Hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực báo chí là một yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 81 - 82)

- Đối tượng quản lý nhà nước về báo chí:

3- Lịch sử phát triển pháp luật báo chí cách mạng Việt Nam cho thấy

3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực báo chí là một yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế

báo chí là một yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế

Trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời kỳ đổi mới, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế và khu vực là một phương hướng,

nhiệm vụ quan trọng, trong đó có hội nhập báo chí. Để vừa tích cực, chủ động hội nhập với báo chí khu vực và quốc tế, vừa đảm bảo được độc lập, tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thì bên cạnh hàng loạt vấn đề phải giải quyết, việc hoàn chỉnh hệ thống luật pháp mà trước hết là hoàn chỉnh hệ thống công cụ pháp luật - văn bản quy phạm pháp luật - được coi là nhiệm vụ hết sức quan trọng và bức thiết, đòi hỏi Nhà nước - thông qua quy định pháp luật của mình - phải tạo mọi điều kiện cho sự hội nhập quốc tế, đảm bảo cho quá trình hội nhập diễn ra trong vòng "trật tự" và trong sự kiểm soát của Nhà nước [6, tr. 17].

Hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí là việc làm cần thiết đầu tiên để chuẩn bị "hành trang" cho sự tham gia khu vực hóa, toàn cầu hóa về báo chí. Chỉ khi nào đất nước ta có được một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh để trên cơ sở đó xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, tạo một môi trường pháp lý lành mạnh, phù hợp và tiến bộ so với các nước thì nền báo chí Việt Nam mới có thể chủ động tham gia được tiến trình hội nhập về văn hóa - báo chí, chủ động đề phòng khuynh hướng tư tưởng lệch lạc (hòa nhập mà không phân biệt, thiếu chọn lọc dẫn đến đánh mất bản sắc dân tộc hoặc bất chấp luật lệ và thông lệ quốc tế trong quá trình hội nhập), đồng thời vẫn bảo vệ được những lợi ích và con đường mà chúng ta đã lựa chọn. Vì vậy, hơn bao giờ hết, việc nâng cao năng lực thể chế là yêu cầu sống còn trong xu thế toàn cầu hóa, là yêu cầu mang tính thời sự, đồng thời cũng là một thách thức lớn cho đất nước chúng ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)