Nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với các dự án thủy điện đầu tư tại lào (Trang 114 - 117)

3.2 Giải pháp, kiến nghị

3.2.2.Nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật quản lý

nguyên tắc kiểm tra thuế theo tiêu thức đánh giá rủi ro về thuế qua phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật của ngƣơi nộp thuế; thực hiện kiểm tra theo chuyên đề, kế hoạch kiểm tra hàng năm do thủ trƣởng cơ quan thuế cấp trên phê duyệt và kiểm tra tại trụ sở ngƣời nộp thuế trong một năm không quá một lần.

Quy định này vừa giúp ngành thuế kiểm soát đƣợc mục đích kiểm tra, vừa tránh lạm dụng, gây phiền hà cho doanh nghiệp.

3.2.2. Nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật quản lý thuế quản lý thuế

3.2.2.1.Về phía chủ thể quản lý

a. Nghiên cứu thành lập ra một bộ máy chuyên trách quản lý thuế đối với các hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Thƣờng xuyên tiến hành đào tạo và đào tạo lại cán bộ thuế, đào tạo chuyên môn hóa theo từng chức năng quản lý thuế nhất là các chức năng về tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế, thanh tra, kiểm tra tin học ứng dụng. Tập chung về đào tạo kiến thức về pháp luật, tài chính, hội nhập kinh tế quốc tế. Riêng đội ngũ cán bộ có liên quan đến các chức năng quản lý thuế đối với các doanh nghiệp đầu tƣ ra nƣớc ngoài thì cần đào tạo ngoại ngữ, kiến thức về luật pháp quốc tế, đào tạo chuyên đề về chống gian lận thuế thông qua giá chuyển giao cho đội ngũ này.

Trƣớc xu thế hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế, vấn đề giá chuyển giao hay hiện tƣợng gian lận thuế, lỗ giả lãi thật thông qua giá chuyển giao của các doanh nghiệp đầu tƣ ra nƣớc ngoài là một vấn đề nóng hổi, trực tiếp ảnh hƣởng đến quản lý thuế của các quốc gia tham gia vào quá trình đầu tƣ quốc tế. Vì vậy, công tác quản lý thuế cần coi vấn đề chống gian lận thông qua việc chuyển giá là một trong những việc trọng tâm của quản lý thuế đối với các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài. Để làm đƣợc điều này thì chủ thể quản lý thuế cần phải: Tăng cƣờng khả năng thu thập và xử lý thông tin về ngƣời nộp thuế. Cần tăng cƣờng hợp tác quốc tế. Kết quả công tác chống gian lận thuế qua định giá chuyển giao, một hoạt động có liên quan trực tiếp đến các cơ sở kinh doanh nƣớc ngoài và cơ quan thuế nƣớc ngoài. Thông qua việc trao đổi thông tin với cơ quan thuế nƣớc ngoài, cơ quan thuế Việt nam sẽ nắm đƣợc những chứng cứ, tài liệu để đấu tranh chống gian lận thuế thông qua định giá chuyển giao; Khắc phục những kẽ hở trong chính sách đầu tƣ, Bổ sung cơ chế Thỏa thuận trƣớc về phƣơng pháp xác định giá (APA trong chống chuyển giá); Bổ sung nguồn nhân lực, nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý thuế. Đổi mới nhận thức của cán bộ thuế, giáo dục, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế, chống thái độ làm việc cửa quyền, hách dịch gây phiền hà và các biểu hiện tiêu cực khác. Nâng cao ý thức trách nhiệm, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, mối quan hệ phối hợp trong công tác chuyển chế độ làm việc theo bộ phận sang chế độ làm việc theo ngạch, bậc công chức.

b. Áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý thuế, từng bƣớc tiến hành tin học hóa quy trình quản lý thuế để quản lý đƣợc số lƣợng, các thông tin của ngƣời nộp thuế về vốn, về ngành kinh doanh... thông qua việc đăng ký, cấp mã số thuế; Phục vụ việc kiểm tra tờ khai thuế, kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, đối chiếu hóa đơn giữa đơn vị mua và bán, đƣa ra những thông tin cần thiết lập kế

hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Chú trọng cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho ngƣời nộp thuế qua ứng dụng tin học, hiện tại tuy đã có Website của cơ quan thuế nhằm cung cấp kịp thời nội dung về các chính sách, chế độ, thủ tục thu, nộp thuế để các doanh nghiệp có thể khai thác, tra cứu một cách dễ dàng, thuận tiện.

Kết nối mạng tin học giữa cơ quan thuế, cơ quan hải quan, kho bạc và các cơ quan liên quan khác để cung cấp và khai thác thông tin phục vụ cho quản lý thuế. Để thực hiện đƣợc yêu cầu này cần phải: đẩy mạnh công tác đào tạo tin học cho cán bộ ngành thuế; các chƣơng trình ứng dụng cần đƣợc xây dựng và thay đổi để đáp ứng đƣợc những đòi hỏi của cải cách chính sách thuế và quản lý thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu trên máy tính để có thể cung cấp thông tin đầy đủ về ngƣời nộp thuế, tiến tới thành lập kho dữ liệu thông tin của toàn ngành phục vụ cho việc xử lý, phân tích thông tin phục vụ cho chỉ đạo, quản lý thu và tuyên truyền chính sách phục vụ ngƣời nộp thuế; sớm xây dựng trƣơng trình ứng dụng nhằm trợ giúp kiểm tra đối chiếu chéo hóa đơn thuế, quản lý hoàn thuế, kê khai thuế qua mạng,...

c. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các vi phạm về thuế và cần tập trung vào các vấn đề sau:

Trƣớc tiên về quan điểm: đổi mới thanh tra, kiểm tra vừa phải dựa trên cơ sở đổi mới quan điểm “nâng cao quyền hạn, trách nhiệm, tính chủ động của doanh nghiệp trong việc thực hiện pháp luật thuế”. Nhƣ vậy, thực chất đổi mới thanh tra, kiểm tra thuế là thay đổi cách thức ứng sử đối với doanh nghiệp theo mức độ tín nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh, tuân thủ pháp luật quản lý thuế, nhằm đảm bảo giám sát đầy đủ các hoạt động của doanh nghiệp, kịp thời phát hiện và xử lý các sai phạm về thuế; đồng thời vừa khuyến khích, vừa tăng cƣờng tính tuân thủ pháp luật thuế của DN.

Hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế. Điều này phụ thuộc rất lớn vào việc ứng dụng công nghệ tin học vào công tác

thanh tra, kiểm tra. Ứng dụng tin học hỗ trợ thanh tra thuế đã đƣợc triển khai tai Quảng Nam từ năm 2007 nhƣng thực tế chƣa phát huy tác dụng do nguồn dữ liệu thiếu, cán bộ thanh tra chƣa chú trọng vào công tác ứng dụng tin học. Do vậy, bộ phận thanh tra cần phối hợp với các bộ phận kê khai và kế toán thuế để xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ để phục vụ hiệu quả cho thanh tra, kiểm tra. Bên cạnh đó, cần xây dựng lực lƣợng cán bộ thanh tra, kiểm tra chuyên nghiệp, sử dụng thành thạo kỹ thuật và nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra hiện đại, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần và quyết tâm đổi mới.

3.2.2.2.Về phía nhà đầu tư

Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật thuế; xóa bỏ thói quen phải trốn thuế, gian lận thuế trong kinh doanh. Trong những năm qua, do pháp luật về Quản lý thuế còn có những khe hở nên việc trốn thuế, lách thuế đã trở thành một tâm lý thƣờng trực của không ít doanh nghiệp.

Việc tự nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, hiểu biết pháp luật bằng cách tham gia các khóa học tập huấn về kế toán, thuế, luật thuế... bởi lẽ chủ doanh nghiệp là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về những số liệu kê khai với cơ quan thuế, nếu họ không hiểu biết về chính sách thuế thì khó có thể kiểm tra, kiểm soát đƣợc công việc mà bộ phận kế toán làm. Chính vì vậy, sẽ xảy ra những lỗi đáng tiếc do thiếu hiểu hiểu biết của bộ phận kế toán gây ra làm ảnh hƣởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với các dự án thủy điện đầu tư tại lào (Trang 114 - 117)