhưng thu nhập lại không tương xứng. Mặc dù các doanh nghiệp đều điều chỉnh theo hướng tăng tiền lương tối thiểu năm 2009, song hầu hết công nhân nữ nhập cư cho rằng, tiền lương, tiền công được trả chưa đúng với thời gian và công sức lao động mà họ bỏ ra. Song với tâm lý của những người cần việc làm, họ không dám đòi hỏi và tất nhiên họ không được thương lượng, thỏa thuận về tiền lương, tiền công và cả thời gian làm thêm giờ. Tiền lương trung bình của công nhân nữ nhập cư đều được doanh nghiệp trả cao hơn mức lương tối thiểu, song chỉ cao hơn khoảng từ 50.000 - 200.000 đồng. Nhóm có tiền lương thấp nhất thuộc những người không có tay nghề, mà nhóm này chiếm tới 78%. Để đối phó với việc thực hiện lộ trình tăng lương tối thiểu, nhiều doanh nghiệp đã mạnh tay cắt xén những khoản chi cho công nhân như tiền thưởng, tiền "chuyên cần", trợ cấp đi lại.

Nữ công nhân lao động tại khu công nghiệp:

Việc làm không ổn định, thu nhập không tương xứng với cường độ lao động thực tế, không đủ để tái sản xuất sức lao động (bữa ăn bình quân chỉ từ 3.000 - 7.000 đồng; 42% nữ công nhân thỉnh thoảng và 8% phải thường xuyên cầm đồ, vay lãi hoặc mua chịu để lấy tiền sinh sống). Những điều kiện sinh hoạt tối thiểu không đảm bảo (diện tích chật hẹp, thiếu ánh sáng, nước sạch; 3-6 người ở trong một phòng khép kín diện tích 12 -15m2. Đời sống vật

chất và tinh thần nghèo nàn, việc tiếp cận với các thông tin nói chung và các thông tin về pháp luật lại càng khó khăn [3, tr. 12]. Đời sống vật chất, tinh thần la ̣i nghèo nàn, xa quê hương, gia đình thiếu thốn tình cảm nên nhiều nữ công nhân đã tìm kiếm ba ̣n trai để được chia sẻ. Tuy nhiên, do thiếu kiến thứ c về sinh sản , phòng tránh thai nên rất nhiều nữ công nhân đã phải na ̣o hút thai vì chưa đủ điều kiê ̣n kinh tế để sinh con , nuôi con. Theo thống kê chưa đầy đủ Bệnh viện Từ Dũ có số ca công nhân nạo hút thai chiếm khoảng 30% tổng số ca đến bệnh viện nạo hút mỗi năm, con số này ở Bệnh viện Hùng Vương là khoảng 10%. Hay tại Bệnh viện Đồng Nai (khu vực có nhiều khu công nghiệp), số lượng công nhân nạo phá thai cao hơn rất nhiều: số công nhân chiếm 60-65% tổng số người nạo phá thai mỗi năm ở đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Output fileGiáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)