6. Kết cấu của luận văn
3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định liên quan đến
quan đến miễn trách nhiệm hình sự đối với trƣờng hợp tự nguyện hòa giải.
Xuất phát từ tầm quan trọng của quy định về miễn TNHS tại khoản 3, Điều 29 đối với đời sống xã hội, việc hoàn thiện quy định pháp luật và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả là điều cần thiết để việc áp dụng quy định vào trong thực tiễn được đúng đắn và thống nhất. Qua đó cho thấy sự cơng bằng và công minh của pháp luật, thể hiện sự tiến bộ, văn minh của một quốc gia trong việc quy định chính sách khoan hồng, nhân đạo đối với người phạm tội. Những đề xuất, kiến nghị tập trung chủ yếu vào những ý sau:
Thứ nhất, xây dựng tiêu chí hướng dẫn xem xét, đánh giá các căn cứ và
điều kiện miễn TNHS khi các bên tự nguyện hịa giải và có đề nghị miễn TNHS. Việc xây dựng các tiêu chí hướng dẫn xem xét, đánh giá căn cứ về miễn TNHS theo khoản 3, Điều 29 có vai trị quan trọng trong việc giảm thiểu yếu tố chủ quan
của cá nhân, cơ quan tư pháp có thẩm quyền, đồng thời tăng cường tính khách quan trong hoạt động áp dụng pháp luật. Qua đó, sự cơng bằng của pháp luật và sự thống nhất trong việc áp dụng quy định đương nhiên được đảm bảo. Theo đó, các tiêu chí hướng dẫn cần tập trung vào các mục sau:
Tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội: Đây là
một trong những căn cứ đầu tiên nhằm xác định người phạm tội có đủ tư cách để được miễn TNHS theo quy định tại khoản 3, Điều 29 hay khơng. Theo đó, quy định về miễn TNHS trong trường hợp hòa giải chỉ đặt ra với hai loại tội phạm, đó là: Tội ít nghiêm trọng và Tội nghiêm trọng do vô ý.
Việc xác định tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, cơ bản vẫn được thực hiện theo cách thức chung, trên cơ sở: Xem xét, cân nhắc lỗi, mục đích, động cơ của người phạm tội; phương tiện phạm tội; thủ đoạn phạm tội; thời gian và địa điểm phạm tội; khách thể xâm hại…Xem xét, cân nhắc hậu quả do hành vi phạm tội gây ra bao gồm hậu quả thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và hậu quả phi vật chất (gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; gây ảnh hưởng xấu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội).
Phạm vi gây thiệt hại: Theo đó, quy định về thiệt hại theo khoản 3,
Điều 29 là các thiệt hại liên quan tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản.
Nội dung hòa giải giữa ngƣời bị hại và ngƣời phạm tội: Các bên
tự nguyện thỏa thuận về việc giải quyết vấn đề quyền và lợi ích hợp pháp, miễn sao nội dung hịa giải giữa các bên không được trái quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Việc đánh giá nội dung hòa giải giữa các bên sẽ là cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền đánh giá được quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại đã được khôi phục đến đâu và mức độ ăn năn, hối cải của người phạm tội, thơng qua đó áp dụng pháp luật một cách đúng đắn và thuyết phục.
Nhân thân ngƣời phạm tội: Nhân thân người phạm tội là yếu tố
bắt buộc được người có thẩm quyền xem xét, căn cứ khi ra quyết định hình phạt và trong trường hợp miễn TNHS tại khoản 3, Điều 29, nhân thân người phạm tội là một tiêu chí quan trọng, đảm bảo việc áp dụng pháp luật một cách đúng đắn. Khi xem xét tiêu chí về nhân thân người phạm tội, có thể đánh giá trên các khía cạnh sau: Giới tính, độ tuổi, đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh gia đình, trình độ học vấn, nghề nghiệp,….
Mức độ ăn năn, hối cải của ngƣời phạm tội: Đây là một tiêu chí
quan trọng, nếu đánh giá đúng sẽ đảm bản được mục đích giáo dục cải tạo người phạm tội, và cơng cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm. Nếu khơng xác định chính xác được người phạm tội có ăn năn, hối cải thực sự, thì điều này sẽ làm cho tội phạm bị bỏ lọt, xu hướng lợi dụng sự nhân đạo của pháp luật sẽ ngày càng gia tăng. Theo đó, tiêu chí này được thể hiện bằng thái độ của chủ thể đối với việc thực hiện hành vi phạm tội, cụ thể: Người phạm tội có nhận ra hành vi mà mình thực hiện là trái với quy định pháp luật hay không, sự ăn năn, hối lỗi, mức độ chủ động hỗ trợ và phối hợp với người bị hại trong việc tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả của tội phạm…
Thứ hai, tiếp tục rà soát, đối chiếu quy định về miễn TNHS khi các bên
tự nguyện thỏa thuận của pháp luật với thực tiễn áp dụng, nhằm mục đích ghi nhận những thành tựu đã đạt được, để tiếp tục phát huy khơng chỉ với chính quy định này mà cịn trong thực tiễn xây dựng và triển khai các quy định khác nữa. Bên cạnh đó, việc phát hiện những lỗ hổng của pháp luật, tổng hợp những vướng mắc trong q trình áp dụng là hoạt động vơ cùng cần thiết, làm cơ sở cho việc hoàn thiện quy định của pháp luật, qua đó, đảm bảo được nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, tính cơng bằng, nghiêm minh và sát với thực tiễn, bảo vệ tồn diện quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Theo
đó, thơng qua q trình nghiên cứu, phân tích quy định về miễn TNHS theo khoản 3, Điều 29 BLHS 2015, người viết có một số ý kiến đóng góp hồn thiện như sau, cụ thể:
Về hậu quả của hành vi phạm tội, bổ sung cụm từ “hoặc đe dọa gây
thiệt hại” sau cụm từ “gây thiệt hại” để đảm bảo sự cơng bằng, bình đẳng của pháp luật đối với loại tội phạm đã có đủ căn cứ để miễn TNHS theo khoản 3, Điều 29, tuy nhiên lại chưa gây ra bất kỳ thiệt hại nào, hay nói cách khác chỉ dừng lại ở mức đe dọa gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản cho người bị hại.
Về việc đề xuất miễn TNHS từ phía bị hại, như đã phân tích, sau khi đồng ý tham gia hịa giải, cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm tổ chức phiên hịa giải, cũng như việc đánh giá các điều kiện, căn cứ để xem xét áp dụng quy định về miễn TNHS, khơng phụ thuộc người bị hại có đề xuất hay khơng đề xuất miễn TNHS. Nếu như quy định tại khoản 3, Điều 29 BLHS vẫn ghi nhận về việc đề xuất miễn TNHS của phía bị hại, thì sẽ khơng loại bỏ được sự phụ thuộc, và trường hợp người phạm tội sau khi đã khắc phục hoàn toàn được các hậu quả của tội phạm và thỏa mãn các căn cứ miễn TNHS, tuy nhiên không được xem xét miễn TNHS do phía bị hại khơng có đề xuất miễn TNHS, là trường hợp hồn tồn có thể xảy ra.
Qua đó, cá nhân đề xuất sửa đổi quy định như sau:
“3. Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vơ ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hịa giải, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự”.
Xây dựng nguyên tắc cơ bản khi các bên tham gia hòa giải
Thứ nhất, việc hòa giải giữa các bên phải trên cơ sở tự nguyện, nhằm
giải quyết những vấn đề phát sinh do hành vi phạm tội gây ra. Theo đó, người bị hại hoặc đại diện của người bị hại tham gia hòa giải trên tinh thần hồn tồn tự nguyện, khơng trái với ý muốn, không bị bắt buộc, đe dọa hay cưỡng ép… Bên cạnh đó, người trung gian hịa giải, ngồi việc đóng vai trị là người lắng nghe, đánh giá, điều tiết tại phiên hòa giải, mà cịn phải tơn trọng sự tự nguyện thỏa thuận giữa các bên, không được dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, hoặc bất kể cách thức nào khiến các bên thỏa thuận trái với ý chí của mình.
Việc hịa giải có thể xuất phát từ đề xuất của người phạm tội hay từ chính người bị hại. Các thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra phản ánh trên các phương diện về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người bị hại, như đã phân tích từ trước, điều này xâm phạm trực tiếp đến quyền nhân thân và tài sản (các quyền dân sự) của người bị hại. Pháp luật dân sự tôn trọng quyền tự định đoạt của chủ thể đối với các quyền dân sự của mình, và tại BLHS 2015, tinh thần đó cũng được ghi nhận. Khi người bị hại tự nguyện tham gia hịa giải có nghĩa là họ đã chọn cách thức giải quyết các vấn đề phát sinh do hành vi phạm tội bằng việc thương lượng, thỏa thuận với người đã gây ra thiệt hại cho chính họ. Thơng qua phiên hịa giải mà các bên hoàn toàn tự do về mặt ý chí và tự do về việc bày tỏ ý chí giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của các bên. Đối với người phạm tội thông qua qua các hoạt động tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả là sự mong muốn được phía bị hại đề xuất và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét miễn TNHS. Đối với người bị hại là mong muốn được khắc phục tối đa những thiệt hại mà bản thân phải gánh chịu do hành vi phạm tội gây ra. Hịa giải viên đóng vai trị trung gian, trung lập, ghi nhận ý kiến thỏa thuận của các bên một cách khách quan.
Thứ hai, nội dung hịa giải giữa các bên khơng được trái quy định của
pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Mặc dù việc hòa giải được tiến hành trên cơ sở tự nguyện, tự do ý chí của các bên, tuy nhiên sự tuân thủ pháp luật và đạo đức xã hội là yêu cầu bắt buộc, để đảm bảo trật tự trong mọi lĩnh vực của đời sống. Điều này được ghi nhận trong nguyên tắc cơ bản của luật hình sự (nguyên tắc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa), do đó mọi nội dung hịa giải trái pháp luật giữa người phạm tội và người bị hại đều khơng có giá trị pháp lý. Theo đó, “không trái quy
định của pháp luật” được hiểu là không thực hiện các điều mà pháp luật cấm.
Cụ thể, điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Ví dụ: Anh A phạm tội vơ ý gây thương tích khiến anh B bị cụt mất một ngón tay, sau khi đã thực hiện bồi thường thiệt hại và khắc phục cơ bản hậu quả do hành vi phạm tội mà mình gây ra, anh A được anh B đồng ý tham gia hòa giải để giải quyết cụ thể quyền lợi của các bên, tại buổi hịa giải anh B có đưa ra quan điểm, bên cạnh các hoạt động bồi thường, anh A phải chặt một ngón tay của mình để cảm nhận những đau đớn mà anh B phải chịu đựng thì anh B sẽ đề xuất cơ quan có thẩm quyền miễn TNHS cho anh A. Xét thấy, rõ ràng thỏa thuận giữa anh A và anh B là trái quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến quyền tự do thân thể, đảm bảo về sức khỏe của anh A, nên dù anh A có chấp nhận chặt tay, thì cơ quan có thẩm quyền cũng khơng thể chấp nhận nội dung thỏa thuận của các bên để cho miễn TNHS.
Bên cạnh việc tuân thủ quy định của pháp luật, sự thỏa thuận của các bên tại phiên hòa giải phải đảm bảo không trái với đạo đức xã hội. Theo đó,
đạo đức xã hội là hệ thống quy tắc chuẩn mực xã hội đã được thừa nhận và tơn trọng, theo đó con người tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội.
Ngoài ra, cần lưu ý, ở mỗi khơng gian và thời gian khác nhau thì có thể có các quan điểm khác nhau về đạo đức xã hội. Vì vậy, cần có sự xem xét yếu tố thời gian và vùng miền trong hoạt động đánh giá việc tuân thủ đạo đức xã hội của các bên khi tiến hành hòa giải để đề nghị miễn TNHS.
Hoàn thiện quy định về trung gian hịa giải, như đã phân tích tại
Chương 2 Luận văn này, bản chất của việc hòa giải là việc các bên tự nguyện thương lượng, thỏa thuận giải quyết vấn đề quyền lợi và nghĩa vụ của mình, thơng qua một bên thứ ba có vai trị làm trung gian, chủ trì và điều tiết phiên hịa giải.
Thứ nhất, về vị trí của người trung gian hịa giải. Hiện tại, Luật hình sự, Luật Tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành, chưa có quy định cụ thể về vị trí trung gian hịa giải. Tuy nhiên, như đã phân tích, bản chất của hịa giải nói chung và hịa giải trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng là việc thương lượng, thỏa thuận giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi của các bên, thông qua sự điều tiết của một bên thứ ba, đóng vai trị trung gian hịa giải.
Bên cạnh đó, về tiêu chí, người trung gian hịa giải là người có kinh nghiệm và kiến thức pháp luật được các bên lựa chọn để điều tiết phiên hòa giải hay phải là người có thẩm quyền?
Hiện tại, pháp luật chưa có quy định cụ thể đối với trường hợp các bên tự nguyện hòa giải, tuy nhiên theo quan điểm cá nhân, trường hợp các bên có thể tự do lựa chọn người trung gian hòa giải, sẽ làm ảnh hưởng đến tính chính xác và đúng đắn trong hoạt động đánh giá, xem xét miễn TNHS của
người có thẩm quyền.
Bởi lẽ, ngồi việc tiếp nhận đề nghị miễn TNHS từ phía người bị hại và các thơng tin trình bày liên quan đến nội dung thỏa thuận của các bên, người có thẩm quyền sẽ thiếu đi sự đánh giá trực tiếp, trực quan về mức độ ăn năn,
hối cải của người phạm tội cũng như sự kiểm soát việc tuân thủ pháp luật đối với các nội dung mà các bên thỏa thuận giải quyết vấn đề quyền lợi. Với việc để các bên tự do lựa chọn người trung gian hòa giải, một loạt các câu hỏi sẽ được đặt ra: Liệu rằng người phạm tội đã thực sự ăn năn, hối cải chưa? Có sự đe dọa, ép buộc trong q trình thỏa thuận? Mục đích giáo dục của của Luật hình sự có đạt được hay khơng? Hiệu quả của cơng tác phịng ngừa và chống tội phạm? … Vì vậy mà tính hợp lý đối với trường hợp này cần phải xem xét.
Luật hình sự là ngành luật về nội dung cùng chung nhiệm vụ với luật tố tụng hình sự trong việc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể trong xã hội, ngăn chặn, răn đe và giáo dục tội phạm. Các quy định của hai ngành luật này phải có sự tương hỗ, tương trợ lẫn nhau. Rõ ràng, nội dung của Luật hình sự chỉ có thể đi vào đời sống khi được đảm bảo thực hiện bởi quy trình tố tụng nghiêm túc và khách quan do Luật tố tụng hình sự quy định. Ngược lại, quy định của Luật hình sự cũng cần phải rõ ràng, hợp lý để tránh việc dị dẫm, thiếu khách quan trong q trình giải quyết vụ án hình sự. Vì vậy, việc quy định về người trung gian hòa giải phải là người có thẩm quyền do cơ quan nhà nước cử ra, theo quan điểm cá nhân thì đây là một quy định mang tính phù hợp cả về mặt nội dung lẫn thực tiễn thi hành. Bởi lẽ, người có thẩm quyền điều tiết phiên hòa giải sẽ được