1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG,
1.2.1. Khái niệm pháp chế
Pháp chế là một phạm trù cơ bản của khoa học pháp lý ở các nƣớc, nó đƣợc sử dụng rộng rãi trong các văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc. Có thể xem pháp chế là một trong những phƣơng diện quan trọng của phƣơng pháp tiếp cận Mácxít trong việc nghiên cứu các vấn đề pháp luật. Nội dung của khái niệm pháp chế rất rộng, phong phú và đều thống nhất về nội hàm cơ bản, đó là sự tuân thủ một cách triệt để, chính xác, nghiêm chỉnh các quy phạm pháp luật của tất cả các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức kinh tế và mọi công dân.
Mục đích của pháp chế là tạo lập đƣợc một trật tự pháp luật. Trật tự pháp luật là hệ quả của pháp chế. Bản chất của nền pháp chế phụ thuộc vào bản chất của Nhà nƣớc, vào sự hoàn thiện hệ thống pháp luật và các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi nƣớc.
* Thuật ngữ pháp chế đƣợc C.Mác - Ph.Ăngghen nhắc đến nhiều lần trong các tác phẩm của mình. Trong bức thƣ gửi ÔGuyxtơ Beben ở Plau En Dresxden Luân Đôn, ngày 18/11/1884, trong đó, theo Ph.Ăngghen, tình hình nhƣ sau: Chế độ chính trị hiện đang tồn tại ở châu Âu là kết quả của các cuộc cách mạng. Cơ sở của pháp chế, pháp quyền lịch sử, pháp chế ở khắp nơi đã hàng nghìn lần bị vi phạm hoặc hoàn toàn bị quẳng đi.... Chƣa bao giờ cách mạng coi thƣờng việc viện dẫn pháp chế - thí dụ vào năm 1830 ở Pháp, cả nhà vua (Lui Philip) lẫn giai cấp tƣ sản đều khẳng định rằng pháp luật ở phía họ.
Trong các tác phẩm của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen thƣờng xem pháp chế nhƣ là sự tuân thủ luật của những ngƣời tham gia các quan hệ xã hội.
* Kế tục sự nghiệp của chủ nghĩa Mác, V.LLênin là ngƣời đầu tiên đƣa ra các luận điểm cơ bản về pháp chế XHCN. Tƣ tƣởng về pháp chế cách mạng của Ngƣời đƣợc thể hiện sâu sắc trong sắc lệnh Tháng Mƣời đầu tiên do Ngƣời trực tiếp soạn thảo. Tại Đại hội bất thƣờng các Xô Viết toàn Nga lần thứ VI (tháng 11/1997) đã xem xét và thông qua Nghị quyết về việc tuân thủ một cách nghiêm chỉnh các đạo luật của chính quyền Xô viết theo sáng kiến của V.I.Lênin. Tƣ tƣởng đó, về sau
đƣợc Ngƣời nhấn mạnh trong bức thƣ gửi công nhân và nông dân chiến thắng bọn Côntsắc, Ngƣời viết: Phải tuân theo từng ly, từng tý những luật lệ và mệnh lệnh của chính quyền Xô viết và đôn đốc mọi ngƣời tuân theo.
Một trong những tài liệu cơ bản của V.I.Lênin viết về pháp chế là bức thƣ gửi Bộ Chính trị Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Bônsêvích Nga về “Song trùng trực thuộc và pháp chế”. Tƣ tƣởng về pháp chế trong bức thƣ này có ý nghĩa thực tiễn trong việc xây dựng bộ máy nhà nƣớc và trong việc soạn thảo về phƣơng diện lý luận các vấn đề pháp chế XHCN. Ngƣời xác định pháp chế nhƣ là sự tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh các đạo luật, sự tuân thủ này trƣớc hết là các cơ quan nhà nƣớc, cán bộ công chức nhà nƣớc.
Nhƣ vậy, việc xây dựng và phát triển pháp luật gắn chặt với pháp chế, trong mối quan hệ không tách rời pháp chế. Trong mối quan hệ này pháp luật là điều kiện cần thiết, là tiền đề tất yếu đối với pháp chế. Đến lƣợt mình, pháp chế trở nên tất yếu đối với pháp luật. Thiếu sự tuân thủ pháp chế, pháp luật sẽ không có khả năng thực hiện trong đời sống xã hội.
Pháp chế một trong những nhân tố quan trọng của việc hình thành và thực hiện pháp luật. Trong ý nghĩa này, quá trình sáng tạo pháp luật của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chỉ đƣợc thực hiện và xác định phù hợp hoàn toàn với các đòi hỏi của pháp chế, không đƣợc phép vƣợt ra ngoài thẩm quyền của mình, nghĩa là, pháp chế đòi hỏi sự sáng tạo pháp luật của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chỉ đƣợc biểu hiện trong những hình thức xác định do Hiến pháp quy định. Sự vi phạm pháp chế trong hoạt động sáng tạo pháp luật đó là trái hiến pháp và các đạo luật của chính quyền trung ƣơng và nhƣ thế sẽ nguy hại hơn so với việc không thực hiện những đòi hỏi của luật trong quá trình hoạt động áp dụng pháp luật, việc ban hành các văn bản pháp luật trái với các đạo luật, trái với ý chí và lợi ích của nhân dân sẽ mang đến thiệt hại rất lớn cho xã hội.
Pháp chế liên quan chặt chẽ với trật tự pháp luật. Trật tự pháp luật là một bộ phận quan trọng tạo nên trật tự xã hội nói chung. Trật tự pháp luật là sự hình thành mối quan hệ giữa con ngƣời, giữa các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, chính trị,
xã hội, những ngƣời có trách nhiệm và mọi công dân trong xã hội dựa trên cơ sở tuân thủ và thực hiện một cách nghiêm chỉnh, chính xác các quy phạm pháp luật. Trong mối quan hệ này, trật tự pháp luật là kết quả hoạt động của pháp chế trong đời sống xã hội.
Tóm lại, pháp chế là khâu nối liền giữa pháp luật và trật tự pháp luật, là phƣơng tiện để giữ vững pháp luật, củng cố trật tự pháp luật. Trật tự pháp luật lại bảo đảm cho pháp chế. Bất kỳ sự vi phạm nào đối với trật tự pháp luật có nghĩa là vi phạm pháp chế. Do vậy, trạng thái pháp chế của một đất nƣớc phụ thuộc vào mức độ hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế, những cá nhân có trách nhiệm và mọi công dân trong việc bảo vệ trật tự pháp luật.
Phát triển tƣ tƣởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về pháp chế, V.I.Lênin là ngƣời đầu tiên đã đƣa ra các luận điểm cơ bản về pháp chế mà đến nay nó còn nguyên giá trị cả về phƣơng diện lý luận và thực tiễn:
Thứ nhất: Pháp chế là sự thực hiện nghiêm chỉnh, triệt để pháp luật trong thực tế của mọi tổ chức, mọi thành viên trong xã hội. Việc tự giác tuân thủ pháp luật của mọi công dân chính là điều kiện và cơ sở để mỗi ngƣời đều có quyền và nghĩa vụ tham gia quản lý nhà nƣớc, giám sát hoạt động của cơ quan quản lý nhà nƣớc, bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc mọi ngƣời đều bình đẳng trƣớc pháp luật.
Thứ hai: Pháp chế phải bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp - cơ sở để thiết lập một chế độ pháp chế thống nhất trong cả nƣớc. Đây là cơ sở pháp lý để hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cƣờng pháp chế. Trong hệ thống pháp luật, Hiến pháp là đạo luật cơ bản. Các văn bản QPPL ban hành phải cụ thể hoá Hiến pháp và không đƣợc trái với Hiến pháp.
Thứ ba: Pháp chế phải bảo đảm đƣợc vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, các chủ trƣơng, chính sách của Đảng Cộng sản phải đƣợc khẳng định bằng pháp luật, nghĩa là sự lãnh đạo của Đảng không tách rời nguyên tắc pháp chế. Quá trình ban hành pháp luật, hoàn thiện pháp luật phải đi đôi với việc thiết lập nền pháp chế.
* Qua các Văn kiện Đại hội Đảng và các bản Hiến pháp của nƣớc ta, phạm trù pháp chế thƣờng đƣợc hiểu theo những nội dung cơ bản sau đây:
- Pháp chế là nguyên tắc tổ chức, hoạt động của nhà nƣớc, nguyên tắc lãnh đạo của Đảng và nguyên tắc xử sự của công dân;
- Pháp chế là phƣơng pháp quản lý nhà nƣớc, nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nƣớc và bảo đảm phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân;
- Mọi ngƣời đều bình đẳng trƣớc pháp luật. Việc xử lý vi phạm phải nghiêm minh không phân biệt chức vụ, quyền hạn của ngƣời phạm tội;
- Bảo đảm pháp chế là nhiệm vụ quan trọng và thƣờng xuyên, hoàn thiện hệ thống pháp luật phải đi đôi với việc tổ chức đƣa pháp luật vào cuộc sống.
* Theo Từ điển Luật học của Viện khoa học Pháp lý thuộc Bộ Tƣ pháp, do Nhà xuất bản từ điển bách khoa và Nhà xuất bản tƣ pháp phát hành pháp chế đƣợc hiểu là:
1. Thể chế pháp luật đƣợc xác lập trong toàn bộ đời sống xã hội từ trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nƣớc đến các thiết chế, quan hệ xã hội, hoạt động, sinh hoạt của mọi chủ thể pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Theo nghĩa này, ngƣời ta có thể phân biệt pháp luật và pháp chế một cách rõ ràng bởi pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành đề điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập một trật tự xã hội nhất định, còn pháp chế là tình trạng xã hội khi pháp luật đƣợc các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức xã hội và mọi công dân tôn trọng và thực hiện một cách nghiêm chỉnh, cũng do đó có thể nói đến đời sống pháp chế, tình trạng pháp luật của một nƣớc.
2. Toàn bộ hệ thống pháp luật và đời sống thực tiễn của pháp luật. Theo nghĩa này pháp chế bao gồm hệ thống pháp luật và việc thực hiện pháp luật trong cuộc sống [7].
Nhƣ vậy có thể khẳng định một điều là nói tới pháp chế là nói tới một xã hội có pháp luật, nếu không có pháp luật thì không thể có pháp chế. Trong xã hội đó, các quan hệ xã hội quan trọng, đặc biệt là các quan hệ có liên quan tới việc thực hiện quyền lực nhà nƣớc, tới quyền và lợi ích của nhân dân cần phải đƣợc điều chỉnh bằng pháp luật. Nhƣng nếu chỉ có pháp luật thôi thì vẫn chƣa có pháp chế vì
tƣ tƣởng chỉ đạo khi nói tới pháp chế là nhu cầu thực hiện pháp luật nghiêm minh. Do vậy, nói tới pháp chế, ngoài pháp luật còn đòi hỏi các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Cụ thể hơn thì pháp chế đƣợc thể hiện ở những đòi hỏi nhƣ: Bộ máy nhà nƣớc phải đƣợc tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật; Các tổ chức xã hội, các đoàn thể quần chúng phải đƣợc thành lập hợp pháp và phải hoạt động phù hợp với pháp luật; Mọi công dân phải xử sự hợp pháp.
Nghiêm chỉnh thực hiện các yêu cầu của pháp chế sẽ tạo cho đời sống xã hội có trật tự, kỷ cƣơng cần thiết, bảo đảm cho hoạt động của toàn xã hội thống nhất, đồng bộ nhịp nhàng theo quy định của pháp luật để xã hội tồn tại và phát triển vì hạnh phúc của nhân dân. Có thể nói, pháp chế vừa là nhu cầu, vừa là kết quả khách quan của quá trình thiết lập và xây dựng xã hội. Đồng thời pháp chế và trật tự pháp luật à điều kiện quan trọng để củng cố, xây dựng xã hội. Chính vì vậy, trong quá trình phát triển chúng ta phải không ngừng củng cố và tăng cƣờng pháp chế.
Những phân tích trên cho thấy pháp chế chỉ là sự đòi hỏi phải tôn trọng và thực hiện pháp luật nghiêm minh, thống nhất của nhà nƣớc, các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân. Do vậy, có thể định nghĩa pháp chế nhƣ sau: Pháp chế là sự đòi hỏi phải tôn trọng, thực hiện pháp luật hiện hành, kể cả pháp luật về quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL một cách chính xác, thƣờng xuyên và thống nhất bởi nhà nƣớc và xã hội, nhằm xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cƣơng, bảo đảm cho hoạt động của toàn xã hội thống nhất, đồng bộ, vì dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.