Những tồn tại, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) miễn trách nhiệm hình sự đối với trường hợp tự nguyện hòa giải theo bộ luật hình sự việt nam 2015 (Trang 87 - 95)

6. Kết cấu của luận văn

3.1. Thực trạng áp dụng quy định đối với một số tội phạm được quy định

3.1.2. Những tồn tại, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân

Bên cạnh thuận lợi sẵn có và những thành tựu đã đạt được, miễn TNHS trong trường hợp các bên tự nguyện hòa giải là một quy định mới, lần đầu tiên được quy định trong BLHS 2015, việc áp dụng phần lớn vẫn dựa trên nền tảng giải thích pháp luật trước đó, chun mơn, kỹ năng và kinh nghiệm của chủ thể áp dụng pháp luật, mà chưa có bất kỳ hướng dẫn trực tiếp, cụ thể nào từ cơ quan có thẩm quyền, dẫn tới không tránh khỏi sự vướng mắc, không thống nhất trong việc nhận thức và áp dụng quy định trên thực tiễn.

Thứ nhất, về mặt nhận thức, hiện tại đang có những quan điểm trái

chiều liên quan tới thẩm quyền áp dụng quy định miễn TNHS khi các bên tự nguyện thỏa thuận.

Có quan điểm cho rằng: “Miễn trách nhiệm hình sự khi các bên tự

nguyện hòa giải chỉ thuộc thẩm quyền áp dụng của Tòa án” [51]. Việc khẳng

định này được tác giả bài viết lý giải bởi hai lý do:

Đầu tiên, tại khoản 3, Điều 29 BLHS 2015 không quy định giai đoạn điều tra và truy tố có thẩm quyền miễn TNHS khi có các căn cứ tương ứng.

Tiếp theo, tại khoản 1 Điều 2 BLHS 2015 quy định “Chỉ người nào

phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu TNHS”. Và Điều 13

BLTTHS 2015 quy định: “Người bị buộc tội được coi là khơng có tội cho đến

khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật”. Như vậy, chỉ có Tịa án mới

có thẩm quyền xác định một người có tội hay khơng có tội bằng bản án hoặc quyết định. Theo Điều 2 BLHS 2015, thì một người khi đã phạm tội thì họ phải chịu TNHS. Theo đó, khi đã xác định người nào đó phải chịu TNHS thì mới xuất hiện khái niệm miễn TNHS.

Do đó, về mặt lý luận thì có thể khẳng định chỉ có Tịa án mới có thẩm quyền quyết định miễn TNHS cho người phạm tội. Tuy nhiên, trong thực tế

có một số trường hợp khi phát sinh căn cứ để miễn TNHS, ở giai đoạn điều tra, truy tố cũng có thể thực hiện được. Nhưng việc miễn TNHS ở giai đoạn điều tra, truy tố không được xác định bằng quyết định miễn TNHS mà được thể hiện bằng quyết định đình chỉ điều tra và đình chỉ vụ án.

Theo quan điểm cá nhân, tác giả bài viết trên đang có quan điểm quan điểm không hợp lý ở chỗ:

Về quan điểm “do khoản 3, Điều 29 BLHS 2015 không quy định giai

đoạn điều tra và truy tố có thẩm quyền miễn TNHS khi có các căn cứ tương ứng, do vậy đây là một căn cứ cho rằng Tịa án có thẩm quyền miễn TNHS theo khoản 3 Điều 29”. Theo đó, khoản 3 Điều 29 BLHS 2015 không thể hiện

rõ là các cơ quan tiến hành tố tụng ở giai đoạn nào thì có thẩm quyền miễn TNHS cho người phạm tội, việc khơng có quy định cụ thể giai đoạn điều tra và truy tố có thẩm quyền miễn TNHS thì được coi là khơng có thẩm quyền miễn TNHS là cách hiểu khơng chính xác. Vì vậy, cần phải hiểu rằng, trong trường hợp không quy định rõ cơ quan tiến hành tố tụng ở giai đoạn nào thì có thẩm quyền miễn TNHS cho người phạm tội, thì có nghĩa là khi có căn cứ miễn TNHS phát sinh ở bất kỳ giai đoạn tố tụng nào, thì cơ quan có thẩm quyền trong giai đoạn tố tụng tương ứng sẽ có thẩm quyền miễn TNHS, và trong trường hợp này Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tịa án hồn tồn có thẩm quyền miễn TNHS theo khoản 3, Điều 29 khi có đầy đủ những căn cứ và điều kiện pháp lý. Ví dụ, sau khi tiến hành khởi tố bị can và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát tiến hành truy tố, người bị hại và người phạm tội đã tự nguyện hòa giải với nhau, sau đó người bị hại đã đề nghị Viện kiểm sát miễn TNHS cho người phạm tội, xét thấy có đủ căn cứ và điều kiện mà pháp luật đã quy định, Viện kiểm sát quyết định áp dụng quy định về miễn TNHS cho người phạm tội, và đình chỉ vụ án.

Cách mà tác giả bài viết cho rằng, chỉ Tịa án mới có thẩm quyền xem xét miễn TNHS theo khoản 3, Điều 29 là do Tòa án là cơ quan đã xác định chủ thể nào đó phải chịu TNHS thì đương nhiên có quyền miễn TNHS. Người viết không phủ nhận lý do trên, nhưng nhận thấy cần phải bổ sung để đảm bảo sự nhận thức đầy đủ. Trong các giai đoạn tố tụng hình sự, các cơ quan có thẩm quyền như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tịa án đều có trách nhiệm thu thập các tài liệu chứng cứ nhằm xác định có hay khơng có tội phạm xảy ra? Người phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự hay khơng? Căn cứ miễn TNHS... Khi có đủ bằng chứng cho rằng một người nào đó thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm khách thể được luật hình sự bảo vệ,

việc xác định chủ thể thực hiện hành vi phạm tội phải và chịu TNHS là nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tịa

án), ví dụ: Sau khi kết thúc điều tra, nếu có đầy đủ căn cứ cho rằng chủ thể đã thực hiện hành vi phạm tội, Cơ quan điều tra sẽ ra kết luận điều tra và đề nghị truy tố để gửi Viện kiểm sát… Áp dụng vào khoản 3 điều 29, ta thấy, sau khi có bằng chứng cho rằng chủ thể đã thực hiện tội phạm và xác định phải chịu TNHS, trường hợp có phát sinh căn cứ miễn TNHS cho người phạm tội như tại khoản 3 Điều 29, cơ quan có thẩm quyền tương ứng với giai đoạn tố tụng phải có trách nhiệm xem xét, áp dụng miễn TNHS theo đúng quy định của BLHS.

Bên cạnh đó, người viết cũng đưa ra lưu ý rằng, việc xác định một

người phải chịu TNHS hay khơng (hoặc nói các khác là giai đoạn “truy cứu TNHS”) và việc buộc người thực hiện tội phạm phải chịu TNHS là hai thời điểm hoàn toàn khác nhau. Chủ thể của tội phạm bị truy cứu TNHS khi thực hiện hành vi phạm tội và buộc phải chịu TNHS khi bản án, quyết định của

Quan điểm thứ hai cho rằng: “Miễn TNHS theo khoản 3 Điều 29, BLHS

2015 thuộc thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng, bao gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án”.

Theo đó, quan điểm này là hợp lý cả về mặt nhận thức khoa học và luật thực định. Bởi lẽ, về mặt nhận thức khoa học, như đã phân tích, căn cứ miễn TNHS theo khoản 3 Điều 29 xảy ra trong giai đoạn tố tụng nào thì cơ quan tiến hành tố tụng tương ứng với giai đoạn đó có thẩm quyền miễn TNHS cho người phạm tội. Điều này xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo và sự tôn trọng quyền tự do của con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Theo khoản 6, Điều 85, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, trong quá trình tố tụng, bên cạnh việc thu thập các tài liệu chứng cứ, chứng minh có tội phạm xảy ra hay khơng, cơ quan tiến hành tố tụng cần phải xem xét căn cứ để miễn TNHS cho người phạm tội [52], trường hợp có đủ căn cứ, cơ quan tiến hành tố tụng trong giai đoạn tương ứng phải ra áp dụng quy định miễn TNHS cho người phạm tội.

Về mặt luật thực định, quan điểm này là phù hợp với quy định của luật Tố tụng hình sự, bởi lẽ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định cho cơ quan tiến hành tố tụng thẩm quyền được miễn TNHS khi xét thấy người phạm tội đáp ứng những căn cứ miễn TNHS theo quy định của BLHS.

Thứ hai, mặc dù là một quy định mang tính nhân văn và thể hiện tầm

quan trọng, cũng như sự thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, chưa có hướng dẫn, giải thích chính thức việc áp dụng quy định từ cơ quan có thẩm quyền, dẫn tới nhiều nội hàm của quy định còn chưa được làm rõ, cụ thể:

Về thiệt hại do hành vi phạm tội làm căn cứ để xem xét miễn TNHS

cho người phạm tội theo khoản 3 Điều 29 phải là những thiệt hại liên quan tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản. Tuy nhiên, đối với những trường hợp thực hiện hành vi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng do vô ý, nhưng chưa gây thiệt hại cho một trong những khách thể tính

mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản thì phương hướng giải quyết như thế nào? Nếu tham gia hòa giải với người bị hại và được người bị hại đề nghị miễn TNHS thì có được xem xét miễn hay khơng? Sự thắc mắc này xuất phát từ khoản 3 Điều 29 BLHS 2015, khi quy định “người phạm tội

gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự”. Cụ thể, theo quy định của BLHS 2015, căn cứ để được

miễn TNHS khi người bị hại đồng ý, tự nguyện hòa giải trong trường hợp trước đó, là đã có thiệt hại xảy ra và người phạm tội đã thực hiện việc khắc phục, bồi thường… Tuy nhiên, đối với trường hợp khơng có thiệt hại xảy ra khi thực hiện tội phạm (thuộc dạng được thỏa thuận miễn TNHS), pháp luật hình sự chưa có quy định cụ thể về vấn đề này.

Theo quan điểm cá nhân, tội phạm, nói một cách vắn tắt, là hành vi nguy hiểm cho xã hội gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ. Cấu thành tội phạm được đề cập trong khoa học luật hình sự có hai dạng chính và phổ biến, đó là: Cấu thành tội phạm vật chất (có hành vi – có thiệt hại) và Cấu thành tội phạm hình thức (có hành vi).

Căn cứ Điều 3 về nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội:

“Điều 3. Nguyên tắc xử lý

1. Đối với người phạm tội:

b) Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, khơng phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tơn giáo, thành phần, địa vị xã hội;”.

Điều luật thể hiện rằng mọi tội phạm đều bình đẳng trước pháp luật, do đó, sẽ là bất bình đẳng, nếu như chỉ xem xét áp dụng quy định miễn TNHS

theo khoản 3, Điều 29 đối với các loại tội phạm đã ra những thiệt hại theo quy định của điều này, mà bỏ qua các loại tội phạm chưa gây thiệt hại cho các khách thể được luật hình sự bảo vệ khi mà chủ thể đã có những hành vi tích cực nhất định và được người bị hại đề xuất miễn TNHS. Vì vậy, cần xem xét, áp dụng một cách tổng quan, quy định về miễn TNHS trong trường hợp các bên tự nguyện thỏa thuận đối với mọi loại tội phạm. Tuy nhiên, vẫn cần một thời gian áp dụng quy định vào thực tiễn tư pháp thì mới có thể đưa ra được những phương hướng xử lý một cách đúng đắn.

Về việc đề nghị miễn TNHS của phía bị hại, căn cứ quy định tại khoản 3, Điều 29, BLHS 2015: “(…) và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự (…)”. Trường hợp, các bên đã đồng ý hòa giải, người phạm tội

đã bồi thường, khắc phục các thiệt hại là hậu quả của tội phạm cho phía bị hại, tuy nhiên, phía bị hại lại khơng đề nghị miễn TNHS cho người phạm tội, vấn đề này sẽ được xử lý như thế nào?

Theo quan điểm cá nhân, việc đề nghị miễn TNHS của phía bị hại phát sinh sau khi các bên đạt được sự đồng thuận trong việc tham gia phiên hòa giải. Do đó, đề nghị miễn TNHS trên được coi như là việc đề xuất tổ chức phiên hòa giải, bởi lẽ, sau khi tiếp nhận yêu cầu hòa giải, dù phía bị hại có đề nghị về việc miễn TNHS hay khơng, thì cơ quan có thẩm quyền vẫn có nghĩa vụ tiến hành đánh giá, xem xét áp dụng quy định về miễn TNHS theo khoản 3, Điều 29, BLHS 2015.

Hiện tại chưa có tiêu chí chung về đánh giá các nội hàm của quy định về miễn TNHS trong trường hợp hòa giải. Điều này có thể kể tới việc

xác định hậu quả của hành vi phạm tội, mức độ của việc tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả của người phạm tội, các tiêu chí đánh giá để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét “có thể” miễn hay khơng miễn

TNHS cho người phạm tội…. Do vậy, việc miễn TNHS đối với loại tội này trong thời gian qua có nhiều vụ mang tính chủ quan của cơ quan, người tiến hành tố tụng. Điều này có thể dẫn tới các hệ quả đó là áp dụng pháp luật cơng bằng, thậm chí có thể xảy ra trường hợp tư lợi cá nhân, dẫn tới thiếu sự khách quan trong việc áp dụng quy định và cũng không đảm bảo được yêu cầu về đấu tranh phịng, chống tội phạm.

Ngồi ra, việc chưa có hướng dẫn cụ thể, dẫn tới việc áp dụng quy định chưa có sự thống nhất của các cơ quan tiến hành tố tụng. Nhiều trường hợp cho thấy, người phạm tội đã thỏa mãn tất cả các căn cứ và điều kiện để được miễn TNHS theo quy định tại khoản 3, Điều 29, tuy nhiên cơ quan có thẩm quyền lại khơng cho miễn TNHS theo đúng quy định. Đơn cử, có thể đề cập tới ví dụ thực tiễn như sau:

“Theo nội dung Bản án số 46/2018/HS-ST ngày 31/7/2018 của TAND huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên: Lê Văn A có Giấy phép lái xe hạng C do Sở Giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên cấp ngày 16/11/2016, ngày 23 /02 /2018, A ký hợp đồng thuê 3 chiếc xe ơ tơ có tải trọng hàng hóa 8.500kg, biển số 89C- 061.xx của Công ty TNHH thương mại và xây dựng M (sau đây viết tắt là Công ty M ) trong thời hạn từ ngày 23/02/2018 đến ngày 22/5/2018 để chuyên chở vật liệu xây dựng.

Khoảng 00 giờ 50 phút ngày 03/3/2018, A điều khiển xe ô tô biển số 89C-061.xx chở cát đi trên đường 380 theo hướng từ Phố Nối đi thành phố Hưng Yên đến Km 9+400 thuộc địa phận xã N, huyện Yên Mỹ thì điều khiển xe ô tô quay đầu theo hướng thành phố Hưng Yên đi Phố Nối. Khi A điều khiển xe chuyển hướng thì xe mơ tơ biển số 60A1-060.xx do anh Nguyễn Đức B điều khiển đi trên làn đường chiều Phố Nối đi thành phố Hưng Yên đã đâm vào giữa xe ôtô do A điều khiển.

Hậu quả anh B chết tại chỗ, xe mô tô biển số 60A1-060.xx bị hư hỏng thiệt hại 12.000.000 đồng; xe ô tô bị hư hỏng thiệt hại khơng lớn.

Ơng Lê Mạnh S là người đại diện theo ủy quyền của người đại diện hợp pháp của người bị hại ngày 03 /10 /2017 đã được Lê Văn A cùng gia đình và Chủ sở hữu xe ô tô biển số 89C-061.xx bồi thường thiệt hại tổng số tiền 150.000.000 đồng; Ơng S khơng có u cầu gì về tài sản, bồi thường thiệt hại và có đơn xin miễn trách nhiệm hình sự cho Lê Văn A.

Lê Văn A khơng có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, khi quyết định hình phạt Hội đồng xét xử thấy bị cáo có bà nội là Bà mẹ Việt Nam anh hùng, bố bác là liệt sĩ; sau khi ra đầu thú đã thành khẩn khai nhận, ăn năn hối cải đồng thời cùng Công ty M bồi thường thiệt hại được người đại diện hợp pháp của người bị hại đề nghị miễn trách nhiệm hình sự. Mặt khác trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) miễn trách nhiệm hình sự đối với trường hợp tự nguyện hòa giải theo bộ luật hình sự việt nam 2015 (Trang 87 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)