Nhu cầu hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với các dự án thủy điện đầu tư tại lào (Trang 103 - 105)

Pháp luật Việt Nam nói chung cũng nhƣ p háp luật Quản lý thuế nói riêng đã ghi nhận và mở ra cơ hội cho c ác nhà đầu tƣ vƣơn ra thị trƣờng thế giới cũng đồng thời thu hút đƣợc nguồn ngoại tệ về nƣớc, phù hợp với chính sách quản lý ngoại hối trong thời ký nguồn cung ngoại tệ còn khó khăn nhƣ hiện nay. Có ý kiến cho rằng: “những dự án mang tính chất chiến lược và dài hạn thuộc ngành điện, viễn thông của các Tập đoàn, tổng công ty tại Lào, Campuchia, Peru và những dự án này sẽ mang lợi ích về cho Việt Nam trong thời gian ngắn sắp tới. Dự kiến, trong tương lai gầ n (2011-2015), Việt Nam sẽ có dòng điện để xuất về Việt Nam (phần lớn), những địa điểm xa như Peru cũng sẽ thu được nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước”[2].

Với các lợi ích nhƣ trên, pháp luật Việt Nam cần minh bạch, đơn giản và tạo điều kiện hơn cho các nhà đầu tƣ Việt Nam. Trong bối cảnh xu hƣớng tự do hoá đầu tƣ đang diễn ra mạnh mẽ nhƣ hiện nay, các quốc gia trên thế giới hầu hết đều thực thi những biện pháp khuyến khích nhằm kêu gọi vốn đầu tƣ từ bên ngoài.

Gia nhập WTO đem lại cho chúng ta nhiều cơ hội và nhiều thách thức. Có tận dụng đƣợc cơ hội, có vƣợt qua đựơc thách thức, biến thách thức thành cơ hội hay không hoàn toàn do sự đổi mới trong nhận thức cũng nhƣ hành động của các cấp, các ngành, do sự năng động của từng doanh nghiệp. Nhà nƣớc mở cửa, có chính sách thu hút đầu tƣ, nhƣng các địa phƣơng và các

doanh nghiệp không tha thiết thu hút đầu tƣ, thì chúng ta cũng không thể đạt mục tiêu đề ra.

Trong xu thế chung của thị trƣờng kinh tế thế giới, để bảo đảm quyền tự do kinh doanh cho các nhà đầu tƣ, với các lợi ích thu đƣợc về ngoại tệ và trƣớc những ƣu thế sẵn có, pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về Quản lý thuế nói riêng cần có những quy định thông thoáng, đơn giản tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ có năng lực thử sức mình trên trƣờng quốc tế.

Chính vì vậy mà vấn đề hoàn thiện Pháp luật về Quản lý thuế để khắc phục những vƣớng mắc, bất cập của pháp luật về quản lý thuế, đơn giản hoá thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính thuế, đi đôi với việc tạo cơ sở pháp lý để thực hiện hiện đại hoá công tác quản lý thuế nhƣ kê khai thuế điện tử, hải quan điện tử , thay đổi và bổ sung của các luật chính sách thuế , và những vƣớng mắc phát sinh tƣ̀ thực tiễn chƣa phù hợp và chƣa sát thực tế,... là rất cần thiết. Vì vậy, để tăng cƣờng tính hiệu lực, khả thi và để thống nhất với các văn bản có liên quan, Luật Quản lý thuế cần đƣợc hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn của đất nƣớc và yêu cầu hội nhập với thế giới.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nêu trên, hiện nay Quốc hội đang tiến hành việc sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế và các văn bản hƣớng dẫn thi hành nhằm đáp ứng các yêu cầu: đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế theo Nghị quyết số 57/2010/QH12 của QH về kết quả giám sát việc cải cách thủ tục hành chính; đƣợc cụ thể hoá tại Nghị quyết số 25/NQ-CP và Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính; phù hợp với quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa; chủ động đáp ứng xu hƣớng, yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; khắc phục một số vƣớng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện để bảo đảm thực hiện đồng bộ, bảo đảm tính thống nhất của Luật; tạo cơ sở pháp lý để góp phần thực hiện Nghị quyết số 11/2011/QH13 của QH về phát triển

kinh tế xã hội 5 năm 2011 – 2015; thực hiện Chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020 ban hành theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/05/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ và Chiến lƣợc phát triển hệ thống hải quan đến năm 2020 ban hành theo Quyết định số 448/QĐ-TTg ngày 25/3/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với các dự án thủy điện đầu tư tại lào (Trang 103 - 105)