6. Kết cấu của luận văn
3.1. Thực trạng áp dụng quy định đối với một số tội phạm được quy định
3.1.1. Những thành tựu đã đạt được
Thứ nhất, căn cứ về miễn TNHS trong trường hợp tự nguyện hòa giải
được ghi nhận trong BLHS 2015 đã tạo ra những hiệu ứng tích cực đối với người phạm tội, người bị hại và cả phía cơ quan nhà nước.
Sau thời điểm Chủ tịch nước ban hành Lệnh số 10/2016/L-CTN ngày 29/06/2016 về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13, để đảm bảo việc áp dụng thống nhất và kịp thời, các quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự năm 2015 vẫn có hiệu lực thi hành, vấn đề này được ghi nhận trong Cơng văn số 276/TANDTC-PC của Tịa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự năm 2015 [47], trong đó có cả quy định về hòa giải miễn TNHS. Điều này đã cho thấy tầm quan trọng của các chế định nhân đạo trong BLHS đối với đời sống thực tiễn. Kể từ thời điểm trên, một số loại tội phạm trước đó khơng có căn cứ để được miễn TNHS, thì nay đã được miễn TNHS nhờ vào quy định mới này của BLHS. Không những thế, quy định này đã tạo ra một hiệu ứng tích cực trong việc giáo dục cải tạo người phạm tội, bởi nó thơi thúc người phạm tội nhanh chóng phải có những hành vi tích cực với người bị hại, thể hiện sự thành khẩn ăn năn hối cải về hành vi để có thể hưởng sự khoan hồng của Nhà nước, người bị hại… Qua đó,
xét trên khía cạnh nhà nước, việc khơng phải thực hiện toàn bộ các thủ tục tố tụng hình sự để xử lý người phạm tội đã giúp Nhà nước tiết kiệm được tối đa nguồn lực về con người, tài chính và thời gian, mà vẫn đảm bảo được yêu cầu đấu tranh phịng, chống tội phạm. Xét trên khía cạnh người phạm tội và người bị hại, người phạm tội thông qua việc hịa giải có thể được xem xét miễn TNHS, các thông tin liên quan đến nhân thân, cũng như hành vi phạm tội đều không được công khai xử lý. Đối với người bị hại, thơng qua con đường hịa giải, quyền và lợi ích hợp pháp của họ sẽ được khôi phục một cách nhanh nhất. Đồng thời cịn cho thấy tính chất nhân văn, thể hiện chữ nhân giữa con người với con người, khi chính người bị hại là người đề nghị miễn TNHS cho người đã gây thiệt hại cho chính mình.
Đơn cử như vụ việc tại Phú Yên, theo hồ sơ vụ án, vào khoảng 7 giờ 5 ngày 12/8/2017, Cai Phước Hoa (trú xã An Nghiệp, huyện Tuy An) điều khiển xe khách lưu hành trên quốc lộ 1 theo hướng Bắc - Nam. Khi xe chạy đến thôn Bàn Thạch (xã Hịa Xn Đơng, huyện Đơng Hịa) do khơng làm chủ tốc độ nên cản trước bên phải xe khách tơng vào phía sau xe máy do chị Nguyễn Thị Hồng Thơm điều khiển lưu hành cùng chiều phía trước. Lúc này chị Thơm đang chuyển hướng từ tây sang đông để qua đường. Hậu quả là chị Thơm tử vong tại chỗ, hai phương tiện là xe khách và xe máy đều bị hư hỏng. Bản giám định pháp y của Trung tâm Giám định pháp y tỉnh Phú Yên kết luận nạn nhân tử vong là do chấn thương sọ não vì tai nạn giao thơng gây ra.
Sau khi tai nạn xảy ra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Cơng an huyện Đơng Hịa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Hoa về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 1, Điều 202 Bộ luật Hình sự (BLHS). Sau khi kết thúc điều tra, cơ quan này đã chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp đề nghị ra cáo trạng truy tố. Tuy nhiên, trong quá trình truy tố, đại diện của nạn nhân đã có đơn đề nghị miễn
trách nhiệm hình sự cho bị can Hoa. Từ đó căn cứ vào khoản 3, Điều 29 BLHS 2015, Nghị quyết 41 ngày 20/6/2017 của Quốc hội về việc thi hành BLHS 2015, Viện kiểm sát huyện Đơng Hịa đã đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can đối với Hoa. Đồng thời chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án đến Cơng an huyện Đơng Hịa để xử lý vi phạm hành chính đối với Hoa theo quy định của pháp luật [48].
Thứ hai, một trong những yếu tố đã giúp cho quy định về miễn TNHS
trong trường hợp tự nguyện hịa giải nhanh chóng được áp dụng trong thực tiễn, bởi những căn cứ và điều kiện của quy định này đã thể hiện sự đầy đủ và rõ ràng.
Mặc dù được ghi nhận hoàn toàn mới nhưng một số các nội hàm của quy định này đã được hướng dẫn và định hướng giải quyết từ trước bởi cơ quan có thẩm quyền, cùng với thực tiễn áp dụng các nội dung trước đó, đã tạo nên sự thuận lợi, tăng cường tính đúng đắn cho các cá nhân, cơ quan tư pháp có thẩm quyền trong hoạt động xem xét, đánh giá và áp dụng quy định pháp luật. Đơn cử, về căn cứ xác định có hay khơng có tội phạm? Tính chất và mức độ của hành vi nguy hiểm cho xã hội? Tính chất lỗi? Thiệt hại do hành vi phạm tội gây nên? Tất cả đều là những vấn đề mang tính nghiệp vụ gắn liền với hoạt động của các cá nhân, cơ quan tiến hành tố tụng. Căn cứ về “tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” được xem xét và giải thích tương đồng với tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 51 BLHS 2015, đã có hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao [49].
Có thể thấy, sau khi BLHS 2015 được thơng qua, mặc dù bị hoãn thời hạn thi hành vào ngày 01/07/2016, quy định về miễn TNHS khi các bên tự nguyện hịa giải vẫn được áp dụng. Qua đó, đã cứu rất nhiều trường hợp trước đây khơng có căn cứ để miễn TNHS, thì nay đã có cơ sở pháp lý cụ thể để có thể được xem xét miễn TNHS. Trên thực tế, một số loại tội phạm được áp dụng phổ biến căn cứ miễn TNHS trong trường hợp tự nguyện hịa giải, có thể kể đến như: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác, Tội trộm cắp tài sản…. và nhiều hơn cả là tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Dưới đây là một số ví dụ điển hình về việc áp dụng quy định về miễn TNHS khi các bên tự nguyện hòa giải trên thực tiễn như sau:
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đƣờng bộ [50]:
“Vào khoảng 15 giờ 15 phút ngày 07/7/2018, Đặng X. T điều khiển xe ôtô BKS 30A- 24x.xx đi theo hướng Quốc lộ 3 vào khu vực đền Gióng. Khi đi đến địa phận thơn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội thì phát hiện con chó ở dải phân cách giữa đường lao ra nên Đặng X. T đánh lái sang phải để tránh, do xử lý tình huống kém, không làm chủ tốc độ dẫn đến xe mất lái lao lên vỉa hè bên phải và đâm vào ông Nguyễn V. A, đang đứng trên vỉa hè, tiếp tục đâm vào gốc cây sấu, xe ôtô bị bật ra và đổ nghiêng ra lịng đường. Hậu quả: ơng Nguyễn Văn A tử vong tại chỗ, phương tiện bị hư hỏng.
Sau tai nạn T đã tự nguyện hỗ trợ cho gia đình bị hại tổng số tiền một lần là 130.000.000 đồng. Đại diện gia đình bị hại có đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho T. Anh T và chủ sở hữu xe ôtô BKS 30A-24x.xx đã tiến hành hòa giải dân sự, T tự nguyện bồi thường tổng số tiền một lần là 300.000.000 đồng. Chủ xe ơ tơ có đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho T.
Quá trình điều tra xác định nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội là do Đặng X.T khi điều khiển xe ôtô BKS: 30A-243.xx xử lý tình huống kém, không làm chủ được tốc độ nên khi gặp tình huống bất ngờ đã để xe mất lái, lao lên vỉa hè đâm vào ông Nguyễn V. A đang đứng trên vỉa hè làm ông A tử vong tại chỗ.
Hành vi của Đặng X.T vi phạm khoản 23, Điều 8; khoản 1 Điều 12 Luật Giao thông đường bộ và khoản 5, Điều 5 Thông tư số 91/2015/TT-
BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ giao thông vận tải. Phạm vào tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” quy định tại khoản 1, Điều 260, BLHS.
Cơ quan điều tra đã ra quyết định đình chỉ điều tra, miễn trách nhiệm hình sự đối với Đặng X. T vì có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự, nhận thức được hành vi phạm tội của mình, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tích cực khắc phục hậu quả, bản thân có nhiều thành tích trong q trình cơng tác, đại diện các bên đã có đơn đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can Đặng X T. Căn cứ Khoản 3, Điều 29, BLHS xác định có đủ điều kiện để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can Đặng X. T. Việc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can T là do chính sách nhân đạo, khoan hồng của pháp luật”.
Qua vụ án trên, ta có thể phân tích các tình tiết làm căn cứ và điều kiện để miễn TNHS cho người phạm tội như sau:
Nhận thấy Đặng X.T có hành vi khơng làm chủ được tốc độ cộng với gặp tình huống bất ngờ đã để xe mất lái, lao lên vỉa hè đâm chết người. Sau khi, tiến hành điều tra, cơ quan có thẩm quyền xác định, anh T đã vi phạm khoản 1 Điều 260 “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” với lỗi vơ ý (có khung hình phạt cao nhất là đến 5 năm tù) gây thiệt hại về
tính mạng cho ơng A.
Sau khi biết hành vi của mình là đã vi phạm pháp luật, anh T đã có những hành vi tích cực nhất định như: “Tự nguyện bồi thường thiệt hại về tính
mạng cho ông A; Thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tích cực khắc phục hậu quả” và được phía đại diện hợp pháp người bị hại tự nguyện hòa giải và
đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho anh T. Căn cứ trên cơ sở khoản 3, Điều 29 BLHS 2015, Cơ quan điều tra đã ra quyết định miễn TNHS cho anh T và đình chỉ điều tra theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 230 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.