tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam
Trong quan hệ pháp luật dân sự nói chung và quan hệ pháp luật kinh doanh thương mại nói riêng, nguyên tắc định hướng cơ bản bao trùm lên đó chính là nguyên tắc tự do thoả thuận và ý chí không vi phạm các điều cấm của pháp luật. Chính vì lẽ đó mà không có một số liệu nào có thể thống kê được một cách chính xác việc áp dụng nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, bởi không phải tất cả các vụ tranh chấp trong quá trình giải quyết đều được thông tin một cách rộng rãi hay thống kê một cách cụ thể. Những vụ tranh chấp được giải quyết bằng thương lượng cơ bản là không được tiết lộ ra bên ngoài, bởi đó là yếu tố bí mật và quyền mà các bên cùng nhau giữ kín, còn những vụ giải quyết bằng hoà giải hay trọng tài thì tuỳ theo các nguyên tắc bí mật, hay quyền thoả thuận mà không được công bố chính thức, còn những vụ được giải quyết tại toà án thì chỉ có thể phản ánh việc thực hiện các nguyên tắc thông qua quá trình tố tụng.
Theo số liệu của Toà án nhân dân tối cao trong báo cáo 10 năm thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự ngày 26/2/2015 thì mỗi năm các toà giải quyết trên 2500 vụ việc tranh chấp kinh doanh thương mại, số lượng vụ việc có dấu hiệu ngày càng tăng lên qua từng năm. Riêng Toà án nhân dân thành phố Hà Nội trong năm 2015 thụ lý 273 vụ và giải quyết được 251 vụ [33]. Thông qua
các báo cáo về thực tiễn 10 năm thi hành Bộ luật tố tụng dân sự 2004 của Toà án nhân dân tối cao, báo cáo công tác kiểm sát giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại năm 2015 của Viện kiểm sát thành phố Hà Nội, và báo cáo tổng kết công tác năm 2015 của Toà án nhân dân Hà Nội, có thể đưa ra đánh giá thực trạng áp dụng nguyên tắc tự định đoạt của các đương sự khi giải quyết tranh chấp bằng phương thức toà án như sau:
Pháp luật tố tụng hiện hành đảm bảo cho các đương sự thực hiện các quyền định đoạt trong việc khởi kiện; sửa đổi, bổ sung, rút yêu cầu giải quyết; quyền tự định đoạt trong việc thoả thuận giải quyết tranh chấp không trái với các quy định của pháp luật; quyền tự định đoạt trong việc lựa chọn người đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình; quyền tự định đoạt trong việc khiếu nại các phán quyết của toà án, của trọng tài thương mại. Tuy nhiên vẫn còn đó nhiều bất cập, ảnh hưởng đến nguyên tắc tự định đoạt và quyền quyết định của các chủ thể trong mối quan hệ giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng con đường toà án. Có thể nêu lên như việc Bộ luật Tố tụng dân sự quy định bi ̣ đơn có quyền chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn mà không có quyền này đối với người có quyền lợi , nghĩa vụ liên quan có yêu cầu đô ̣c lâ ̣p (trừ quyền phản tố đối với nguyên đơn , người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập), điều này là bất bình đẳng và vi phạm nguyên tắc tự định đoạt của đương sự [31]. Hiện nay pháp luật tố tụng quy định toà án công nhận sự thoả thuận của các bên, nhưng chỉ nằm trong phạm vi yêu cầu giải quyết ban đầu, trong thực tế khi đặt ra ở phiên xử phúc thẩm, các bên thoả thuận những nội dung thuộc phạm vi khởi kiện ban đầu nhưng không nằm trong nội dung kháng cáo, kháng nghị thì chưa có những hướng dẫn chi tiết để thực hiện, điều này có sự mâu thuẫn trong việc thực hiện quyền tự định đoạt của các bên bởi hai nguyên tắc toà án chỉ xét xử trong phạm vi yêu cầu của đương sự và nguyên tắc toà án công nhận sự thoả thuận của các
bên khi giải quyết tại toà án. Theo quy định tại khoản 1 điều 244 của Bộ luâ ̣t Tố tụng dân sự 2015, thì hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu, quy định này mâu thuẫn với nguyên tắc về quyền tự đi ̣nh đoa ̣t của các đương sự , theo quy đi ̣nh của Bộ luật tố tụng dân sự , thì tại phiên tòa đương sự có thể rút b ớt yêu cầu, nhưng không được bổ sung theo hướng vượt quá yêu cầu ban đầu.
Theo các bản báo cáo của các cơ quan nói trên, đa số các tranh chấp khi được giải quyết tại toà án đều là các tranh chấp về tín dụng giữa doanh nghiệp với các ngân hàng, các tranh chấp về thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng hợp tác kinh doanh thương mại, đối với các tranh chấp trong những lĩnh vực này khi được đưa ra giải quyết tại toà án đại đa số đều không thể hoà giải, hoặc không hoà giải được, điều này được lý giải bởi một bên trong tranh chấp không muốn hoà giải hoặc bỏ mặc việc giải quyết tranh chấp do thực thể được họ thành lập tham gia kinh doanh không còn tài sản trên thực tế để thực hiện nghĩa vụ; thêm vào đó, còn có nhiều trường hợp lợi dụng nguyên tắc tự định đoạt trong việc tự do thoả thuận để hoà hoãn, trốn tránh nghĩa vụ hoặc cũng có những vụ án có bên từ chối việc thoả thuận để yêu cầu toà án xét xử theo yêu cầu của đương sự.
Những vấn đề hạn chế trong việc tôn trọng nguyên tắc tự định đoạt của đương sự đến từ phía toà án đó là việc còn tình trạng toà giải quyết vượt quá phạm vi yêu cầu của đương sự, hay pháp luật tố tụng còn quy định chưa hợp lý về việc thủ tục hoà giải bắt buộc, khiến cho thời gian vụ án bị kéo dài không cần thiết trong những trường hợp các đương sự không muốn hoà giải nhưng vẫn phải tuân theo nguyên tắc này của toà án. Bên cạnh đó việc pháp luật quy định chưa đầy đủ và chi tiết về việc thực hiện nguyên tắc tự định đoạt, dẫn tới các hiện tượng vận dụng quyền tự định đoạt để gây khó khăn,
bất lợi cho các bên, dẫn tới những bất bình đẳng trong việc giải quyết tranh chấp, nhất là trong những trường hợp có bên lợi dụng yếu điểm của bên kia để chèn ép, hay thiếu thiện chí trong việc thực hiện các giải pháp giải quyết tranh chấp. Đó là việc sử dụng quyền quyết định của mình thông qua nguyên tắc tự định đoạt làm phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác trong mối quan hệ tranh chấp kinh doanh thương mại.
Đối với các vụ án tranh chấp thương mại được giải quyết bằng các phương thức ngoài toà án, theo số liệu của trung tâm trọng tài VIAC thì kể từ sau khi Luật Trọng tài thương mại 2010 có hiệu lực đến năm 2014 tổng số vụ tranh chấp được giải quyết tại các trung tâm trọng tài tại Việt Nam (VIAC) là 879 vụ, ban hành 586 phán quyết, trong đó 180 phán quyết đã được thi hành xong với số tiền là 3.612.000 USD và 300 tỉ đồng. Riêng với Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam là 370 vụ, gần bằng tổng số vụ kiện được giải quyết tại trung tâm 10 năm trước đó. Chỉ trong năm 2014, số lượng vụ việc được giải quyết bằng trọng tài là 124 vụ, phần lớn các vụ tranh chấp được giải quyết tại VIAC, các trung tâm trọng tài khác tiếp nhận rất ít vụ việc. Hơn thế, theo một số liệu của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam thì trọng tài chỉ giải quyết được 1% số lượng các tranh chấp thương mại [3]. Qua những con số thống kê nêu trên, có thể thấy thực trạng sử dụng trọng tài tại Việt Nam hiện nay vừa cho thấy những tín hiệu phát triển hết sức khả quan, nhưng đồng thời cũng còn nhiều thách thức không nhỏ trong việc cải thiện niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp. Những điểm nhấn trong việc thực hiện nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài đó là ở việc pháp luật tố tụng dân sự qui định toà án phải từ chối thụ lý đơn khởi kiện của đương sự nếu trước đó các bên đã có thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, thêm vào đó thoả thuận giữa các bên thông qua giải quyết bằng trọng tài và được công nhận có
giá trị thi hành ngay như bản án hay quyết định của toà án và không bị vô hiệu (trừ khi nó được chứng minh là thoả thuận đó vi phạm các điều cấm của pháp luật). Nhìn chung các quyền tự định đoạt của các bên trong mối quan hệ tranh chấp khi lựa chọn giải quyết bằng phương thức trọng tài đều được tôn trọng và đảm bảo, như quyền tự do thoả thuận, hay lựa chọn địa điểm, hay trọng tài giải quyết tranh chấp. Nhưng bên cạnh những điểm tiến bộ đó thì vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế làm ảnh hưởng đến nguyên tắc tự định đoạt khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại thông qua con đường trọng tài. Đó là số phán quyết của trọng tài bị huỷ bỏ trong giai đoạn này lên tới 34%, tăng 9% so với giai đoạn trước khi có Luật Trọng tài thương mại, việc số lượng phán quyết trọng tài bị huỷ nhiều dẫn tới phương thức giải quyết trọng tài chưa phải là hình thức được các bên ưa chuộng, số lượng tranh chấp thương mại được giải quyết bằng trọng tài còn thấp (chiếm chưa đến 1% số lượng các tranh chấp thương mại), một trong những nguyên nhân dẫn đến các phán quyết của trọng tài bị huỷ được Bộ Tư pháp chỉ ra tại Hội nghị sơ kết 4 năm thi hành Luật Trọng tài thương mại đó là thủ tục trọng tài bị vi phạm không đúng với thỏa thuận của các bên về thành phần hội đồng trọng tài và đặc biệt là quy định “phán quyết trọng tài trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”, trong đó có nguyên tắc tự định đoạt [3].
Như vậy, cùng là phương thức giải quyết tranh chấp bằng tài phán, và có ưu điểm hoàn toàn vượt trội so với toà án nhưng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại vẫn ít được lựa chọn hơn so với toà án. Trong bối cảnh kinh tế xã hội ngày càng phát triển, yếu tố uy tín, bí mật kinh doanh ngày càng coi trọng, nhưng sự định đoạt của các bên không được cụ thể hoá bằng kết quả giải quyết cuối cùng, dẫn đến những hạn chế của cơ chế giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài.
ngày trong đời sống kinh tế xã hội, và tất nhiên khi có tranh chấp xẩy ra các bên đều chọn phương thức thương lượng, hoà giải để giải quyết, chỉ khi nào các bên không thể thương lượng, hoặc thương lượng không thành mới tìm đến giải pháp toà án, hay trọng tài thương mại. Chính vì thế mà không có một con số thống kê xác thực nào, cũng như không có một sự đánh giá một cách thực chất đối với việc thực hiện nguyên tắc tự định đoạt trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại thông qua tự thương lượng, hoà giải. Tuy nhiên theo báo cáo khảo sát, lấy ý kiến ban hành nghị định Hoà giải được chủ trì bời Bộ Tư pháp và VIAC thì có 78% các doanh nghiệp khi được hỏi đều mong muốn nếu có tranh chấp xảy ra sẽ lựa chọn phương thức hoà giải làm giải pháp giải quyết [36]. Và để hiểu rõ hơn về vấn đề này, có thể tham khảo số liệu giải quyết từ công ty Luật SmiC thuộc tập đoàn FLC – Group và công tác giải quyết tranh chấp của công ty này để đưa ra một số đánh giá về thực trạng áp dụng nguyên tắc tự định đoạt trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng các giải pháp ngoài tài phán như sau:
Cụ thể trong năm 2015 công ty luật SMiC tiếp nhận 35 hồ sơ, thực hiện 25 vụ, trong đó giàn xếp thương lượng, hoà giải được 8 vụ, chuyển 17 hồ sơ sang toà án để giải quyết theo con đường tố tụng. Theo đánh giá của các luật sư thuộc công ty này thì tranh chấp thương mại hiện nay đang bị rẽ theo các hướng giải quyết khác nhau. Đối với các tranh chấp liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng thì quyền định đoạt của các bên thường rất hạn chế, do các ngân hàng có yếu tố an ninh tài chính được đảm bảo bởi một cơ chế chặt chẽ mang tính nhà nước nhiều hơn là thị trường nên họ ít khi nhượng bộ thông qua thương lượng, hoà giải mà thường chọn giải pháp giải quyết bằng con đường toà án. Còn đối với các tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh, hay tranh chấp giữa các thành viên của công ty thì các bên đa số chọn tự thương lượng để giải quyết, nhưng tỷ lệ thương lượng, hoà giải thành công và
làm hài lòng tất cả các bên là rất ít, với địa vị kinh tế và tiềm lực tài chính khác nhau, các bên thường khó chia sẻ với nhau những khó khăn, do đó dẫn tới thiếu thiện chí và bất bình đẳng khi đưa ra các yêu cầu giải quyết. Trong khi đó tiền đề để thành công trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại thông qua con đường thương lượng, hoà giải đó là chín bỏ làm mười, cùng nhau chia sẻ và cùng nhau tháo gỡ, việc không giải quyết được với nhau thông qua các giải pháp đối thoại, tiến trình giải quyết rơi vào bế tắc, các bên có những quyền lựa chọn khác nhau không những làm cho tranh chấp càng trở nên căng thẳng mà đôi lúc còn phát sinh thêm nhiều hệ luỵ ngoài ý muốn. Ngoài việc thương lượng, hoà giải không thành, thì vấn đề đơn phương huỷ bỏ cam kết, thoả thuận cũng phổ biến trong các vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại. Vì những mục đích khác nhau như dao động, thay đổi ý kiến khi được tham mưu lại, nhượng bộ trá hình nhằm kéo dài thời gian, trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ, hoặc khiến cho bên tranh chấp theo đuổi mệt mỏi dẫn đến bỏ cuộc hoặc nhượng bộ ngược lại để tìm kiếm những lợi ích cho mình, hoặc hạn chế những tổn thất về việc phải thực hiện nghĩa vụ.
Khi thương lượng, hoà giải không thành do các bên không thể thống nhất được với nhau hoặc khi có bên không thiện chí, tự nguyện thực hiện những cam kết đã được thống nhất thì đường đi của các bên để giải quyết tranh chấp cũng khác nhau, có vụ các bên sẽ gửi đơn ra toà án để giải quyết, nhưng vì tính thủ tục và đôi khi là sự phiền hà từ phía cơ quan tố tụng mà đa số các bên lựa chọn cách thức tiêu cực hơn như cầu viện cơ quan an ninh để hình sự hoá vấn đề, hoặc tệ hơn đó là dùng vũ lực trấn áp nhằm tự cưỡng chế đối phương thực hiện nghĩa vụ. Một cách thức mới được hình thành trong vài năm gần đây đó là sử dụng mạng xã hội để truyền đi thông tin nhằm hạ uy tín và tác động tiêu cực đến đối phương như vụ tranh chấp về hợp đồng thuê địa
điểm kinh doanh giữa Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà hàng 39 Club do ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng) đăng ký kinh doanh và Công ty trách nhiệm hữu hạn Kumho Asiana Sài Gòn Plaza; hay như vụ tranh chấp giữa một bên là nhóm các doanh nghiệp kinh doanh ngành gỗ mà đứng tên đầu tiên là Công ty trách nhiệm hữu hạn Gia Hân có trụ sở tại phường Long Bình, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai do bà Nguyễn Thị Thu làm đại diện với một bên là Công ty Global Home do ông Otto De Jager (chồng của nữ ca sĩ Thu Minh) làm đại diện [16]. Đây chính là quyền tự định đoạt của các bên