Chương 2 : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC THI QUYỀN
3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về quyền tự do hội họp
Thứ nhất, Hoàn thiện pháp luật về tự do hội họp nhằm phù hợp với
thực tiễn.
Trong những năm vừa qua, vấn đề nhân quyền luôn được các quốc gia trên thế giới quan tâm. Bất kể những hành vi vi phạm nhân quyền nào, cũng đều bị lên án. Trong bối cảnh đó, với sự tham gia của mình vào các điều ước quốc tế về Quyền con người. Việt Nam cũng đã chứng tỏ cho thế giới thấy những sự nổ lực của mình trong vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên, chúng ta vẫn gặp rất nhiều thách thức và khó khăn nhất định. Đặc biệt là các thế lực thù địch trong và ngoài nước luôn lợi dụng vấn đề này để vu khống, bôi nhọ Việt Nam trên các hội nghị quốc tế.
Để giải quyết được vấn đề này thì trước hết cần xây dựng khung pháp luật hoàn chỉnh về quyền tự do hội họp. Cụ thể, ở đây chúng ta cần đẩy nhanh việc soạn thảo, ban hành các đạo luật quy định về quyền tự do hội họp như: Luật Biểu tình,Luật về Hội….
Thứ hai, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Đây là một yếu khách quan, gắn liền với tình hình phát triển của đất nước ta trong bối cảnh hội nhập sâu rộng ở trong khu vực và trên thế giới. Nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước pháp quyền, lấy con người làm trung tâm của sự phát triển, đề cao pháp luật, dùng pháp luật làm công cụ hữu hiệu để loại trừ những yếu tố không tích cực như phát huy dân chủ, đảm bảo công bằng xã hội. Đây là con đường đúng đắn cho Việt Nam trong thế kỷ 21 để phát triển xã hội và đảm bảo các quyền con người cho người dân.
Các quy định của Hiến pháp liên quan đến quyền tự do hội họp của công dân hiện nay chủ yếu được điều chỉnh bằng văn bản dưới luật. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân và hội nhập quốc tế, dân chủ được phát huy, quyền công dân, quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp và các Công ước quốc tế, theo đó nhu c ầu lập hội ngày càng nhiều và đa dạng cần phải được điều chỉnh bằng luật để bảo đảm quyền hội họp của công dân.
Thứ ba, yêu cầu năng cao hiệu lực, hiệu quả của điều ước quốc tế về
quyền con người mà Việt Nam đã ký kết.
Thực hiện chủ trương nhất quán của Nhà nước, Việt Nam đã tham gia nhiều công ước quốc tế quan trọng, trong đó có các công ước về nhân quyền. Công ước quốc tế về nhân quyền quan trọng đầu tiên Việt Nam kí kết là Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979 (Việt Nam kí Công ước này ngày 27/11/1981 và phê chuẩn tháng 2/1982).
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hoá năm 1966 (Việt Nam gia nhập 2 công ước này ngày 24/9/1982). Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hoá năm 1966 (Việt Nam gia nhập 2 công ước này ngày 24/9/1982).
Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ 2 trên thế giới trở thành thành viên Công ước quốc tế về quyền trẻ em sau khi kí Công ước này tháng 1/1990 và phê chuẩn ngày 20/2/1991. Việt Nam cũng đã phê chuẩn 2 nghị định thư bổ sung Công ước quốc tế về quyền trẻ em (Nghị định thư không bắt buộc về trẻ em trong xung đột vũ trang và Nghị định thư không bắt buộc về chống sử dụng trẻ em trong mại dâm, tranh ảnh khiêu dâm).
Ngoài ra Việt Nam còn là thành viên của một số công ước khác như: Công ước quốc tế về xoá bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc năm 1966 và
Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội Apacthai năm 1973 (Việt Nam gia nhập 2 công ước này ngày 9/6/1981).
Đây là một yêu cầu quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đã, đang và sẽ hội nhập sâu với thế giới, những vấn đề về Quyền con người là vấn đề luôn nhận được sự chú ý từ các nước trên thế giới. Chính vì vậy, việc xây dựng các quy định về quyền tự dọ hội họp cũng như việc thực thi quyền tự do hội họp cần phải tuân thủ đầy đủ các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.