Những ƣu điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 63 - 67)

- Đối tượng quản lý nhà nước về báo chí:

3- Lịch sử phát triển pháp luật báo chí cách mạng Việt Nam cho thấy

2.3.1. Những ƣu điểm

Thứ nhất, pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí đóng vai trò quan trọng để tạo lập môi trường pháp lý tự do, bình đẳng cho báo chí phát triển theo định hướng XHCN. Hơn bất kỳ phương tiện nào khác, pháp luật là phương tiện hàm chứa sự kết hợp giữa năng động sáng tạo và kỷ cương kỷ luật, giữa thuyết phục và cưỡng chế, giữa tập trung và dân chủ, chính vì vậy nó tạo ra sự ổn định cho tự do ngôn luận, tự do hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, tự do công bố và phổ biến tác phẩm, đồng thời bảo vệ và kiểm soát các hoạt động đó nhằm ngăn chặn những hành vi xâm hại quyền tự do ngôn luận trên báo chí trong khuôn khổ pháp luật.

Với pháp luật trong tay, nhà nước mới đưa ra và thực hiện được những quyết sách cơ bản để giải quyết các vấn đề về báo chí. Đồng thời, với quyền lực của mình, nhà nước còn đề ra các nghĩa vụ tương ứng cho các chủ thể hoạt động sáng tạo và quản lý. Thông qua việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quản lý báo chí bằng pháp luật, Nhà nước đã tạo lập một môi trường pháp lý thuận lợi, tin cậy và chính thức cho tự do sáng tạo, bình đẳng trong hoạt động báo chí.

Thứ hai, pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí. Quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí và quyền được thông tin là những quyền cơ bản của công dân được quy định trong đạo luật cơ bản của Nhà nước, được cụ thể hóa trong Luật Báo chí và các văn bản pháp luật có liên quan. Chỉ trên cơ sở pháp luật, quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân mới được đảm bảo một cách đầy đủ.

Thứ ba, pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí đã góp phần tích cực, quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí. Là một bộ phận của hoạt động văn hóa thuộc thượng tầng kiến trúc rất nhạy cảm với chính trị, báo chí là phương tiện lợi hại trong cuộc đấu tranh giai cấp, có tác động trực tiếp tới các lợi ích giai cấp.

Vì vậy, ở chế độ nào cũng vậy, thông qua pháp luật, giai cấp thống trị mà đại diện là đảng cầm quyền luôn luôn độc quyền kiểm soát chặt chẽ hoạt động báo chí, điển hình là các điều cấm với các chế tài nghiêm khắc đối với hoạt động báo chí nhằm ngăn chặn, và xử lý kịp thời các chủ thể có hành vi vi phạm đến quyền lợi giai cấp, quyền lợi của quốc gia, dân tộc.

Trong điều kiện đang trên đường đổi mới tư duy và kinh tế thị trường (đặc biệt là trong hoàn cảnh chưa hoàn thiện hệ thống pháp luật) ở nước ta hiện nay, việc đảm bảo cho báo chí phát triển theo hướng lành mạnh, phù hợp với pháp luật được đặt ra càng cấp thiết để có thể loại trừ các khả năng nhân danh đổi mới, tự do, dân chủ để công bố những tác phẩm có nội dung "quá trớn", kích động; nhân danh sự kiên định để phổ biến những quan điểm bảo thủ, lạc hậu, lỗi thời vv...

Bên cạnh đó, như đã trình bày, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí còn đem lại hiệu quả ngăn chặn các hoạt động báo chí chạy theo xu hướng thương mại hóa, bất chấp hậu quả về chính trị, tư tưởng và văn hóa bởi mặc dù chúng ta khẳng định lợi nhuận của hoạt động báo chí trong cơ chế thị trường cũng phải trở thành vấn đề phải tính toán song không thể xa rời mục tiêu chính trị, tư tưởng và văn hoá, giữa chúng có quan hệ biện chứng, trong đó chính trị, văn hóa, tư tưởng là mục tiêu hàng đầu xuyên suốt và bao trùm.

Mặt khác, do các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật nên việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với báo chí còn đem lại những hiệu quả xã hội to lớn, trong đó đặc biệt là việc khẳng định, phục hồi, và phổ biến các giá trị xã hội thông qua báo chí.

Chính nhờ những vai trò, tác dụng đó của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mà báo chí có được một hành lang pháp lý để phát triển đúng hướng với một tốc độ mạnh mẽ như Luận văn này đã có dịp trình bày.

Thứ tư, pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí cũng đã được xây dựng và ban hành theo hướng cụ thể hóa, chi tiết hơn trước. Các

quy phạm về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản được phân định ngày một rành mạch, rõ ràng hơn; thủ tục cấp giấy phép hoạt động, cấp thẻ nhà báo từng bước được cải tiến theo hướng đơn giản, hiệu quả, dễ thực hiện, dễ kiểm tra; quy chế thông tin cho báo chí được đề cao và rõ ràng hơn...

Thứ năm, pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí từng bước được kế thừa, bổ sung, hoàn thiện hơn.

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về báo chí kể từ ngày khai sinh Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho đến nay là một quá trình nhất quán dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời, trong quá trình kế thừa để phát triển ấy, trong từng thời kỳ cách mạng khác nhau, Nhà nước ta - dưới sự lãnh đạo của Đảng - đã luôn bổ sung những nhận thức mới rút ra từ những bài học kinh nghiệm thực tiễn, từ những tri thức mới của thời đại khoa học và công nghệ phát triển cao, đặc biệt là từ chính thực tiễn hoạt động và phát triển của nền báo chí cách mạng Việt Nam trong dòng chảy mạnh mẽ của báo chí thế giới theo hướng ngày càng hoàn thiện. Sự kế thừa và bổ sung đó đã đưa lại kết quả là sự ra đời của cả một hệ thống đồ sộ gồm hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao, quá trình đưa vào sử dụng đã tạo nên những hiệu quả quản lý báo chí tích cực, giúp cho báo chí ở nước ta phát triển nhanh về số lượng, ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

Bước vào thời kỳ đổi mới, tuy chưa tiến hành sửa đổi, bổ sung Hiến pháp mới nhưng do xác định vị trí, vai trò quan trọng của báo chí, Nhà nước ta đã nhanh chóng ban hành Luật Báo chí nhằm tạo nền tảng pháp lý quan trọng nhất để báo chí hoạt động. Luật Báo chí 1989 ra đời trên cơ sở kế thừa Sắc Luật số 100 SL/L. 002 ngày 20-5-1957 quy định chế độ báo chí.

Có thể nói, những thành tựu của báo chí cách mạng đạt được trong thời kỳ đổi mới đều nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật cùng với nhiều văn bản của Chính phủ, của Bộ VHTT để giải thích, hướng dẫn và cụ thể hóa

Luật phù hợp với từng giai đoạn cách mạng và những thành tựu đó cũng chính là kết quả của quá trình quy phạm hóa thành văn bản những nội dung quản lý nhà nước về báo chí.

Tiến bộ nổi bật của hoạt động lập pháp, lập quy trong thời gian qua (đặc biệt là từ 1989 đến nay là hệ thống pháp luật được tăng cường, phù hợp với yêu cầu đổi mới hoạt động báo chí. Với một Luật báo chí (đã được sửa đổi, bổ sung), hai pháp lệnh (về quyền tác giả và về quảng cáo), gần 30 Nghị định cùng hàng trăm quyết định của Chính phủ, trong đó có những văn bản về những lĩnh vực mới như Interrnet, công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài, về xử phạt hành chính v.v... (riêng Bộ VHTT cũng đã ban hành hàng trăm quyết định, thông tư, thông tư liên tịch để thực hiện quản lý nhà nước về báo chí), hành lang pháp luật mới về báo chí cơ bản đã hình thành. Quyền và nghĩa vụ của công dân, của tổ chức trong hoạt động báo chí ngày càng được xác định rõ về mức độ và phạm vi hoạt động. Loại hình báo chí, nhiệm vụ quản lý nhà nước về báo chí đã được quy định phù hợp với yêu cầu phát triển và cơ chế mới.

Bên cạnh những thành công trên về mặt lập pháp, điều rất đáng ghi nhận, khẳng định là: vị trí, vai trò, tính chất của hoạt động báo chí từ Sắc luật số 100 SL/L. 002 ngày 20-5-1957 đã được Luật Báo chí 1989 phát triển thêm một bước và tiếp tục được phát triển thêm trong Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999. Các chính sách lớn về báo chí được hình thành trong cơ chế mới, đáp ứng phần nào đòi hỏi của thực tiễn như: nhuận bút, tiền lương, đầu tư, tài trợ, kỷ luật, khen thưởng vv...

Rút ngắn những khoảng cách giữa việc khẳng định quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân với việc thực hiện nó trên thực tế là mối quan tâm của Nhà nước và xã hội chúng ta. Phải nhận thức rằng việc giải quyết vấn đề này hết sức khó khăn vì nó đòi hỏi phải thay đổi không những nhiều chế định pháp lý, nhiều văn bản pháp luật mà còn phải thay đổi cả tư duy, thói quen, lề lối làm việc của các nhà quản lý trong lĩnh vực báo chí.

Muốn giải quyết vấn đề này, chúng ta phải đánh giá tính phù hợp của các quy phạm pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng chúng trong quản lý nhà nước về báo chí, rút ra những nhược điểm cần khắc phục để có hướng hoàn thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)