Hoàn thiện các quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với các dự án thủy điện đầu tư tại lào (Trang 105 - 114)

3.2 Giải pháp, kiến nghị

3.2.1Hoàn thiện các quy định của pháp luật

Để hoạt động quản lý thuế của Nhà nƣớc đạt hiệu quả cao theo hƣớng coi trọng ngƣời nộp thuế ( sau đây viết tắt là NNT), tránh gây phiền hà cho doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo công bằng trong nghĩa vụ đóng góp về thuế đối với Nhà nƣớc, cần hoàn thiện những quy định của pháp luật về quản lý thuế, cụ thể là:

3.2.1.1. Hoàn thiện các quy định về thủ tục hành chính thuế gồm:

Hoàn thiện các quy định về đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt.

a. Cần cải cách thủ tục hành chính về thuế theo hƣớng quy định đơn giản, rõ ràng, minh bạch, nhằm nâng cao trách nhiệm, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời nộp thuế, tạo điều kiện cho ngƣời nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế.

Một là, quy định rõ các loại giấy tờ của từng loại hồ sơ thuế: hồ sơ khai thuế, hồ sơ miễn giảm thuế, hồ sơ hoàn thuế… để ngƣời nộp thuế tự xác định đƣợc trách nhiệm của mình và tránh tuỳ tiện của công chức thuế, công chức hải quan trong khi thi hành công vụ.

Hai là, thống nhất thời hạn nộp hồ sơ khai thuế phù hợp với từng loại thuế khai theo tháng, theo năm, theo từng lần phát sinh để ngƣời nộp thuế dễ thực hiện. Sửa đổi một số thời hạn, phƣơng thức khai thuế của một số loại thuế cho phù hợp với thực tế hơn.

Ba là, mở rộng thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao) là ngày 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế thay cho quy định hiện hành là ngày 10 của tháng tiếp theo, để tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nộp thuế có thời gian chuẩn bị tờ khai và làm tốt thủ tục khai thuế.

Bốn là, đổi mới việc khai thuế thu nhập doanh nghiệp quý. Hiện nay, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải khai thuế đầu năm, dựa trên hiệu quả kinh doanh của năm trƣớc để tạm tính số thuế phải nộp của các quý trong năm. Cách khai thác này đôi khi chƣa phản ánh đúng số thuế phát sinh phải nộp trong các quý của năm. Luật quy định khi hết mỗi quý thì doanh nghiệp mới phải khai thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên kết quả kinh doanh của quý đó. Nhƣ vậy số liệu kê khai sẽ sát với thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hơn. Tránh đƣợc tình trạng tạm tính đầu năm có chênh lệch lớn so với số phát sinh thực tế trong từng quý kinh doanh.

Năm là, thống nhất thời hạn khai quyết toán thuế năm thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao là 90 ngày kể từ ngày kết thức năm tài chính của doanh nghiệp; 45 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động, tổ chức lại doanh nghiệp, giải thể, phá sản.

Sáu là, nâng cao tinh thần trách nhiệm của ngƣời nộp thuế trong quá trình tuân thủ pháp luật thuế. Khi phát hiện hồ sơ khai thuế có sai sót, ngƣời nộp thuế đƣợc khai bổ sung khai thuế và không bị phạt vi phạm hành chính về các lỗi sai sót này.

Bẩy là, thời hạn nộp thuế đƣợc quy định gắn với thời hạn khai thuế vừa bảo đảm phù hợp với tính chất của từng loại thuế, vừa tạo thuận lợi cho ngƣời nộp thuế dễ nhớ, dễ thực hiện và không phải làm các thủ tục hành chính thuế rải rác nhiều ngày trong tháng, giảm phiền hà cho ngƣời nộp thuế. Ngoài ra, ngƣời nộp thuế đƣợc gia hạn nộp thuế trong các trƣờng hợp gặp thiên tai,

hoả hoạn, tai nạn bất ngờ bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh mà không còn nguồn tiền để nộp thuế hoặc gặp khó khăn đặc biệt khác dẫn đến không có khả năng nộp thuế đúng hạn. Tuỳ theo mức độ bị thiệt hại hoặc mức độ khó khăn mà ngƣời nộp thuế đƣợc gia hạn nộp một phần hoặc toàn bộ tiền thuế nợ với thời gian tối đa là 2 năm kể từ ngày hết thời hạn phải nộp thuế. Ngƣời nộp thuế có thể lựa chọn phƣơng án nộp thuế dần khi có nguồn tài chính để thanh toán tiền thuế nợ. Các quy định cụ thể này nhằm giải quyết khó khăn cho đúng đối tƣợng, đồng thời vẫn khuyến khích đƣợc ngƣời nộp thuế tự giác hoàn thành nghĩa vụ thuế khi đã khắc phục đƣợc khó khăn.

b. Giảm tần suất kê khai từ 12 lần/năm xuống còn 04 lần/năm đối với ngƣời nộp thuế (NNT) quy mô vừa và nhỏ (bao gồm DN vừa và nhỏ, hộ, cá nhân kinh doanh) đƣợc kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) 03 tháng/lần, các DN lớn kê khai thuế GTGT 01 tháng/lần. Luật hiện hành chỉ quy định khai theo tháng, theo năm, tạm tính theo quý hoặc theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế, chƣa có quy định khai theo quý. Vì vậy, Luật Quản lý thuế cần đƣợc sửa đổi theo hƣớng bổ sung quy định việc kê khai thuế theo quý tại các điều khoản liên quan về hồ sơ khai thuế, thời gian khai thuế, thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai.

Vấn đề tần suất kê khai (giảm thời gian để thực hiện nghĩa vụ thuế) cũng chính là một trong những chỉ tiêu quan trọng đƣợc Ngân hàng Thế giới sử dụng đánh giá, xếp loại môi trƣờng kinh doanh giữa các nƣớc. Vì vậy, việc sửa đổi cho phép NNT quy mô vừa và nhỏ đƣợc khai thuế theo quý vừa có ý nghĩa thiết thực là làm giảm chi phí hành chính của NNT, hỗ trợ NNT quy mô vừa và nhỏ đƣợc dãn luồng tiền nộp thuế (tức là có một phần tiền thuế phải nộp sau 03 tháng kể từ khi có doanh thu bán hàng) vừa đáp ứng đƣợc cả yêu cầu thông lệ quốc tế về nâng cao tính hấp dẫn của môi trƣờng kinh doanh.

Rút ngắn thời hạn hoàn thuế, đối với trƣờng hợp “hoàn thuế trước, kiểm tra sau” từ 15 ngày làm việc xuống còn 06 ngày làm việc; trƣờng hợp “kiểm tra trước, hoàn thuế sau” từ 60 ngày xuống còn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục gia hạn nộp hồ sơ khai thuế từ 05 ngày làm việc xuống 03 ngày làm việc;

Bỏ “Chứng từ nộp thuế” trong hồ sơ hoàn thuế;

Điều chỉnh cơ chế giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo nguyên tắc quản lý rủi ro, tạo thuận lợi hoàn thuế nhanh theo kê khai của DN và thu hẹp diện phân loại hồ sơ “kiểm tra trước, hoàn thuế sau” để tăng tính tự giác và trách nhiệm của DN.

Thay tờ khai quyết toán thuế trong hồ sơ đề nghị xóa nợ đối với trƣờng hợp DN bị tuyên bố phá sản bằng Quyết định tuyên bố phá sản để đảm bảo dễ dàng trong thực hiện.

Cụ thể hóa thời hiệu giải quyết tiền thuế, tiện phạt nộp thừa là 10 năm để đồng bộ với thời hiệu xử lý truy thu thuế và quy định về lƣu giữ chứng từ, sổ sách kế toán theo Luật kế toán.

3.2.1.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm phục vụ mục tiêu cải cách, hiện đại hóa và hội nhập, phù hợp thông lệ quốc tế

Về cơ bản, nền kinh tế nƣớc ta đã hội nhập sâu rộng với thế giới, do đó, trong lĩnh vực thuế, hải quan, Việt Nam cũng đã tham gia khá nhiều điều ƣớc quốc tế song phƣơng, đa phƣơng và là thành viên của nhiều tổ chức, hiệp hội ngành nghề. Đây cũng chính là tiền đề thúc đẩy hệ thống thuế, hải quan phải nhanh chóng đổi mới, pháp điển hóa các cam kết quốc tế, tiếp thu các chuẩn mực và thông lệ tốt từ bên ngoài để chủ động trƣớc các luật chơi quốc tế trên cơ sở kết hợp cân đối giữa tăng cƣờng hiệu lực của hệ thống thuế, hải quan để bảo vệ nguồn thu, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nƣớc và thƣờng xuyên hỗ trợ, đồng hành với NNT chân chính. Trong nhóm vấn đề này, cần bổ sung những vấn đề sau vào Luật Quản lý thuế:

Thứ nhất, bổ sung Nguyên tắc quản lý rủi ro trong công tác quản lý thuế, làm cơ sở cho việc áp dụng thống nhất các kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý thuế tiên tiếnđể thực hiện phân loại, phân khúc NNT theo các tiêu thức về chấp hành pháp luật, từ đó có biện pháp ƣu tiên trong thực hiện thủ tục hành chính thuế đối với NNT, thúc đẩy NNT chấp hành tốt cơ chế tự khai, tự nộp.

Thứ hai, bổ sung cơ chế thỏa thuận trƣớc về phƣơng pháp xác định giá (APA trong chống chuyển giá).Với chính sách mở cửa, thu hút đầu tƣ, các DN đầu tƣ nƣớc ngoài đã trở thành một phần tích cực trong các thành phần kinh tế đóng góp cho sự tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, khi phân tích ở góc độ nghiệp vụ về thuế cho thấy có tình trạng lỗ giả, lãi thật do lợi dụng vấn đề chuyển giá (mua-bán nội bộ trong tập đoàn không theo nguyên tắc giá thị trƣờng). Thời gian qua, ngành thuế đã triển khai quyết liệt việc kiểm tra, thanh tra chống chuyển giá nhƣng hiệu quả chƣa cao vì chuyển giá từ giao dịch quốc tế là khá phức tạp, thiếu thông tin để chứng minh vấn đề gian lận giá mua-bán, khó xác minh bên mua bên bán thực tế tại nƣớc ngoài.

Việc bổ sung cơ chế APA tạo sự chủ động cho DN trong lập kế hoạch kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời tạo thuận lợi cho công tác hành thu, khai thác hiệu quả bảo vệ nguồn thu trên cơ sở DN đa quốc gia đƣợc hƣởng ƣu đãi đầu tƣ, đƣợc tiếp cận và khai thác thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ thì phải có nghĩa vụ đóng góp tài chính với xã hội.

Thứ ba,bổ sung quy định về cơ chế phân loại mã số, xác định trị giá, xác định xuất xứ hàng hóa trƣớc khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu. Công ƣớc Kyoto khuyến nghị cơ quan Hải quan cho phép DN đƣợc áp dụng cơ chế phân loại trƣớc về mã số, xác định trị giá tính thuế, xuất xứ hàng hóa trƣớc khi làm thủ tục XNK. Đây là chuẩn mực quốc tế về tạo thuận lợi thƣơng mại.

Tƣơng tự nhƣ vấn đề APA, cơ chế này giúp DN có hoạt động thƣơng mại quốc tế chủ động tính toán trƣớc đƣợc nghĩa vụ thuế, tạo điều kiện cho

cơ quan hải quan tăng hiệu quả quản lý hành thu; giảm tranh chấp giữa DN và cơ quan hải quan về việc áp mã, xác định giá tính thuế, xuất xứ hàng hóa khi làm thủ tục thông quan.

Thứ tư, mở rộng phạm vi thu thập, khai thác thông tin về NNT từ nguồn nƣớc ngoài theo các hiệp định, điều ƣớc đã ký. Hệ thống điều ƣớc quốc tế về thuế mà Việt Nam đã ký kết bên cạnh các vấn đề nghiệp vụ về chính sách thuế, còn có các điều khoản về trao đổi thông tin quản lý thuế. Hiện nay, cơ quan thuế Việt Nam thƣờng xuyên nhận đƣợc thông tin từ phía nƣớc ngoài nhƣng Luật quản lý thuế chƣa cho phép sử dụng nguồn thông tin này trong công tác quản lý thuế. Vì vậy, cần bổ sung cho phép thu thập, khai thác thông tin từ nguồn nƣớc ngoài trên cơ sở các điều ƣớc quốc tế nhằm tăng cƣờng công tác khai thác thông tin, phòng, chống gian lận thuế (nhƣ giả mạo DN, đối tác, lừa đảo trong kinh doanh…).

3.2.1.3. Hoàn thiện các quy định nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý thuế để phù hợp với thực tế và các văn bản pháp luật có liên quan

Trong nhóm vấn đề này cần đƣợc sửa đổi, bổ sung, tập trung vào việc hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý nợ thuế, cƣỡng chế thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế nhằm bám sát thực tế quản lý, khuyến khích, động viên, hỗ trợ NNT khắc phục khó khăn và điều chỉnh những bất cập của Luật hiện hành, cụ thể:

Thứ nhất, thu hẹp phạm vi áp dụng thời gian ân hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Trong các quy định về thời hạn nộp thuế XNK của Luật hiện hành, có những điều khoản quy định thời gian ân hạn nộp thuế. Điều này đã giúp DN chủ động và linh hoạt sử dụng các luồng tiền để nộp thuế.

Tuy nhiên, trên thực tế, do cơ chế thông thoáng trong việc thành lập DN và DN có thể không thƣờng xuyên thực hiện XNK, nên có tình trạng lợi

dụng chính sách để chây ỳ nợ thuế, sau đó bỏ trốn hoặc tự giải thể. Đồng thời quy định này dẫn đến sự bất lợi cho hàng hóa sản xuất trong nƣớc so với hàng nhập khẩu.

Để khắc phục tình trạng trên, Luật Quản lý thuế cần sửa đổi theo hƣớng chỉ cho phép ân hạn nộp thuế khi NNT có bảo lãnh; trong thời gian đƣợc bảo lãnh, NNT dù chƣa nộp thuế nhƣng vẫn đƣợc thông quan, giải phóng hàng hóa và phải trả lãi chậm nộp 0,05%/ngày trong thời gian bảo lãnh.

Thứ hai, về thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt thì cần bổ sung nội dung về thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt để phản ánh thực tế về quản lý nợ trong ngành hải quan, theo đó ƣu tiên thanh toán đối với các khoản nợ đến hạn thực hiện cƣỡng chế (nợ trên 90 ngày) nhằm giảm nợ xấu và giảm thiểu các vụ việc phải cƣỡng chế.

Thứ ba, về gia hạn nộp thuế thì Luật Quản lý thuế hiện hành quy định khá chặt chẽ các trƣờng hợp đƣợc gia hạn nộp thuế và giao Chính phủ hƣớng dẫn các trƣờng hợp gặp khó khăn đặc biệt. Từ thực tế thực hiện cho thấy một số trƣờng hợp DN gặp khó khăn khách quan từ chính sách quản lý Nhà nƣớc cần đƣợc cụ thể hóa quy định tại Luật, do đó cần bổ sung việc gia hạn nộp thuế đối với trƣờng hợp DN phải di dời cơ sở sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của Nhà nƣớc và DN có nợ thuế do chƣa đƣợc thanh toán theo chế độ từ NSNN.

Thứ tư, bổ sung quy định nộp dần tiền thuế đối với trƣờng hợp NNT không có khả năng nộp đủ tiền thuế một lần. Qua thực tế công tác quản lý thuế cho thấy có nhiều trƣờng hợp DN có số tiền nợ thuế lớn hoặc bị truy thu thuế với số tiền lớn (ví dụ trƣờng hợp bị phạt từ một đến ba lần tiền thuế) vƣợt quá khả năng DN có thể thanh toán trong một lần khi có khó khăn về tài chính trong ngắn hạn. Nếu DN đƣợc phép nộp dần số tiền nợ thuế làm nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định thì vẫn đảm bảo đƣợc tiền thuế nộp vào NSNN, đồng thời tạo điều kiện cho DN có thể tiếp tục hoạt động sản xuất

kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ thuế và hạn chế tối đa các trƣờng hợp bị cƣỡng chế thuế. Luật cần bố sung quy định cho phép NNT đƣợc nộp dần tiền thuế nợ trong thời hạn 12 tháng nhƣng vẫn phải tính lãi chậm nộp tiền thuế trên cơ sở cam kết của NNT và bảo lãnh của ngân hàng thƣơng mại.

Thứ năm, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt: Luật hiện hành quy định phạm vi xóa nợ khi NNT bị phá sản, chết, mất tích,… Luật quản lý thuế cần bổ sung quy định cho phép mở rộng phạm vi xóa nợ đối với các khoản nợ khó có khả năng thu hồi sau khi đã áp dụng đầy đủ các biện pháp cƣỡng chế trong 10 năm.

Thứ sáu, cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế: Thay đổi trật tự một số biện pháp cƣỡng chế; Bổ sung phạm vi áp dụng biện pháp cƣỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu; không áp dụng cƣỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa an ninh quốc phòng, hàng hóa để khắc phục hậu quả thiên tai…vì cần đƣợc ƣu tiên đặc biệt;

Cho phép áp dụng linh hoạt các biện pháp cƣỡng chế khi NNT có dấu hiệu bỏ trốn, tẩu tán tài sản để đảm bảo thu hồi nợ thuế kịp thời cho NSNN.

Thứ bẩy, các chế tài xử phạt (tính chất khoản tiền phạt chậm nộp, mức xử phạt, hành vi vi phạm). Luật hiện hành có quy định các mức xử phạt đối với hành vi nộp chậm, khai thiếu, trốn thuế. Về cơ bản, các chế tài xử phạt là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với các dự án thủy điện đầu tư tại lào (Trang 105 - 114)