Nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với các dự án thủy điện đầu tư tại lào (Trang 117 - 127)

3.2 Giải pháp, kiến nghị

3.2.3Nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện

Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thuế và Quản lý thuế đến cán bộ, nhân dân.

Công tác, tuyên truyền phổ biến như: Tổ chức hội thảo, toạ đàm trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản hƣớng dẫn; Biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến Luật Quản lý thuế trong ngành thuế và cho cán bộ nhân dân; viết bài, đăng tin, phát trên các báo, đài phát thanh và truyền hình; Tổ chức,

chỉ đạo hƣớng dẫn cơ quan thuế địa phƣơng phối hợp với các cơ quan có liên quan để tuyên truyền Luật quản lý thuế.

Công tác tập huấn: Tập huấn cho cán bộ công chức thuế, công chức hải quan (bao gồm cả cấp lãnh đạo ngành); Tổ chức tập huấn cho ngƣời nộp thuế tại các Cục Thuế địa phƣơng; Tổ chức tập huấn cho các đối tƣợng có liên quan nhƣ Ngân hàng, Kho bạc để phối hợp tốt trong việc thực hiện Luật.

Công tác Kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật về quản lý thuế với các giải pháp cụ thể nhƣ: Tăng cƣờng vai trò của thanh tra thuế, Hội đồng nhân dân Tỉnh; Tăng cƣờng giám sát của ngƣời dân trong các chƣơng trình chi của tinh; tăng cƣờng kiểm tra giám sát quản lý thuế tại các đơn vị thụ hƣởng ngân sách của Tỉnh.

Ngành thuế cũng sẽ tăng cƣờng phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phƣơng trong quá trình triển khai thi hành Luật Quản lý thuế; đồng thời tiếp tục hoàn thiện và ban hành các Thông tƣ liên tịch về cung cấp và trao đổi thông tin giữa Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan, xem đây là các quy định pháp quy cụ thể về trách nhiệm của từng cơ quan nhằm mục đích đƣa công tác quản lý thuế đi vào nề nếp, đúng theo yêu cầu của Luật.

Vì vậy, để đảm bảo việc thực thi pháp luật một cách nghiêm túc và đúng đắn, các cơ quan nhà nƣớc phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các Bộ ban ngành, đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát để có những đánh giá toàn diện về dự án, sớm phát hiện những vi phạm và kịp thời chấn chỉnh theo đúng quy định pháp luật.

Kinh tế càng phát triển, nhu cầu hiểu biết pháp luật ngày càng tăng cao. Pháp luật không chỉ phải theo kịp và giải quyết tốt các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực kinh tế đó mà pháp luật còn phải mang tính định hƣớng, dự đoán đƣợc trƣớc các vấn đề có thể phát sinh. Việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật nhằm xây dựng nên một hệ thống pháp luật hoàn

chỉnh, đồng bộ, phù hợp với điều kiện khách quan, đồng thời đƣa nó vào cuộc sống, thiết thực, tạo dựng một môi trƣờng pháp lý thuận lợi, lý tƣởng, tác động trở lại đối với sự phát triển của kinh tế.

Tóm lại, để góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nƣớc, đảm bảo khả năng tích lũy của nền kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, đồng thời kích thích nền kinh tế phát triển chúng ta cần phải quan tâm đến việc tuyên truyền pháp luật thuế và hoàn thiện những quy định của pháp luật về quản lý thuế. Thực tế những năm gần đây, vấn đề thất thu thuế đang là mối quan tâm của không chỉ Nhà nƣớc mà còn đối với các doanh nghiệp và tầng lớp dân cƣ. Nếu hệ thống thuế của chúng ta bất cập, không đảm bảo công bằng về nghĩa vụ đóng góp của các chủ thể trong xã hội sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bất công trong xã hội. Có một hệ thống thuế hoàn thiện và công bằng cũng nhƣ cơ chế quản lý thuế thích hợp sẽ giúp cho các chủ thể trong xã hội nhận thức đƣợc rằng, thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nƣớc vừa là quyền vừa là nghĩa vụ. Số thu từ thuế sẽ đƣợc Nhà nƣớc hoàn trả gián tiếp lại cho ngƣời dân thông qua việc xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, đảm bảo các chính sách về mặt xã hội và tăng tích lũy cho nền kinh tế.

Muốn đất nƣớc phát triển, các chế độ xã hội đƣợc đảm bảo, Nhà nƣớc cần phải quan tâm hơn nữa đến việc tuyên truyền hệ thống pháp luật thuế trong dân chúng, phải giúp ngƣời dân hiểu rằng thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với Nhà nƣớc là hành động yêu nƣớc. Để thực hiện đƣợc điều này thì từ phía Nhà nƣớc phải xây dựng đƣợc hệ thống pháp luật thuế hoàn thiện, những quy định về quản lý thuế phải hiệu quả, đảm bảo thuế vừa là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nƣớc, vừa là công cụ kích thích nền kinh tế phát triển lại vừa là công cụ nhằm điều tiết thu nhập và thực hiện công bằng xã hội.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 đã nêu lên đƣợc mục tiêu và quan điểm trong pháp luật quản lý thuế hiện nay, nhu cầu đề hoàn thiện pháp luật về quản lý thuế để khắc phục những vƣớng mắc, bất cập của pháp luật về quản lý thuế nhƣ: đơn giản hoá thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính thuế, đi đôi với việc tạo cơ sở pháp lý để thực hiện hiện đại hoá công tác quản lý thuế , nhƣ̃ng vƣớng mắc phát sinh tƣ̀ thực tiễn chƣa p hù hợp và chƣa sát thực tế ,... để tăng cƣờng tính hiệu lực, khả thi và để thống nhất với các văn bản có liên quan , Luật Quản lý thuế cần đƣợc hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn của đất nƣớc và yêu cầu hội nhập với thế giới.

Đồng thời nêu lên một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật Quản lý thuế Đối với nhóm các thủ tục hành chính thuế tập chung hoàn thiện lĩnh vực đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt.

Đối với nhóm phục vụ mục tiêu cải cách-hiện đại hóa và hội nhập, phù hợp thông lệ quốc tế thì bổ sung nguyên tắc quản lý rủi ro trong công tác quản lý thuế, bổ sung cơ chế thỏa thuận trƣớc về phƣơng pháp xác định giá (APA trong chống chuyển giá, bổ sung quy định vê cơ chế phân loại mã số, xác định trị giá, xác định xuất xứ hàng hóa trƣớc khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, mở rộng phạm vi thu thập, khai thác thông tin về NNT từ nguồn nƣớc ngoài theo các hiệp định, điều ƣớc đã ký.

Đối với nhóm vấn nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý thuế để phù hợp với thực tế và các văn bản pháp luật có liên quan thì thu hẹp phạm vi áp dụng thời gian ân hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu., thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt, gia hạn nộp thuế, bổ sung quy định nộp

dần tiền thuế đối với trƣờng hợp NNT không có khả năng nộp đủ tiền thuế một lần...

Đối với việc nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật quản lý thuế thì chủ thể quản lý phải thành lập ra một bộ máy chuyên trách quản lý thuế đối với các hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài; Áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý thuế, từng bƣớc tiến hành tin học hóa, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các vi phạm về thuế.

Còn nhà đầu tƣ: nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật thuế; xóa bỏ thói quen phải trốn thuế, gian lận thuế trong kinh doanh, tự nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, hiểu biết pháp luật.

KẾT LUẬN

Việc đầu tƣ ra nƣớc ngoài (ĐTRNN) của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng nhƣ việc xây dƣ̣ng D ự án thủy điện tại CHDCND của Tập đoàn Sông Đà nói riêng là xu hƣớng tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đến nay, không chỉ các nƣớc có nền kinh tế phát triển, có tiềm lực tài chính mạnh, có khoa học công nghệ hiện đại, có trình độ quản lý tiên tiến mới thực hiện ĐTRNN mà ngay cả đối với các nƣớc có nền kinh tế đang và kém phát triển thì dòng đầu tƣ ra cũng đã phát triển một cách mạnh mẽ. Sự tham gia của các nƣớc đang phát triển làm phong phú, đa dang thêm môi trƣờng hoạt động đầu tƣ quốc tế. Tận dụng đƣợc lợi thế, kinh nghiệm học hỏi về ĐTRNN của nhiều nƣớc trên thế giới, các Nhà đầu tƣ Việt Nam đã không ngần ngại tham gia vào xu thế chung đó và đƣa lại những hiệu quả kinh tế rõ rệt. Nhà đầu tƣ Việt Nam không chỉ đầu tƣ sang các nƣớc đang và kém phát triển nhƣ CHDCND Lào, Căm pu chia mà còn đầu tƣ sang các quốc gia phát triển nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp cho thấy tín hiệu đáng mừng đối với sự phát triển nên kinh tế nƣớc nhà. Tuy nhiên, để thúc đẩy mạnh hơn nữa cho các doanh nghiệp ĐTRNN thì việc tiếp tục hoàn thiện Hệ thống pháp luật là cần thiết, đặc biệt là nhanh chóng sửa đổi, bổ sung pháp luật Quản lý thuế để tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn, bảo vệ quyền lợi Nhà đầu tƣ Việt Nam trong xu hƣớng tìm cơ hội phát triển ở nƣớc ngoài. Với việc trở thành thành viên chính thức của tổ chức thuơng mại thế giới WTO, Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình trên chính trƣờng quốc tế. Con đƣờng hội nhập tuy nhiều chông gai nhƣng đây cũng là cơ hội để đất nƣớc chúng ta phát triển nhanh chóng. Xác định đƣợc vai trò quan trọng của ĐTRNN, Chính phủ và Quốc hội đã tích cực thông qua hàng loạt các văn bản có giá trị pháp lý điều chỉnh hoạt động này. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về quản lý thuế

vẫn không tránh khỏi những bất cập, đi sau thực tiễn. Do vậy, Luật cần sửa đổi bổ sung cho phù hợp, khuyến khích và tạo điều kiện cho Doanh nghiệp muốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài . Đề tài: “Quản lý thuế đối với các dự án thủy điện đầu tư tại CHDCND Lào” này đƣợc hoàn thiện trên cơ sở phân tích các quy định pháp luật về Quản lý thuế đối với dự án. Luận án đi sâu phân tích một số cơ sở lý luận của pháp luật về quản lý thuế, thực trạng pháp luật về quản lý thuế áp dụng đối với dƣ̣ án , từ đó đƣa ra những ý kiến đóng góp cho sự hoàn thiện của các quy định pháp luật đồng thời nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản lý thuế.

Do hạn chế về thời gian và khả năng tiếp cận thông tin, Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Trên cơ sở những kết quả đạt đƣợc của Luật văn, Học viên sẽ tiếp tục phát triển hƣớng nghiên cứu về pháp luật quản lý thuế đối với các dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài nói chung cũng nhƣ mong muốn có nhiều công trình nghiên cứu khác sẽ tập trung nghiên cứu chuyên sâu hơn về lĩnh vực này. Hy vọng rằng, trong tƣơng lai không xa, các cơ quan có thẩm quyền và các nhà làm luật sẽ tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh về Quản lý thuế nhằm tiến tới xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện, thông thoáng và tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp Việt Nam tiến xa hơn trên thị trƣờng thế giới./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Bảo Duy (2010), Khó quản đầu tƣ ra nƣớc ngoài, http://www.baomoi.com, 20/12/2010.

2. Báo Sài Gòn tiếp thị (2008), Đầu tƣ ra nƣớc ngoài - Bắt đầu xu hƣớng mới http://vietbao.vn, 5/1/2008.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2011), Tình hình đầu tƣ ra nƣớc ngoài tính đến hết tháng 2/2011, http://fia.mpi.gov.vn, 24/3/2011.

4. Bộ kế hoạch và đầu tƣ (2010) Thông tƣ 14/2010/TT-BKH ngày 04/06/2010 hƣớng dẫn thực hiện nghị định số 43 của Chính phủ.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2001), Thông tƣ 05/2001/TT-BKH hƣớng dẫn hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Doanh nghiệp Việt Nam, ngày 30/8/2001.

6. Bộ Tài chính (2010), Thông tƣ 11/2010/TT-BTC hƣớng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà đầu tƣ Việt Nam đầu tƣ ra nƣớc ngoài, ngày19/01/2010.

7. Bộ Tài chính (2011), Thông tƣ 104/2011/TT-BTC sửa đổi bổ sung Thông tƣ 11/2010/TT-BTC ngày 12/7/2011.

8. Bộ Tà i chính (2007) Thông tƣ 85/2007/TT-BTC ngày 18/07/2007 Hƣớng dẫn đăng ký mã số thuế.

9. Bộ tài chính (2011), Thông tƣ số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế.

10. Chính phủ (2007) Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật quản lý thuế .

11. Chính phủ (2007) Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 quy định về xử lý vi phạm hành chính và cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

12. Chính phủ (2010) Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2007/NĐ-CP

13. Chính phủ (2010) Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 1/11/2010 Hƣớng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.

14. Chính phủ (2007) Nghị định số 139/2007/NĐ-CP hƣớng dẫn thi hành luật DN;

15. Chính phủ (2010) Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 hƣớng dẫn đăng ký doanh nghiệp.

16. Chính Phủ (2006), Nghị định số 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài ngày 9/8/2006.

17. Chính phủ (1999), Nghị định số 22/1999/NĐ-CP quy định về đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Doanh nghiệp Việt Nam ngày 14/4/1999.

18. Chính phủ (2006) Nghị định 78/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 quy định về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài.

19. Chính Phủ (2010) Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2010 quy định chi tiết một số điều của luật thuế xuất khẩu, thuế nhập 20. Chính phủ (2003) Nghị định số 125/2003/NĐ-CP, ngày 29 tháng 10 năm

2003 về vận tải đa phƣơng thức Quốc tế

21. Đoàn Trung Kiên, Những điểm mới cơ bản của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tƣ, Tạp chí Luật học, số 12/2006.

22. Khánh Linh (2011), Đầu tƣ ra nƣớc ngoài ảnh hƣởng đến cung cầu ngoại tệ trong nƣớc, http://cafef.vn, 16/5/2011.

23. Ngân hàng Nhà nƣớc (2001), Thông tƣ số 01/2001/TT-NHNN hƣớng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của doanh nghiệp Việt Nam ngày 19/1/2001.

số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.

25. TAND Tối cao, trƣờng Cán bộ Toà án- Những vấn đề pháp lý cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà xuất bản tƣ pháp, Hà Nội 2005.

26. Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005.

27. Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006.

28. Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật Hải quan năm 2001.

29. Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của luật hải quan năm 2005.

30. Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008.

31. Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật thuế Giá trị Gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008.

32. Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật thuế Thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007

33. Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật thuế xuất khẩu, thuế Nhập khẩu.

34. Quốc hộ i nƣớc cộng hòa xã h ội chủ nghĩa Việt Nam (2008), luật giao thông đƣờng bộ số 23/2008/QH12

TIẾNG ANH

35. INCOTERM 2000

36. National Assembly of the Lao PDR (2007), Labor Law, http://

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với các dự án thủy điện đầu tư tại lào (Trang 117 - 127)