NHỮNG XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC BÁO

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 78 - 80)

- Đối tượng quản lý nhà nước về báo chí:

3- Lịch sử phát triển pháp luật báo chí cách mạng Việt Nam cho thấy

3.1. NHỮNG XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC BÁO

RA ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Hoạt động báo chí của nước ta trong điều kiện hiện nay chịu một số tác động sau: Nhu cầu thông tin và được thông tin (nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân muốn được thông tin và nhận được thông tin); Sự phát triển rất nhanh về kỹ thuật và công nghệ truyền thông; Cơ chế thị trường. Từ những tác động trên, nảy sinh một số xu hướng đáng chú ý trong sự phát triển của báo chí nước ta hiện nay:

- Xu hướng đa dạng hóa

Theo tác giả Lê Thanh Bình trong tác phẩm: "Quản lý và phát triển báo chí xuất bản", tới đây sẽ có hai khuynh hướng phát triển báo chí trái

ngược nhau: Một mặt sẽ có nhiều tờ báo có nội dung phản ánh có tính chất tổng hợp. Các báo của các ngành khác nhau phản ánh một số nội dung chung như nhau. Bất kỳ báo nào, dù là của ngành xây dựng, nông nghiệp hay pháp luật đều cố gắng trong trang báo của mình những tin, bài về thể thao, văn hóa..., các bài có tính chất chuyên ngành thì ít đi.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do các báo đều muốn thu hút được nhiều độc giả, có số phát hành cao nên đã bước ra khỏi chuyên ngành rất sâu, với số lượng độc giả nhỏ, phạm vi đối tượng tác động hẹp để đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội và có tự do báo chí. Đó là báo, tạp chí chuyên sâu ở các lĩnh vực khoa học, mang tính chất nghiên cứu.

Hai khuynh hướng nằm trong xu hướng đa dạng hóa báo chí này đặt ra vấn đề cho quản lý nhà nước về báo chí, nhất là báo chí ở Việt Nam, đều do nhà nước đài thọ, là việc trùng lặp, gây tốn kém, lãng phí không cần thiết, vì vậy phải có quy hoạch, sắp xếp báo chí; cần có một số tạp chí chuyên ngành rất sâu, cần đầu tư toàn bộ, nhưng cũng có những tờ báo, tạp chí có thể tự trang trải, tự hạch toán thì có chế độ khuyến khích, thưởng phạt rõ ràng.

- Xu hướng thương mại hóa: Một mặt, các tờ báo, tạp chí cố bám lấy sự bao cấp của Nhà nước. Đối với những tờ báo mới ra đời đều đòi hỏi sự trợ cấp, tài trợ của Nhà nước. Mặt khác, nảy sinh một số tờ báo, tạp chí đi theo chiều hướng thương mại, chạy theo cơ chế thị trường sinh ra tình trạng thương mại hóa báo chí. Đó là mâu thuẫn được chứa đựng trong xu hướng này.

Gắn với xu hướng này, tất yếu dẫn đến có những tờ báo, tạp chí có những chủ sở hữu và có xu hướng tiến tới tư nhân hóa báo chí. Hiện nay, tuy chưa phổ biến, nhưng đã có những mầm mống của xu hướng này, tức là có sự biến đổi về sở hữu của tờ báo. Vậy việc quản lý nhà nước về báo chí phải đối phó với xu hướng này như thế nào? thắt chặt hay buông lỏng?

- Xu hướng thứ ba: Do có những xu hướng đa dạng hóa và thương mại hóa như trên, dẫn tới biến động lớn trong đội ngũ những người làm báo là xuất hiện những người viết báo chuyên nghiệp, nhưng không có biên chế chính thức hay hợp đồng dài hạn ở cơ quan báo chí nào nên không có thẻ nhà báo. Điều này cũng đặt ra vấn đề phải quyết đối với quản lý nhà nước về báo chí.

Những tác động và xu hướng trên đặt ra các vấn đề đối với pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí:

- Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí phải đảm bảo quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận của công dân, nâng cao trách nhiệm xã hội của báo chí, đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội tốt hơn.

- Quản lý báo chí sao cho bắt kịp trình độ phát triển rất cao của phương tiện kỹ thuật, công nghệ truyền thông hiện đại. Bản thân sự quản lý

phải chứa đựng hàm lượng công nghệ cao và chính đội ngũ cán bộ quản lý phải hiểu và sử dụng nó. Tức là hệ thống quản lý nhà nước về báo chí phải áp dụng công nghệ mới và cán bộ báo chí và quản lý báo chí cũng vậy. Điều này kéo theo việc các văn bản pháp luật cũng phải phù hợp với công nghệ mới, có khuôn khổ pháp lý phù hợp với yêu cầu mới.

- Pháp luật về quản lý nhà nước về báo chí phải phù hợp với cơ chế vận hành trong điều kiện kinh tế thị trường. Pháp luật phải điều chỉnh kịp thời những tác động của thị trường, quy luật cung cầu tức là báo chí đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của quần chúng nhưng điều đó không được dẫn đến khuynh hướng thương mại hóa một cách tràn lan và sự lũng đoạn của đồng tiền đối với báo chí.

- Từ nhu cầu thông tin và được thông tin phải có sự giao lưu quốc tế và sự giao lưu này ngày càng mở rộng, nhất là khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên WTO, pháp luật quản lý nhà nước về báo chí phải phù hợp với các chuẩn mực và cam kết mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)