Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền tự do hội họp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về quyền tự do hội họp ở việt nam hiện nay (Trang 89 - 101)

Chương 2 : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC THI QUYỀN

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền tự do hội họp

Từ nhưng phân tích trên cho thấy việc đảm bảo Quyền tự do hội là một vấn đề cần thiết. Để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của pháp luật trong lĩnh vực này, nên xem xét áp dụng một số giải pháp như sau:

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện dự thảo Luật về hội

Dự thảo luật về hội là thành quả kết tinh của sự nỗ lực cố gắng của nhà nước ta trong hơn một thập kỷ qua. Tuy chưa được thông qua nhưng chúng cũng phải ghi nhận những nỗ lực đó.

Về ưu điểm dự thảo đã đạt được một số thành công như: Xây dựng được một văn bản luật, quy định đầy đủ những vấn đề cần phải có về một đạo luật về hội. Đó là Phạm vi điều chỉnh, điều kiện thành lập, thủ tục thành lập, các quyền của hội, vv… Những quy định này khá đầy đủ và chi tiết. Các quy định tuy có nhiều điểm cần phải thảo luận, nhưng nhìn chung dự thảo luật về hội với các quy định của mình đã rất chú trọng tới việc hài hòa trật tự công cộng, an ninh quốc gia và quyền con người.

Bên cạnh những ưu điểm đạt được thì dự thảo vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề, đó cũng chính là lý do mà Quốc hội đã hoãn thông qua Dự thảo Luật về hội trong thời gian vừa qua.

Dưới đây là một số vấn đề bất cập của dự thảo luật về hội ngày 24.10.2016 này:

Theo điều 4 Dự thảo của Luật về hội, Hội phải “được cơ quan nhà

nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập, công nhận điều lệ và người đứng đầu”. Điều này sẽ gạt bỏ và phủ nhận hàng trăm nghìn hội

không đăng ký đang tồn tại, hoạt động bình thường và có ích trên thực tế. Hơn nữa, cơ quan nhà nước có thể nói KHÔNG với người đứng đầu do chính những thành viên của hội bầu ra.

Khoản 5 điều 8 quy định “Hội không liên kết, gia nhập các hội nước

ngoài, không nhận tài trợ nước ngoài; trường hợp đặc biệt do chính phủ quy định”. Điều này đi ngược lại xu hướng hội nhập và hợp tác quốc tế, đẩy Việt

Nam trở lại sự cô lập và lạc hậu vì người dân và hội của họ không thể trao đổi thông tin, kiến thức, chuyên môn, hợp tác đầu tư, nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi với các đối tác quốc tế.

Chương II về thủ tục thành lập hội rất khắt khe, thể hiện cơ chế xin-cho trong việc thành lập và hoạt động của hội, gây phiền hà về thủ tục hành chính cho người dân. Nó cũng tạo ra kẽ hở để công chức nhà nước cản trở quyền tự do hiệp hội của người dân, can thiệp vào hoạt động nội bộ của hội.

Thủ tục thành lập hội còn khá rườm rà và mất thời gian. Tại một số quốc gia, thủ tục thành lập hội được thực thi rất dễ dàng, chỉ cần thông báo cho cơ quan nhà nước (thậm chí chỉ cần qua internet). Như đã nói ở trên, việc lập hội dễ dàng hay khó khăn phụ thuộc lớn vào thủ tục thành lập. Vì vậy, cần có những quy định thông thoáng, dễ dàng hơn để việc thực thi quyền lập hội được đảm bảo.

Trên đây là một số vấn đề về những hạn chế của quyền tự do hiệp hội, ngoài ra hầu như mỗi điều luật trong dự thảo vẫn đang được thảo luận, và còn rất nhiều ý kiến đóng góp. Theo như Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân [52] cho

biết, trong dự thảo luật có 33 Điều thì 32 Điều được các ĐB cho ý kiến, ngoại trừ điều 33 (điều luật thi hành). Do đó Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng đề nghị QH cho cơ quan soạn thảo thêm thời gian để tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động và lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân là đối tượng điều chỉnh để hoàn thiện dự thảo luật để trình lại vào kỳ họp sau.

3.2.2. Biện pháp xây dựng dự thảo Luật biểu tình

Nhà nước cần sớm ban hành Luật này để điều chỉnh, bảo vệ quyền biểu tình của người dân. Đạo luật về biểu tình này nên bao gồm các nội dung như: Nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền biểu tình, thủ tục thông báo về việc tổ chức, trách nhiệm của người tổ chức, các giới hạn về thời gian, địa điểm cuộc biểu tình, thủ tục khiếu nại…

Đầu tiên nhà nước phải nhận thức rõ những vai trò và nghĩa vụ của mình trong việc đảm bảo quyền tự do hội họp:

Thứ nhất, các quốc gia phải tích cực bảo vệ các cuộc hội họp hòa bình,

bao gồm việc bảo vệ những người tham gia vào hội họp hòa bình khỏi các cá nhân, nhóm, những kẻ kích động, lợi dụng gây rối và những người phản biểu tình muốn phá hoại, giải tán cuộc tụ họp.

Một nhiệm vụ quan trọng là các quốc gia có nghĩa vụ đào tạo, nâng cao năng lực các lực lượng cảnh sát để họ có thể bảo vệ tốt các cuộc hội họp hòa bình, có thể phân biệt, xử lý những kẻ khiêu khích, gây rối một cách hiệu quả nhất.

Thứ hai, đó là vấn đề xử lý những vi phạm. Những người vi phạm, kể

cả các nhân viên thực thi pháp luật, nếu vi phạm quyền tự do hội họp hòa bình phải chịu trách nhiệm pháp lý, bị xử lý bởi cơ quan giám sát và bởi tòa án. Các hướng dẫn về tự do hội họp hòa bình của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) năm 2007 còn đề cập đến khía cạnh nghĩa vụ tài chính của các cuộc hội họp, theo đó, trách nhiệm của nhà nước bao gồm cả việc chi trả

những chi phí bảo đảm an ninh và an toàn (bao gồm việc quản lý giao thông và đám đông), chi phí cho dọn dẹp vệ sinh sau cuộc hội họp...Những người tổ chức các cuộc hội họp không mang tính chất thương mại không phải mua bảo hiểm trách nhiệm cho sự kiện.

Về nghĩa vụ thụ động, các nhà nước không được can thiệp vô lý vào quyền hội họp hòa bình. Các giới hạn áp dụng với quyền này phải là cần thiết và có sự tương xứng với mục đích. Theo Điều 21 ICCPR, quyền này có thể phải chịu những hạn chế do pháp luật quy định và là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia hoặc an toàn, trật tự công cộng, để bảo vệ sức khỏe và đạo đức xã hội hoặc các quyền và tự do của người khác. Như vậy, trước hết, điều kiện của quyền tự do hội họp là hòa bình, không được có tính cách bạo lực. Do đó, đương nhiên các cuộc tụ họp bạo động, bạo loạn sẽ không được bảo vệ bởi Điều 21 ICCPR. Tuy vậy, điều này không có nghĩa là các quốc gia không có nghĩa vụ kiểm soát các cuộc hội họp bạo lực [32].

Tuy nhiên, việc ban hành đạo luật này cần hết sức thận trọng bởi đạo luật đó có thể hạn chế quyền tự do hội họp của người dân. Thái Lan là một trường hợp như vậy. Trước khi diễn ra cuộc đảo chính bởi quân đội vào tháng 5 năm 2014, Thái Lan không có luật riêng về biểu tình hoặc hội họp, quyền này được người dân thực thi rất tự do, đôi khi đến mức độ thái quá (như các cuộc biểu tình rầm rộ kéo dài nhiều tuần trong năm 2008, 2010 và kéo dài gần nửa năm trong năm 2013-2014, làm tê liệt một số sinh hoạt công cộng). Tuy nhiên, Luật về hội họp công cộng được ban hành vào tháng 5/2015 (có hiệu lực từ ngày 13/8/2015) đã đặt ra rất nhiều hạn chế đối với quyền tự do hội họp của công chúng: mọi cuộc biểu tình phải thông báo trước 24 giờ và phải được chấp thuận của cảnh sát; cấm mọi cuộc tập trung trong phạm vi 150 mét đến văn phòng thủ tướng, Nghị viện, các tòa án; người biểu tình không được chặn lối vào hoặc gây cản trở tại các cơ quan nhà nước, sân bay, cảng biển, ga tàu

hỏa, bến xe bus, trường học, bệnh viện, đại sứ quán; hình phạt nặng đối với việc biểu tình nếu không được sự chấp thuận trước hoặc gây cản trở đối với giao thông công cộng, truyền thông, việc cung cấp nước, điện... Mặc dù chính quyền quân nhân cho rằng đạo luật này là “cần thiết“, nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền trong và ngoài Thái Lan đang lên tiếng phản đối và đòi hủy bỏ đạo luật này [30].

Việc giới hạn quyền tự do hội họp là cần thiết, tuy nhiên mức độ giới hạn phải hợp lý. Những nhà nước chuyên chế thường tạo ra những đạo luật như một công cụ để ngăn cản, đàn áp những sự bất đồng, hơn là bảo vệ quyền con người.

3.2.3. Sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật liên quan

Như đã phân tích ở phần thực trạng pháp luật, chúng ta đã thấy có một số vấn đề trong các các quy định của pháp luật. Sau đây sẽ là một số kiến nghị sửa đổi bổ sung:

Thứ nhất, Quy định rõ ràng và chi tiết hơn một số thuật ngữ: “ảnh

hưởng nghiêm trọng” đến trật tự công cộng, thế nào là “ảnh hưởng nghiêm trọng”, thế nào là “cuộc sống bình thường của nhân dân” thế nào là “trái với thuần phong mỹ tục” hay “nếp sống văn minh nơi công cộng”.

Ngôn ngữ cụ thể, rõ ràng là một trong những tiêu chuẩn của mọi văn bản pháp luật. Có thể thấy rằng, việc quy định như vậy là rất cần thiết, tuy nhiên nhà làm luật cần cụ thể hơn trong các quy định của mình. Các quy định chung chung sẽ dẫn tới khó khăn trong áp dụng pháp luật và ảnh hưởng tới việc thực hiện quyền của người dân.

Thứ hai, nên bỏ quy định cấm “Mang theo băng, cờ, biểu ngữ dưới mọi

hình thức nhằm chống đối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước” khi tiến hành các hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng. Được quy định tại thông tư 09/2005 BCA hướng dẫn Nghị định 38/2005. Như

đã phân tích ở trên thì đây là một quy định không hợp lý và phải hủy bỏ vì quyền lợi của người dân.

Thứ ba, Sửa đổi Quy định về Hội thảo quốc tế về các vấn đề như tôn

giáo, nhân quyền theo hướng không cần phải được Thủ tướng chính phủ phép như quy định hiện tại tại Quyết định số 76/2010 Quyết định của Thủ tướng chính phủ Về việc tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam. Bởi hội thảo về “nhân quyền” hay “tôn giáo” là vấn những đề cơ bản và bình thường trong một xã hội dân chủ. Nó không phải là một vấn đề chứa nhiều nguy hiểm cho trật tự công cộng hay an ninh quốc gia giống như nhưng hội thảo về các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng, biên giới lãnh thổ hoặc thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

Chúng ta nên coi những cuộc họp và thảo luận thông thường, vì vậy những cuộc thảo luận này chỉ cần phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nơi tổ chức buổi thảo luận mà thôi. Điều này, sẽ khiến quốc tế nhìn nhận rằng chúng ta hoàn toàn có sự cởi mở về nhân quyền, và hạn chế những luận điệu xuyên tạc từ các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

Trên đây là những biện pháp cụ thể mà tác giả đưa ra dựa trên căn cứ lý luận về quyền Tự do hội họp cũng như thực tế pháp luật và thực thi quyền Tự do hộ hợp ở Việt Nam hiện nay. Những biện pháp này đưa ra nhằm mực đích xây dựng được một hệ thông pháp luật về quyền tự do hội họp hoàn chỉnh tại Việt Nam. Trên cơ sở đó để đẩy mạnh việc thực thi quyền Tự do hội họp ở Việt Nam và có cơ chế để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

KẾT LUẬN

Nội dung quyền con người rất đa dạng, phong phú là tổng thể những quyền gắn bó với nhau trong mối tương quan biện chứng bao gồm: Quyền tự do cá nhân gắn với nghĩa vụ trước cộng đồng và xã hội, quyền của tập thể nhóm giới trong xã hội, quyền chính trị, dân sự kinh tế. Với bản chất và nội dung đa dạng và phong phú đó vấn đề thực hiện quyền con người là một vấn đề vô cùng khó khăn, phức tạp và đòi hỏi các điều kiện đảm bảo thực hiện chính trị, kinh tế văn hóa giáo dục, pháp luật.

Quyền tự do hội họp là một quyền con người cơ bản được ghi nhận cả trong UDHR (Điều 20) và ICCPR (Điều 21). Hiến pháp Việt Nam 2013 đã quy định rõ mọi công dân Việt Nam đều có quyền này, cụ thể là “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25).

Hiện nay Việt Nam chưa có một đạo luật riêng quy định về các khía cạnh liên quan đến quyền hội họp, vì vậy, các cơ quan công quyền đang áp dụng Nghị định 38/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 quy định về một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng và Thông tư số 09/2005/TT-BCA ngày 5 tháng 9 năm 2005 để giải tán các cuộc “tập trung đông người ở nơi công cộng” không tuân thủ các quy định của Nghị định. Chính vì vậy, để cụ thể hóa quyền hội họp của công dân được quy định tại Điều 25, Hiến pháp 2013 thì yêu cầu đặt ra là trong thời gian tới phải xây dựng Luật hội họp và các luật liên quan để vừa đảm bảo công dân thực thi quyền biểu tình trên thực tế, vừa giúp cho các cơ quan chức năng có thể quản lý tốt các cuộc hội họp của người dân, đặc biệt là các cuộc biểu tình.

Với đề tài của Luận văn, tác giả đã cố gắng phân tích một cách tổng quát nhất các vấn đề lý luận chung về Quyền hội họp như: Khái niệm về Quyền hội

họp, phân loại hội họp, ý nghĩa của Quyền tự do hội họp, so sánh quyền hội họp với một số quyền khác (Như quyền lập hội, Quyền biểu tình…) và nghiên cứu kinh nghiệm về xây dựng luật về hội họp của một số quốc gia trên thế giới để làm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng Luật hội họp trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, luận văn cũng đi sâu vào phân tích các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam quy định về Quyền hội họp trong những văn bản hiện thời. Từ đó, thấy rằng ở Việt Nam đang rất thiếu một bộ luật quy định trực tiếp về quyền hội họp, các quy định hiện hành còn quá nhiều hạn chế làm cho việc thực hiện quyền hội hội họp của người dân còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc.

Cuối cùng, luận văn đã có những đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về tự do hội họp, nhằm đảm bảo việc thực hiện pháp luật của người dân và vai trò quản lý của nhà nước hiệu quả hơn.

Luận văn được hoàn thành trong bối cảnh ở Việt Nam chưa có một văn bản pháp luật liên quan điều chỉnh đến quyền tự do hội họp của công dân được quy định trong các bản Hiến pháp, các công trình nghiên cứu về vấn đề này còn rất ít ỏi nên không tránh khỏi có những thiếu sót, hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp từ Quý Thầy, Cô để hoàn thiện thêm đề tài cũng mong được quý thầy, cô hỗ trợ tiếp tục nghiên cứu đề tài ở cấp cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Công an (2005), Thông tư số 09/2005/TT-BCA ngày 05 tháng 39 năm

2005 của Bộ công an hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 38/2005/NĐ-CP, Hà Nội.

2. Chính phủ (2005), Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của chính phủ Quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng, Hà Nội.

3. Chính phủ (2012), Nghị định Số 92/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 của chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, Hà Nội.

4. Chính phủ (2013), Nghị định Số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2013 của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về quyền tự do hội họp ở việt nam hiện nay (Trang 89 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)