6. Kết cấu của luận văn
1.3. Quy định về miễn TNHS trong trường hợp hòa giải tại một số quốc gia
1.3.1. Tại Liên bang Nga
Bộ luật hình sự Liên Bang Nga 1996, quy định về miễn trách nhiệm hình sự chủ yếu được điều chỉnh tại Chương 11, Phần chung của BLHS, trong đó, Điều 76 có quy định [28]:
“Điều 76: Miễn trách nhiệm hình sự nhờ sự kết nối hòa giải với
nạn nhân
Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng lần đầu có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu chủ thể hịa giải với nạn nhân và bồi thường cho toàn bộ thiệt hại đã gây ra cho nạn nhân”.
Theo đó, BLHS Nga quy định về miễn TNHS hình sự trong trường hợp hòa giải với nạn nhân là một quy định mang tính “tùy nghi”, có nghĩa là khi người phạm tội đã thỏa mãn các căn cứ và điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền trên những cơ sở nhất định (xét trên các khía cạnh như: Tính chất và mức độ của tội phạm; Nhân thân người phạm tội; Mức độ ăn năn, hối lỗi; Tính chủ động phối hợp và bồi thường cho nạn nhân; Thực tiễn áp dụng…) để xem xét, đánh giá liệu rằng người phạm tội có được miễn TNHS hay khơng? Bên cạnh đó, Luật hình sự Nga đã có sự tách biệt rõ ràng các căn cứ và điều kiện để người phạm tội được miễn TNHS theo quy định tại Điều 76. Cụ thể, về căn cứ, việc miễn TNHS trong trường hợp các bên có sự hịa giải chỉ được áp dụng trong trường hợp, chủ thể thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng lần đầu hoặc ít nghiêm trọng. Bên cạnh đó, chủ thể cịn phải
đáp ứng các điều kiện như sau: “Đã có sự hịa giải với nạn nhân” và “Bồi
Đối với điều kiện thứ nhất, do không được coi là một giai đoạn bắt buộc trong quá trình tố tụng, vì vậy, ngay trong nội hàm khái niệm “Hịa giải” đã bao gồm thành tố “tự nguyện”, theo đó việc hòa giải giữa các bên phải diễn ra trên cơ sở hồn tồn tự nguyện, nạn nhân khơng bị ép buộc, đe dọa …bởi bất kỳ chủ thể nào khi tham gia phiên hòa giải. Để đảm bảo được yếu tố này, việc hòa giải giữa các bên phải được tiến hành dựa trên những nguyên tắc và quy trình nhất định, và việc tiến hành phiên hịa giải giữa các bên phải có sự tham gia của bên trung gian hòa giải, là đại diện cơ quan tư pháp có thẩm quyền, cá nhân hoặc một tổ chức hợp pháp được chấp thuận, từ khâu liên hệ, cho đến việc tổ chức hịa giải và kết thúc, để có sự kiểm sốt, xem xét và đánh giá trực tiếp việc hòa giải giữa các bên, làm cơ sở cho việc áp dụng quy định một cách đúng đắn.
Đối với điều kiện thứ hai, người phạm tội “Bồi thường toàn bộ thiệt
hại đã gây ra cho nạn nhân”, được hiểu là bất kể thiệt hại nào gây ra cho
nạn nhân, người phạm tội phải có trách nhiệm bồi thường, ít nhất ở mức độ tương xứng. Tuy nhiên, BLHS Nga chỉ không đề cập đến những dạng thiệt hại mà nạn nhân phải hứng chịu do hành vi phạm tội. Vì vậy có thể hiểu là những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản… của nạn nhân.