3.2. Kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc tự định đoạt
3.2.2. Khắc phục và hạn chế tiến tới xóa bỏ hiện tượng tòa án giải quyết
quyết vượt quá yêu cầu của đương sự
Việc các thẩm phán thường vận dụng các quy định của pháp luật để xét xử là một điều dễ hiểu, bởi đôi khi nó dường như là một bệnh nghề nghiệp khi những người đóng vai trò cầm cân nẩy mực dựa vào những qui định của pháp luật và tình tiết của vụ án để đưa ra các phán quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho các bên. Điều này nhiều khi đi quá giới hạn và trái với yêu cầu thực tế của đương sự. Do đó để tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên cần có những biện pháp để đảm cho việc toà án chỉ xét xử trong phạm vi yêu cầu của các bên tranh chấp, để làm tốt điều đó có thể thực hiện theo các định hướng như sau:
Thứ nhất, cần có những qui định bổ sung cho việc những phán quyết
của toà vượt ra ngoài phạm vi nội dung yêu cầu của đương sự là một trong những căn cứ để huỷ án. Từ đó yêu cầu các thẩm phán khi xét xử chỉ xem xét những nội dung tranh chấp trong phạm vi yêu cầu của các đương sự, chứ không vận dụng pháp luật để xét xử phù hợp với tình tiết của vụ án nhưng vượt ra ngoài phạm vi yêu cầu.
Thứ hai, vấn đề cốt yếu trong việc xét xử yêu cầu của đương sự nằm
ở toà án, cụ thể đó là yếu tố con người, về cơ bản Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã có qui định toà án chỉ xét xử trong phạm vi yêu cầu của các bên tại điều 5, nhưng thực tế vẫn có những phán quyết vượt ra ngoài nội dung đề nghị của đương sự, do đó cần tập huấn quán triệt và thống nhất trong đội ngũ thẩm phán để nâng cao kỹ năng xét xử, cũng như vận dụng luật pháp
nhằm đảm bảo việc toà án tôn trọng quyền tự định đoạt theo yêu cầu của các bên đương sự.