Chủ thể tham gia hòa giải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) miễn trách nhiệm hình sự đối với trường hợp tự nguyện hòa giải theo bộ luật hình sự việt nam 2015 (Trang 51)

6. Kết cấu của luận văn

2.1. Chủ thể tham gia hòa giải

Theo đó, khoản 3, Điều 29 BLHS 2015 quy định hai loại chủ thể tham gia hòa giải bao gồm: “Người thực hiện tội phạm” và “Người bị hại hoặc người đại

diện hợp pháp của người bị hại”. Ngồi ra, tuy khơng được đề cập, nhưng khơng

thể khơng nói đến sự hiện diện của “Người trung gian hịa giải”.

2.1.1. Người thực hiện tội phạm

Mặc dù khái niệm tội phạm đã mở rộng ra, bao gồm cá nhân và pháp nhân, tuy nhiên chế định về miễn TNHS nói chung và miễn TNHS trong trường hợp tự nguyện hịa giải nói riêng tại BLHS 2015 chỉ được áp dụng đối với chủ thể là “cá nhân” thực hiện hành vi phạm tội.

Về mặt khái niệm, người thực hiện tội phạm là người có lỗi (cố ý hoặc

vô ý) trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị Luật hình sự cấm, có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS theo luật định. Quy định tại khoản 3,

Điều 29 BLHS 2015, chỉ được áp dụng đối với hai loại tội phạm, đó là: “Tội

phạm ít nghiêm trọng” và “Tội phạm nghiêm trọng do vơ ý”. Nhằm mục đích

xác định chính xác điều kiện về chủ thể phạm tội tham gia hòa giải để miễn TNHS, người viết sau đây sẽ phân tích chi tiết về hai loại tội phạm nêu trên.

Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội sẽ là chủ thể của tội phạm khi đáp ứng tổng hợp năm dấu hiệu cần và đủ, bắt buộc và do luật hình sự quy định như sau:

Thứ nhất, đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội (tác vi hoặc

bất tác vi) gây nên hoặc đe dọa thực tế gây nên thiệt hại đáng kể nhất định cho các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Trong trường hợp người phạm tội và người bị hại tự nguyện hòa giải, miễn TNHS chỉ được xem xét khi hậu quả của tội phạm là các thiệt hại liên quan tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm và tài sản.

Thứ hai, hành vi nguy hiểm cho xã hội mà chủ thể thực hiện là hành

vi bị luật hình sự cấm – bị nhà làm luật coi là tội phạm; có nghĩa là hành vi ấy phải có đầy đủ các dấu hiệu của CTTP cụ thể được quy định tại điều tương ứng trong Phần Riêng của BLHS.

Thứ ba, người đó phải có lỗi trong việc thực hiện hành vi phạm tội.

Tại khoản 3 Điều 29 BLHS 2015, chủ thể của tội phạm phải là người có thái độ tâm lý chủ quan được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vơ ý, đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại tới các khách thể tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản được luật hình sự bảo vệ và đối với hậu quả do hành vi ấy gây nên. Cụ thể, đối với tội ít nghiêm trọng, miễn TNHS được xem xét khi người phạm tội tham gia hịa giải có lỗi cố ý hoặc vơ ý trong việc thực hiện tội phạm, còn đối với tội phạm nghiêm trọng thì chỉ xem xét trong trường hợp lỗi vô ý.

Thứ tư, người thực hiện hành vi phạm tội phải có năng lực TNHS.

Theo đó, tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, chủ thể của tội phạm trong trạng thái bình thường để hồn tồn có khả năng nhận thức được tính chất thực tế (tính nguy hiểm cho xã hội) và tính chất pháp lý (tính chất trái pháp luật hình sự) của hành vi do mình thực hiện và điều khiển được hành vi ấy.

Thứ năm, người thực hiện hành vi phạm tội phải đủ tuổi chịu trách

nhiệm hình sự. Tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, tội phạm là người có đủ tuổi theo quy định của pháp luật hình sự, để có thể có khả năng nhận thức được đầy đủ tính chất thực tế và tính chất pháp lý của hành vi do mình thực hiện, cũng như có khả năng điều khiển được đầy đủ hành vi ấy.

Tóm lại, người thực hiện hành vi phạm tội được xem xét miễn TNHS trong trường hợp các bên tự nguyện hịa giải, là người có năng lực TNHS và

đủ tuổi chịu TNHS theo luật định, có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài

sản của người khác được pháp luật hình sự bảo vệ, tham gia hòa giải với người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại nhằm mục đích sửa chữa, bồi thường, khắc phục hậu quả của tội phạm và xin miễn trách nhiệm hình sự.

2.1.2. Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại

Ngƣời bị hại

Liên quan tới người bị hại, pháp luật hình sự khơng có quy định cụ thể, tuy nhiên, đối tượng này được đề cập chi tiết trong pháp luật tố tụng hình sự với tư cách là người tham gia tố tụng. Căn cứ Điều 62, Bộ luật tố tụng hình sự 2015, quy định:

“Điều 62. Bị hại

1. Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra”.

Theo đó, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về bị hại gồm hai đối tượng, đó là: Người bị hại và cơ quan, tổ chức bị thiệt hại.

Xét trên khía cạnh thứ nhất - Người bị hại, theo đó là thể nhân, bị tội phạm gây thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc về tài sản. Luật tố tụng hình sự nhiều nước dùng thuật ngữ “Người bị hại” để quy định quyền và nghĩa vụ tố tụng đối với thể nhân trong quá trình giải quyết vụ án có thể kể đến như: Luật TTHS của Cộng hòa Pháp, luật TTHS Liên Bang Nga, Luật TTHS Trung Quốc… Luật TTHS Việt Nam trước khi ra đời BLTTHS năm 2015 cũng theo chiều hướng này đều coi người bị hại là con người cụ thể bị hành vi trực tiếp xâm hại về thể chất tinh thần hoặc tài sản. Theo đó khoản 1, Điều 51 Bộ luật TTHS năm 2003, quy định: “Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất

Xét trên khía cạnh thứ hai, bị hại là cơ quan, tổ chức. Đây là một quy định mới, lần đầu tiên được ghi nhận trực tiếp trong BLTTHS 2015. Theo đó, cơ quan tổ chức bị tội phạm trực tiếp gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại về tài sản, uy tín. Quy định mới này, xuất phát từ quan điểm cho rằng, trong thực tế hành vi phạm tội không chỉ gây thiệt hại cho cá nhân mà còn gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức. Những thiệt hại này khá đa dạng, không chỉ thuần túy là thiệt hại về tài sản mà còn gây thiệt hại về uy tín, danh dự của cơ quan tổ chức, chẳng hạn như một doanh nghiệp bị giả mạo về thương hiệu, bị vu khống làm mất uy tín trong kinh doanh…

Từ các nhận định trên, xem xét trong trường hợp miễn TNHS tại khoản 3, Điều 29, BLHS 2015, quy định đề cập tới người bị hại và người đại diện hợp pháp của người bị hại, có nghĩa “Người bị hại” ở đây được hiểu là là cá nhân cụ thể trong xã hội, chịu sự tác động tiêu cực của hành vi phạm tội dẫn

đến thiệt thịi, mất mát hay tổn thương cho chính họ [32, tr.55].

Trước khi đưa ra khái niệm về người bị hại trong trường hợp miễn TNHS khi các bên tự nguyện thỏa thuận, người viết cần phải phân tích các đặc điểm của người bị hại như sau:

Đặc điểm thứ nhất, người bị hại là cá nhân ở bất kỳ lứa tuổi nào bao

gồm cả người có hoặc khơng có năng lực hành vi khơng phân biệt giới tính, trình độ, năng lực địa vị… là người chịu tác động tiêu cực của hành vi phạm tội dẫn đến những thiệt hại, mất mát hay tổn thương cho chính họ. Liên quan đến sự tồn tại của người bị hại, có nhiều quan điểm tranh luận khác nhau liên quan tới vấn đề này.

Có quan điểm cho rằng người bị hại phải là cá nhân còn sống. Theo

TS. Trần Thu Hạnh, cá nhân mà bị thiệt mạng do hành vi phạm tội, thì khơng thuộc khái niệm “Bị hại” mà được coi là “nạn nhân”, do đó, người bị hại được hiểu là cá nhân đang sống và khơng có bất kỳ phân biệt hay điều kiện

ràng buộc nào khi tham gia các quan hệ tố tụng hình sự [33, tr.56]. Quan điểm này dường như đang thể hiện “Bị hại” và “Nạn nhân” là hai khái niệm tách biệt. Người bị hại trong trường hợp đã chết thì được coi là nạn nhân? Còn người bị hại bị thiệt hại về sức khỏe, tinh thần, tài sản… thì chỉ được coi là người bị hại?

Ngược lại, có một số học giả lại đưa ra nhận định rằng người bị hại có thể là cá nhân cịn sống hoặc đã chết.

Để giải thích cho quan điểm này, ta sẽ đi từ khái niệm nạn nhân của tội phạm. Văn bản quan trọng làm cơ sở cho việc xác định nội hàm của khái niệm nạn nhân của tội phạm là Tuyên bố của Liên hợp quốc ban hành ngày 19/11/1985 về các nguyên tắc cơ bản về tư pháp đối với nạn nhân của tội phạm và nạn nhân của sự lạm dụng sức mạnh. Điều 1 Tuyên bố này xác định: “Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân hay tổ chức bị hành vi phạm tội

(theo quy định của luật hình sự của các nước thành viên) bị xâm phạm, gây thiệt hại về thể chất, tinh thần, tình cảm, kinh tế hoặc những thiệt hại đáng kể về các quyền cơ bản” [34]. Học giả Hans Joachim Schneider - Nhà tội phạm

học người Đức, cho rằng “nạn nhân của tội phạm là cá nhân, tổ chức bị hành

vi phạm tội xâm phạm gây thiệt hại hoặc gây nguy hiểm” [35, tr.11].

Các học giả Việt Nam cũng quan điểm tương đồng với các luật gia trên thế giới, theo đó TS. Trần Hữu Tráng cho rằng “Nạn nhân của tội phạm là

những cá nhân, tổ chức bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại, gây ra những thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc quyền, lợi ích hợp pháp khác”

[36]. Chi tiết hơn về khía cạnh thiệt hại, giáo trình Tội phạm học của Đại học Luật Hà Nội có ghi nhận: “Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân, tổ chức

đã chịu thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tinh thần, tình cảm, tài sản hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hành vi phạm tội gây ra” [37, tr.168].

Tóm lại, theo luồng quan điểm thứ hai, nạn nhân của tội phạm có đặc điểm như sau:

 Nạn nhân của tội phạm là có thể là cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức;

 Đã bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra có thể là thiệt hại trực tiếp (là những hậu quả trực tiếp do hành vi phạm tội gây ra) hoặc thiệt hại gián tiếp (là những hậu quả có liên quan đến hành vi phạm tội, không do hành

vi phạm tội trực tiếp gây ra, đơn cử: Hành vi phạm tội gây thiệt hại về sức khỏe cho A và việc bị ảnh hưởng về sức khỏe dẫn đến A khơng thể làm việc bình thường được nữa, thì hậu quả khơng thể làm việc bình thường là hậu quả gián tiếp của tội phạm)

Quan điểm này là đang thể hiện xu hướng chung của thế giới về khái niệm nạn nhân của tội phạm, là một khái niệm bao hàm cả khái niệm người bị hại và dường như hợp lý hơn so với quan điểm thứ nhất (cho rằng nạn nhân và người bị hại là hai khái niệm tách biệt).

Theo Khoản 3, Điều 29, BLHS 2015, về căn cứ miễn TNHS khi các bên tự nguyện hòa giải cũng thể hiện tinh thần rằng người bị hại phải hứng chịu hậu quả do sự tác động tiêu cực của tội phạm được thể hiện trên các khía cạnh như thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản.

Xuất phát từ việc đồng tình với quan điểm thứ hai, và xét trong trường hợp hòa giải miễn TNHS, người viết cho rằng người bị hại ở đây là cá nhân bị hành vi phạm tội xâm hại trực tiếp về tính mạng, sức khỏe, tinh thần, tình cảm hay tài sản. Từ đó có thể hiểu rằng, người bị hại có thể là có nhân cịn sống

hoặc đã chết.

Đặc điểm thứ hai, thiệt hại do tội phạm gây ra được phân chia bao

gồm: Cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín. Tuy nhiên, cần lưu ý là hậu quả của sự thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc trong tất cả các trường hợp, có nghĩa là “do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra”.

Đặc điểm thứ ba, thiệt hại của bị hại phải là đối tượng tác động của tội

phạm, tức là phải có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả gây ra cho bị hại. Đây là điều kiện quan trọng để phân biệt giữa bị hại và nguyên đơn dân sự hay các đương sự khác trong vụ án hình sự.

Đặc điểm thứ tư, một dấu hiệu “hình thức” phải được xác lập đối với cá

nhân bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hay tài sản do tội phạm gây ra nhưng phải được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xác định là bị hại thì mới được coi là người bị hại. Việc xác định tư cách bị hại do Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát hoặc Tòa án cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định trong các giai đoạn tố tụng tương ứng. Như vậy, cá nhân bị thiệt hại do tội phạm gây ra sẽ khơng có tư cách “Bị hại” nếu khơng có quyết định xác định của cơ quan có thẩm quyền, có thể sẽ tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn dân sự hoặc người có quyền nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Trên cơ sở quyết định xác nhận tư cách “Bị hại” thì họ mới có quyền và nghĩa vụ tố tụng như: quyền đưa ra yêu cầu cung cấp các tài liệu chứng cứ; quyền nhờ luật sư để tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; quyền được kháng cáo bản án của Tồ án nếu khơng nhất trí với một phần hay bản án về các vấn đề như dân sự hình phạt đối với bị cáo...

Đại diện hợp pháp của ngƣời bị hại

Trên thực tế, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân thì người bị hại thường tự mình thực hiện tư cách tố tụng. Tuy nhiên, trong những trường hợp, vì một lý do khách quan nào đó mà người bị hại khơng thể tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng, đơn cử: ốm nặng, mắc các bệnh hiểm nghèo, có nhược điểm về thể chất và/hoặc tinh thần…. Vì vậy, cần thiết có một cá nhân khác đứng ra thay mặt người bị hại, thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự để có thể bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ.

Ngày nay, vấn đề quyền hay tư cách của một chủ thể khi tham gia một quan hệ pháp luật nhất định ngày càng được coi trọng. Trong một xã hội phát triển, pháp luật được vận dụng một cách rất linh hoạt. Bên cạnh việc trực tiếp tham gia vào quan hệ pháp luật để thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhất định, chủ thể trong quan hệ pháp luật đó có thể thơng qua người đại diện hợp pháp của mình để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, khơng phải trường hợp nào, pháp luật cũng cho phép người đại diện có thể thay mặt người được đại diện để thực hiện các quyền và nghĩa vụ, điển hình, pháp luật tố tụng hình sự có quy định các trường hợp cụ thể mà người đại diện được tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, để thay mặt thực hiện quyền và nghĩa vụ của người được đại diện.

Hiện chưa có khái niệm chính thống về người đại diện nói chung và người đại diện hợp pháp của người bị hại nói riêng, được đề cập trong pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) miễn trách nhiệm hình sự đối với trường hợp tự nguyện hòa giải theo bộ luật hình sự việt nam 2015 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)