Cơ chế điều chỉnh nhằm đảm bảo tôn trọng những nội dung thỏa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 101 - 111)

3.2. Kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc tự định đoạt

3.2.3. Cơ chế điều chỉnh nhằm đảm bảo tôn trọng những nội dung thỏa

thỏa thuận của các bên trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng các phương thức khác ngoài tòa án

Như đã phân tích ở chương một của luận văn, hiện nay có nhiều cách khác nhau để giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, nhưng các phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống như thương lượng, hoà giải và tài phán toà án vẫn được các chủ thể tham gia mối quan hệ kinh doanh thương mại lựa chọn. Nhưng trong khi toà án đang ngày càng quá tải do phải giải quyết quá nhiều các vụ án tranh chấp, thêm vào đó diễn biến các tranh chấp có yếu tố nhạy cảm về bí mật cũng như danh tiếng ngày càng tăng làm ảnh hưởng đến uy tín của các chủ thể, lẫn khó khăn cho những người thi hành luật pháp, thì hiệu quả của việc tự thương lượng, hoà giải ngoài tố tụng mang lại chưa cao. Thực trạng đó được dẫn đến từ việc pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của chúng ta chưa có những khung quy định điều chỉnh đến việc giải quyết bằng con đường tự thương lượng, hoà giải để định hướng cũng như áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp.

Căn cứ từ thực tế, các bên vẫn thường thoả thuận về việc giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng, hoà giải thành một điều khoản trong hợp đồng thương mại. Nhưng những thoả thuận đó chỉ bó hẹp trong việc lựa chọn giải pháp giải quyết tranh chấp, mà chưa có những quy định ràng buộc các bên phải tôn trọng kết quả mà hai bên đạt được, nói cách khác kết quả của thương lượng, hoà giải không thuộc phạm vi thoả thuận của các bên và pháp luật không yêu cầu các bên bắt buộc phải thực hiện. Mặc dù việc thi hành nội dung do các bên đã thoả thuận trong thương lượng và hoà giải thuộc về quyền định đoạt một cách tự nguyện của các bên, nhưng để bảo vệ

quyền và lợi ích của một bên khi bên kia thiếu thiện chí thực hiện thoả thuận mà các bên đã đạt được thì pháp luật cần có những điều chỉnh phù hợp nhằm bắt buộc các bên tôn trọng và thực hiện nội dung thoả thuận. Để đảm bảo cho nguyên tắc tự định đoạt của các bên trong việc giải quyết tranh chấp bằng các giải pháp ngoài tố tụng chúng ta cần xem xét đưa vào các chế định bắt buộc các bên phải thực hiện các thoả thuận về giải quyết tranh chấp như một thoả thuận mới trong hợp đồng, hoặc là một hợp đồng giải quyết tranh chấp (dàn xếp, điều đình) nếu đó là quan hệ tranh chấp ngoài hợp đồng. Cụ thể có thể xây dựng các quy định nói trên theo hướng như sau:

Thứ nhất, đối với các thoả thuận mà các bên đã đạt được thông qua tự

thương lượng trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu các bên không tự nguyện thực hiện mà có một bên vẫn gửi đơn ra toà án yêu cầu giải quyết thì toà án phải xem xét thoả thuận của các bên có giá trị pháp lý như một hợp đồng dàn xếp trên cơ sở tự nguyện, ý chí, tự do thoả thuận nhưng không trái với quy định của pháp luật theo luật hợp đồng. Cơ sở của quy định này chúng ta có thể tham khảo các quy định về hợp đồng dàn xếp theo điều 2044 của Bộ luật Dân sự Pháp hoặc Bộ luật Dân sự và thương mại Thái Lan tại điều 850 [7].

Thứ hai, đối với kết quả của việc hoà giải ngoài tố tụng, chúng ta cũng

có những khung pháp lý để đảm bảo cho các bên thực hiện một cách tốt nhất chứ không đơn thuần chỉ dừng lại ở công nhận và cho thi hành kết quả như hoà giải trong tố tụng. Trong truyền thống giao lưu dân sự cũng như trao đổi thương mại của chúng ta, việc giải quyết tranh chấp từ xưa đến nay vẫn chỉ là các bên tự thương lượng, nếu không thương lượng được thì có thể cùng nhau nhờ đến một nhân vật có uy tín hoặc địa vị xã hội đứng ra hoà giải, nếu không thể cùng nhau đi đến được đồng thuận cuối cùng để tháo gỡ mâu thuẫn và tranh chấp mới đưa vụ việc ra cửa quan toà. Trong lịch sử giải quyết tranh chấp ở lĩnh vực thương mại chưa từng nghe đến khái niệm trọng tài. Tuy

nhiên trong mối quan hệ giao thương ngày càng rộng mở, nhu cầu trao đổi xúc tiến thương mại với các quốc gia trên thế giới ngày càng cao, chúng ta dần tiếp nhận phương thức giải quyết trọng tài như một trong những phương thức nổi trội và khuyến khích các bên trong mối quan hệ tranh chấp lựa chọn, cùng với đó chúng ta lần lượt nhanh chóng điều chỉnh để đưa vào áp dụng phương thức trọng tài một cách chính thống bằng việc ban hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 và sau đó là Luật Trọng tài thương mại 2010. Thế nhưng một phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống như hoà giải cho đến nay vẫn còn thiếu các văn bản có tính quy phạm chặt chẽ, cụ thể để điều chỉnh vấn đề giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực dân sự nói chung và kinh doanh thương mại nói riêng, trong khi đó trên bình diện quốc tế đã có những bộ quy tắc hoà giải được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại như Quy tắc hoà giải của UNCITRAL, của ICC hay của ICSID…, hơn thế năm 2002 UNCITRAL còn cho xuất bản Luật mẫu về hoà giải thương mại quốc tế. Một văn bản của UNCITRAL từng được chúng ta làm cơ sở để ban hành văn bản pháp luật nội địa đó là Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế, cơ sở của Luật Trọng tài thương mại 2010.

Trên thực tế đó, từ ngày 02/10/2014 Bộ Tư pháp đã có Báo cáo định hướng xây dựng dự thảo Nghị định Hoà giải thương mại, trong đó cơ quan này lấy nguyên tắc tự định đoạt là một trong những nguyên tắc cơ bản làm cơ sở, và đưa ra hai phương án để quy định về hiệu lực thi hành của hoà giải thành:

Phương án 1: thỏa thuận hòa giải thành có giá trị thi hành như hợp đồng. Trường hợp một bên không thực hiện hoặc có vi phạm thì bên kia có quyền khởi kiện như đối với một hợp đồng mới.

Phư ơ ng án 2: th a thu n hòa gi i thành có giá tr

yêu c u tòa án ra quyế t đ ị nh công nh n thi hành [2].

Những phương án trên đây được đặt ra trong dự thảo này là hoàn toàn hợp lý và kịp thời đáp ứng được nhu cầu thực tế xã hội hiện nay trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, nhưng trong Nghị định Hoà giải thương mại Số: 22/2017/NĐ-CP được chính phủ công bố ngày 24/02/2017 và có hiệu lực từ 15/04/2017 tại điều 16 lại quy định lấp lửng “Văn bản về kết quả

hòa giải thành được xem xét công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự” [4]. Như vậy, phải cần có thêm một văn bản hướng dẫn thi hành điều

khoản này để phù hợp với pháp luật tố tụng dân sự.

Từ thực tiễn và đòi hỏi của vấn đề và với xu hướng quốc tế hoá các quan hệ kinh doanh thương mại, chúng ta cần có những định khung pháp lý một cách kịp thời cho vấn đề hoà giải để vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa phát huy được lợi thế của phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống, để phù hợp chúng ta nên học hỏi các quy định của các nước phát triển trên thế giới. Đối với công tác hoà giải ngoài tố tụng, để phát huy được quyền tự định đoạt của các bên và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể chúng ta cần xây dựng Luật Hoà giải thương mại và hỗ trợ xây dựng mạng lưới các trung tâm hoà giải và đội ngũ hoà giải viên có trình độ, năng lực và chuyên nghiệp, đáp ứng được nhu cầu thực tế và yêu cầu theo thông lệ quốc tế. Còn đối với hoà giải trong tố tụng, không nhất thiết phải quy định nguyên tắc hoà giải bắt buộc, chúng ta có thể học hỏi cách thức giải quyết theo Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của Mỹ, khi các bên gửi đơn lên toà án thì thẩm phán đưa ra yêu các bên tiến hành hoà giải một cách tự nguyện, nếu các bên đồng ý thì toà án sẽ giới thiệu việc hoà giải tới trung tâm hoà giải để các bên tiến hành, và đây là một thủ tục ngoài tố tụng.

phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ngoài toà án vừa sẽ đảm bảo cho việc thực hiện nguyên tắc tự định đoạt của các bên, vừa đảm bảo cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên một cách công bằng và bình đẳng. Hạn chế sự can thiệp của yếu tố nhà nước trong việc đưa ra các lựa chọn và phán quyết cuối cùng, điều tiềm ẩn những rủi ro bất lợi cho các bên mà họ hoàn toàn không hề mong muốn điều này xảy ra khi giải quyết tranh chấp.

Kết luận Chƣơng 3

Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của chúng ta đang ngày càng điều chỉnh theo hướng phù hợp với quá trình phát triển và hội nhập của đất nước, nguyên tắc tự định đoạt vì thế mà ngày càng được tôn trọng và áp dụng thực hiện một cách khá toàn diện và triệt để. Tuy nhiên vẫn còn những bất cập về vấn đề thực hiện trong thực tiễn, đó là tình trạng toà án giải quyết vượt quá phạm vi yêu cầu của đương sự; việc áp dụng rập khuôn nguyên tắc hoà giải làm mất thời gian và hạn chế quyền tự định đoạt của các bên; số lượng phán quyết trọng tài thương mại bị toà án huỷ do vi phạm nguyên tắc tự định đoạt, thoả thuận còn nhiều; chưa có cơ chế ràng buộc đối với vấn đề tôn trọng thực hiện kết quả đạt được thông qua phương thức tự thương lượng, hoà giải ngoài tố tụng dẫn tới hiện tượng đơn phương huỷ bỏ thực hiện cam kết, thoả thuận còn phổ biến, hay như các bên tranh chấp lợi dụng quyền tự định đoạt để trì hoãn thực hiện nghĩa vụ, kéo dài thời gian tranh chấp có ý đồ, làm phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Trước tình trạng đó tác giả mạnh dạn kiến nghị các giải pháp để đảm bảo việc áp dụng nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại như các giải pháp để hoàn thiện pháp luật bằng cách sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thêm về Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Trọng tài thương mại; hạn chế sự vận dụng pháp luật dẫn tới giải quyết vượt quá phạm vi yêu cầu của đương sự bằng cách qui định chi tiết hướng dẫn áp dụng các nguyên tắc tố tụng, nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng cho đội ngũ thẩm phán; bên cạnh đó để hạn chế tình trạng lợi dụng quyền tự định đoạt của mình để gây tổn thất cho đối phương bằng việc phá bỏ các cam kết đã đạt được thông qua tự thương lượng, hoà giải ngoài tố tụng cần đưa qui định về hợp đồng dàn xếp như một loại hợp đồng trong Dân sự - Thương mại, hoặc ban hành luật Hoà giải thương mại để hoàn thiện pháp luật và làm cơ sở cho các bên tranh chấp áp dụng giải quyết.

KẾT LUẬN

Quyền tự định đoạt là một trong những quyền cơ bản trong mối quan hệ pháp luật dân sự nói chung là quan hệ pháp luật kinh doanh thương mại nói riêng, các chủ thể thực hiện quyền này thông qua việc tự mình bằng ý chí làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật liên quan trực tiếp đến chủ thể. Quyền tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại được luật hoá thông qua nguyên tắc tự định đoạt trong pháp luật về tố tụng, nó được thể hiện ở tất cả các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại hiện nay. Với tình hình kinh tế xã hội ngày càng phát triển, vấn đề quốc tế hoá thương mại ngày càng được các quốc gia quan tâm và có xu hướng mở rộng, điều này dẫn tới các tranh chấp liên quan đến hoạt động ngày càng tăng, đòi hỏi việc giải quyết tranh chấp cần phải đảm bảo cho các chủ thể duy trì được quyền và lợi ích một cách tốt nhất, hoặc hạn chế được tối đa những thiệt hại có thể xảy ra. Để có được điều này đòi hỏi pháp luật cần phải có những qui định làm hành lang pháp lý nhằm đảm bảo quyền tự định đoạt cho các bên cũng như định hướng cho các chủ thể và cơ quan tố tụng tôn trọng nguyên tắc tự định đoạt một cách tốt nhất trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.

Tuy nhiên với những quy định hiện tại của pháp luật dân sự, pháp luật kinh doanh thương mại và pháp luật tố tụng dân sự hiện nay, cùng với xuất phát từ thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại còn có nhiều bất cập, hạn chế trong việc đảm bảo nguyên tắc tự định đoạt, điển hình có thể nêu lên như toà án giải quyết vượt quá phạm vi yêu cầu của đương sự; việc áp dụng rập khuôn nguyên tắc hoà giải làm mất thời gian và hạn chế quyền tự định đoạt của các bên; số lượng phán quyết trọng tài thương mại bị toà án huỷ do vi phạm nguyên tắc tự định đoạt, thoả thuận còn nhiều; chưa có

qua phương thức tự thương lượng, hoà giải ngoài tố tụng dẫn tới hiện tượng tự ý đơn phương từ chối thực hiện thoả thuận còn phổ biến, hay như các bên tranh chấp lợi dụng quyền tự định đoạt để trì hoãn thực hiện nghĩa vụ, kéo dài thời gian tranh chấp có ý đồ, làm phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Thông qua quá trình nghiên cứu đề tài "Nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam hiện nay", luận văn đã đưa ra được những cơ sở lý luận về nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại; qua nghiên cứu các số liệu thực tế đã thống kê, phân tích, đối chiếu để chỉ ra những vấn đề bất cập, tồn tại trong việc áp dụng nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam hiện nay. Từ đó mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị và đề ra các giải pháp nhằm đảm bảo nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam hiện nay.

Với những kết quả nghiên cứu trên, luận văn mong được đóng góp một phần nhỏ trong sự hoàn thiện hệ thống pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại, tạo khung hành lang pháp lý đầy đủ để các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thương mại nói chung có cơ sở nhằm khai thác và sử dụng quyền, lợi ích của mình một cách tốt nhất. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế chúng ta đang từng bước mở cửa hoà nhập với các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới và ngày càng đón nhiều các chủ thể nước ngoài tham gia kinh doanh và đầu tư vào Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Công Bình (2011), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Nxb

Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

2. Bộ Tư pháp (2014), Dự thảo ngày 02/10/2014 về Báo cáo định hướng

xây dựng Nghị định về Hoà giải thương mại, Hà Nội.

3. Bộ Tư pháp (2015), Sơ kết 04 năm thi hành Luật Trọng tài thương mại, http://bttp.moj.gov.vn.

4. Chính phủ (2000), Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 về Hoà giải thương mại, Hà Nội.

5. Bùi Ngọc Cường (2008), Giáo trình Luật thương mại, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

6. Ngô Huy Cương (2008), “Tự do ý chí và sự tiếp nhận tự do ý chí trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 101 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)