thực hiện nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam
Từ thực tiễn áp dụng nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam hiện nạy, đặt ra những vấn đề bất cập và cần phải hoàn thiện như sau:
Thứ nhất, theo nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương
sự được ghi nhận tại điều 5 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thì tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó. Tuy nhiên trên thực tế giải quyết các vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại, trong nhiều trường hợp thẩm phán đã vận dụng các quy định của luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích một cách triệt để cho các bên đương sự, điều này tuy là phù hợp về mặt qui định của pháp luật nếu căn cứ vào tình tiết của vụ án, nhưng đôi lúc vượt ra khỏi phạm vi yêu cầu của đương sự, và vô tình toà án đã vi phạm vào qui tắc tố tụng mà pháp luật tố tụng đã đặt ra, vi phạm nguyên tắc tự định đoạt và quyền quyết định của các chủ thể. Có thể lấy vụ án “Tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa” tại tỉnh Bắc Ninh giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần thép Việt Ý với bị đơn là Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Lê Thị Ngọc Lan và ông Lê Văn Dũng được đưa vào thành Án lệ số 09/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, làm ví dụ điển hình cho hiện tượng Toà án xét xử vượt quá phạm vi yêu cầu của đương sự.
Nội dung của vụ án được thể hiện như sau: giữa công ty cổ phần thép Việt Ý và Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên có tranh chấp về Hợp đồng
mua bán hàng hoá, theo đó công ty cổ phần kim khí Hưng Yên đã vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng về giao hàng dẫn tới thiệt hại cho công ty cổ phần thép Việt Ý, do đó công ty cổ phần Việt Ý đã khởi kiện lên toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đề nghị toà giải quyết buộc công ty kim khí Hưng Yên phải thanh toán và bồi thường thiệt hại cho công ty cổ phần thép Việt Ý do vi phạm nghĩa vụ giao hàng. Vụ án này đã kéo dài tới 6 năm kể từ khi công ty cổ phần thép Việt Ý gửi đơn khởi kiện lên Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh ngày 07/07/2007 cho đến Quyết định giám đốc thẩm số 07/2013/KDTM-GĐT ngày 15/03/2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, nhưng vẫn chưa thể kết thúc. Điều đáng nói ở vụ án này đó là trước khi Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao quyết định xét xử vụ án theo trình tự giám đốc thẩm, thì Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao đã ba lần huỷ bản án sơ thẩm do Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh xử và chuyển trả về để giải quyết lại vụ án theo qui định của pháp luật, hai trong ba lần đó đều với nội dung Toà giải quyết vượt quá phạm vi yêu cầu của đương sự [34].
Cụ thể, tại phiên xử phúc thẩm lần thứ hai, (trước đó đã diễn ra hai phiên xét xử và Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã huỷ án sơ thẩm và chuyển trả Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh giải quyết lại theo quy định của pháp luật) phản ánh trong bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 32/2009/KDTM-PT ngày 19/02/2009, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã quyết định hủy Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 09/2008/KDTM-ST ngày 23/10/2008 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc "Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” giữa Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên với Công ty cổ phần thép Việt Ý; Chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án”, với lý do: Ông Tổng giám đốc Đinh Văn Vì chỉ khởi kiện đòi Công ty kim khí Hưng Yên là 12.874.298.683 đồng nhưng người đại diện theo uỷ quyền đã thay đổi liên
tục bổ sung yêu cầu khởi kiện là vượt quá phạm vi khởi kiện, vi phạm điểm 1 khoản 2 Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết số 02/2006/NQ- HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Tất cả các đơn thay đổi bổ sung yêu cầu khởi kiện này là không phù hợp với pháp luật, toà án cấp sơ thẩm chấp nhận tất cả yêu cầu của người đại diện là vi phạm nghiêm trọng về tố tụng dân sự.
Ở phiên xử phúc thẩm lần thứ ba, phán ánh tại Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 63/KDTM-PT ngày 05/4/2010, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã quyết định: “Huỷ Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 18/2009/KDTM-ST ngày 03/9/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh với lý do: “Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng của Công ty Việt Ý là có căn cứ tuy nhiên lại tính lãi trên số tiền phạt vi phạm hợp đồng là không đúng, vượt quá phạm vi yêu cầu của đương sự”.
“Tòa án cấp sơ thẩm còn tính cả tiền lãi của khoản tiền bồi thường thiệt hại là không đúng với quy định tại Điều 302 Luật thương mại năm 2005, vượt quá yêu cầu của đương sự” [34].
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 07/2013/KDTM-GĐT ngày 15/3/2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án kinh doanh, thương mại “Tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa” tại tỉnh Bắc Ninh giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần thép Việt Ý với bị đơn là Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Lê Thị Ngọc Lan và ông Lê Văn Dũng đã tái khẳng định lại những nội dung đã được phản ánh trên đây. Quyết định này cũng được trích lọc và chọn làm nội dung của án lệ số 09/2016/AL và được công bố theo quyết định số 698/QĐ- CA của Toà án nhân dân tối cao ngày 17/10/2016.
dụng pháp luật một cách thiếu nhất quán vi phạm đến nguyên tắc tự định đoạt được pháp luật qui định đến từ cơ quan xét xử, tình trạng này khá phổ biến trong các vụ tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ thanh toán như thanh toán chậm, không thanh toán, giao hàng sai hoặc không giao hàng dẫn tới thiệt hại cho bên kia; bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hoá; hay các tranh chấp liên quan đến các hợp đồng tín dụng giữa các doanh nghiệp với các ngân hàng. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể đến từ các yếu tố khách quan (việc vận dụng pháp luật để bảo vệ triệt để quyền lợi của đương sự), hoặc chủ quan (tiêu cực trong xét xử), nhưng cho dù vì lý do gì thì nó cũng vi phạm nguyên tắc tự định đoạt được pháp luật tố tụng quy định.
Thứ hai, một câu hỏi được những chuyên gia trong lĩnh vực thi hành và
vận dụng luật đặt ra trong việc giải quyết tranh chấp dân sự nói chung và kinh doanh thương mại nói riêng đó là vấn đề áp dụng nguyên tắc hoà giải trong phương thức giải quyết tranh chấp bằng con đường toà án. Việc toà án vận dụng điều 10 nguyên tắc hoà giải trong tố tụng dân sự của Bộ luật Tố tụng dân sự như một thủ tục bắt buộc còn gây ra nhiều điểm chưa thực sự hợp lý. Bởi lẽ như chúng ta đã biết, mọi mâu thuẫn, tranh chấp đều đã được các bên tiến hành thương lượng, hoà giải trước đó nhưng không thành, hoặc không thể thương lượng, hoà giải được mới phải đưa nhau ra toà. Thời gian là thứ mà các bên đặc biệt coi trọng khi giải quyết những tranh chấp, bởi lẽ sự việc kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều mặt đời sống sản xuất, kinh doanh của các bên. Thế nhưng với việc toà án xem hoà giải trong tố tụng như một thủ tục bắt buộc sẽ khiến cho thời gian xử lý thêm kéo dài, trái với ý muốn của các bên là muốn giải quyết nhanh chóng, triệt để, tránh để phát sinh ra nhiều hệ quả ngoài mong muốn. Đó là chưa kể đến việc các bên còn có thể vận dụng nguyên tắc này để trì hoãn thời gian giải quyết tranh chấp nhằm kéo dài thời gian để có những toan tính và gây áp lực với bên kia, điều này là không hiếm
trong thực tế giải quyết các vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại hiện nay, đặc biệt là các vụ án tranh chấp liên quan đến lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, hay tranh chấp trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng.
Thứ ba, một vấn đề đặt ra trong việc lợi dụng các quy định của pháp
luật về việc áp dụng nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp để trì hoãn, kéo dài thời gian tranh chấp, nhằm có thời gian khắc phục, hoặc trốn tránh nghĩa vụ của mình. Những biểu hiện này thường xẩy ở những vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại ngoài hợp đồng, khi mà các bên trong tranh chấp không có sự ràng buộc trực tiếp về mặt nghĩa vụ, hoặc các tranh chấp kinh doanh thương mại mà các bên cần có thời gian để khắc phục một phần hậu quả hoặc muốn trốn tránh việc phải thực hiện nghĩa vụ với bên kia.
Tiêu biểu cho thực trạng này có thể nói đến như vụ tranh chấp bản quyền nhãn hiệu thương mại “Pocpoc Garden Beer” giữa Công ty IONE đăng ký kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh và Nhà hàng Pocpoc Garden Beer do ông Nguyễn Trọng Tú đăng ký kinh doanh tại thành phố Vinh, Nghệ An. Khi phát hiện ra việc nhãn hiệu thương mại mà mình đăng ký bảo hộ độc quyền bị xâm phạm, phía công ty IONE đã lựa chọn giải pháp hành chính để giải quyết, đó là gửi đơn khiếu nại lên Sở Khoa học và Công nghiệp tỉnh Nghệ An đề nghị xử lý. Sau khi Sở Khoa học và Công nghiệp Nghệ An tiến hành thanh tra và phát hiện ra sai phạm đến từ Pocpoc Garden Beer Vinh, đại diện là ông Nguyễn Trọng Tú đã đề nghị được thương lượng với Công ty IONE và được giám đốc công ty là bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh đồng ý. Bà Hạnh đồng ý cho ông Tú được tiếp tục sử dụng nhãn hiệu Pocpoc cho quán bia của mình nhưng với điều kiện là phải trả 40000 USD trong thời hạn 5 năm. Ông Tú đã không phản hồi điều kiện mà đại diện bên phía IONE đưa ra, thay vào đó ông cho thay đổi biển hiệu, logo và các các dấu hiệu nhận diện thương hiệu liên quan đến nhãn hiệu Pocpoc. Hành vi nói trên đã gây ra bức
Đánh giá nội dung vụ việc nói trên, bên phía cơ quan chức năng lẫn các luật sư đều cho rằng, việc cơ sở kinh doanh ở thành phố Vinh, Nghệ An cư xử như thế là chưa thực sự chuẩn mực đối với đạo đức kinh doanh, nhưng nó hoàn toàn phù hợp với pháp luật, bởi khi các bên đồng ý sẽ tự giải quyết những mâu thuẫn trong tranh chấp bằng con đường thương lượng, thì các cơ quan chức năng có thẩm quyền bắt buộc phải tôn trọng, bởi đó là nguyên tắc tự định đoạt trong việc thực hiện các quyền tự do dân sự không trái với quy định của pháp luật. Điều này rõ ràng là không phù hợp với thực tế, bởi lẽ cơ sở kinh doanh ở Vinh đã hiểu rất rõ giá trị thương mại mà nhãn hiệu Pocpoc mang lại, họ đã có thời gian dài khai thác giá trị của nó trên địa bàn, cho đến khi người tiêu dùng ở địa phương đã biết đến cơ sở kinh doanh này như một chỉ dẫn địa lý chứ không còn đơn thuần nằm ở thương hiệu, với cách thức lợi dụng việc thương lượng trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ rồi sau đó kéo dài thời gian nhằm khắc phục lỗi và phủ nhận việc phải thực hiện nghĩa vụ của mình với bên kia.
Thứ tư, như đã phân tích ở trong chương một của luận văn, khi các bên
trong mối quan hệ kinh doanh thương mại xẩy ra tranh chấp, giải pháp đầu tiên được các bên đưa ra là tự thương lượng và hoà giải, bởi đó vừa là thói quen thường mại, vừa là giải pháp mang nhiều ưu điểm, hạn chế được cho các bên những tổn thất, cũng như đảm bảo được các yếu tố bí mật kinh doanh cũng như giữ được mối quan hệ hoà hảo, thiện chí và hợp tác lâu dài. Nhưng không phải lúc nào việc các bên tự thương lượng, hoà giải cũng mang lại kết quả tốt đẹp chấm dứt tranh chấp. Bên cạnh việc các bên không có tiếng nói chung trong quá trình đàm phán thương lượng, hay hoà giải thì việc cho dù đã cùng nhau đi đến một thống nhất chung về giải quyết bất đồng, mâu thuẫn, thì việc không có cơ chế bắt buộc các bên phải tôn trọng nội dung đã thoả thuận cũng khiến cho các bên không thể đi đến kết quả sau cùng là đi đến đồng thuận chấm dứt tranh chấp. Điều này hoàn toàn khác với việc hoà giải trong tố tụng, khi mà kết quả hoà giải của các bên được toà án công nhận và cho thi hành như một bản án. Đây rõ ràng
là một hạn chế rất lớn, tồn tại từ lâu trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở nước ta trong một thời gian dài, tuy nhiên chưa được quan tâm, đánh giá xem xét để có những điều chỉnh và có các quy định phù hợp. Có nhiều ý kiến cho rằng việc nhà nước không có những quy định ràng buộc đối với các bên trong việc hoà giải ngoài tố tụng cũng chính là tôn trọng nguyên tắc tự định đoạt của các bên trong việc giải quyết tranh chấp, tuy nhiên cũng có nhiều quan điểm ngược lại khi cho rằng việc các bên đã đi đến được những thống nhất trong quá trình tự thương lượng, hay đồng thuận trong hoà giải thì hẳn nhiên nó có giá trị pháp lý như những thoả thuận trong một hợp đồng, do đó việc có bên đơn phương huỷ bỏ thực hiện cam kết, thoả thuận trước đó và không tôn trọng kết quả mà các bên đã thống nhất là đã xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của bên kia. Nên chăng cần có khung pháp lý để đảm bảo việc các bên phải nghiêm túc thực hiện nội dung đã cam kết.
Thứ năm, tỷ lệ phán quyết của trọng tài bị huỷ vẫn còn quá lớn, một
trong những nguyên nhân là việc trung tâm trọng tài vi phạm nguyên tắc tố tụng khi không giải quyết đúng theo thoả thuận, và tôn trọng nguyên tắc tự định đoạt của các bên. Điều này gây ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Và tất nhiên điều này sẽ có những tác động không tốt đến những ưu thế trong việc thực hiện nguyên tắc tự định đoạt mà phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng phương thức trọng tài mang lại.