Khái quát Pháp luật Việt Nam về hoạt động phát hành trái phiếu của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 29 - 36)

của NHTM.

Phát hành trái phiếu là loại hình giao dịch huy động vốn khá thông dụng của các tổ chức tín dụng trong đó có NHTM cổ phần và thường được quy định một cách rõ ràng, cụ thể trong pháp luật của nhiều nước trên thế giới.

Kể từ khi Việt Nam quyết định chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường năm 1986 đến nay, nước ta đã có những văn bản pháp luật quy định chi tiết về việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp nói chung, tuy nhiên chưa có một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể, chi tiết về việc phát hành trái phiếu của NHTM mà nó chỉ được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật chuyên ngành và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Trong suốt quá trình phát triển của nền kinh tế, các quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu của NHTM trong các văn bản pháp luật chuyên ngành luôn kịp thời và phát triển hơn qua các thời kỳ.

Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến việc phát hành và giao dịch các loại trái phiếu đã được ban hành từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX với các quy định về phát hành trái phiếu của công ty cổ phần trong Luật Công ty 1990. Thế nhưng trên thực tế chưa có DN nào phát hành TPDN theo luật này. Năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định 120/CP ngày 17/9/1994 kèm theo quy chế tạm thời về việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu DNNN ra thị trường thì thị trường TPDN mới chính thức được hình thành. Quy chế này hướng dẫn các vấn đề có liên quan đến việc phát hành, mua bán, chuyển nhượng, các hình thức thanh toán, lãi suất trái phiếu và các vấn đề khác có liên quan. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng văn bản này vào trong thực tế đã bộc lộ

nhiều hạn chế như: phương thức phát hành chưa phù hợp với thông lệ chung của thị trường trái phiếu (chưa quy định việc phát hành theo phương thức đấu thầu và bảo lãnh phát hành, chưa gắn việc phát hành với niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung); chưa bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch về thông tin khi phát hành TPDN. Ngoài ra, Nghị định này đưa ra những quy định về điều hành lãi suất còn mang nặng tính hành chính, làm giảm tính chủ động của DN và chưa thực sự gắn với thị trường. Điều kiện phát hành quá chặt chẽ, không khuyến khích DN thực hiện huy động vốn trên thị trường như phải có lãi 3 năm trước khi phát hành, trái phiếu bắt buộc phải có tổ chức bảo lãnh thanh toán. Vì vậy, việc phát hành TPDN để huy động vốn cho các DN theo Nghị định này vẫn còn rất hạn chế và chưa phổ biến. Cùng với Nghị định 120/CP, trong năm 2004, Thống đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) cũng đã ban hành Quyết định 212/QĐ/NH1 ngày 22/9/1994 về thể lệ phát hành trái phiếu Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư và hướng dẫn việc phát hành trái phiếu của các tổ chức tín dụng. Để chuẩn bị cho sự ra đời của Thị trường chứng khoán (TTCK) ở nước ta, Chính phủ đã ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 về chứng khoán và TTCK. Nội dung của Nghị định này hướng dẫn về việc phát hành chứng khoán ra công chúng, giao dịch chứng khoán và các dịch vụ liên quan đến chứng khoán và TTCK.

Năm 1999, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 10 đã thông qua Luật Doanh

nghiệp vào ngày 12/6/1999 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2000) để thay thế cho Luật

Công ty 1990. Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 1999 thì việc phát hành trái phiếu ra thị trường của các DN đã chính thức được điều chỉnh theo Luật này thay cho Luật Công ty 1990.

Năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày

28/11/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán nhằm thay thế cho Nghị định

điều kiện niêm yết TPDN cũng như TPCP tại Trung tâm giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, Nghị định này vẫn còn một số bất cập và hạn chế nhất định. Nghị định 144/2003/NĐ-CP đặt ra yêu cầu và các tiêu chuẩn của thị trường chứng khoán khi DN phát hành trái phiếu ra công chúng như điều kiện tài chính của tổ chức phát hành, công bố thông tin … trong khi về phương diện DN thì Luật Doanh nghiệp chưa có hướng dẫn về vấn đề này, dẫn đến các DN thường rất lúng túng trong quá trình chuẩn bị và thực hiện phát hành huy động vốn. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 144/2003/NĐ- CP chỉ quy định việc phát hành trái phiếu ra công chúng (có từ 50 nhà đầu tư tham gia trở lên, được bảo lãnh phát hành). Như vậy, toàn bộ hoạt động phát hành TPDN theo hình thức riêng lẻ (cho dưới 50 nhà đầu tư) của Công ty cổ phần, Công ty TNHH, DN có vốn đầu tư nước ngoài cho đến thời điểm năm 2003 vẫn chưa có khung pháp lý điều chỉnh.

Năm 2004, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 75/2004/TT-BTC ngày

23/7/2004 về phát hành TPDN ra công chúng. Theo đó, các DN khi phát hành trái

phiếu ra công chúng để huy động vốn phải đăng ký với UBCKNN. Điều kiện để được phát hành trái phiếu bao gồm: có vốn điều lệ tối thiểu 10 tỷ đồng; hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, lợi nhuận sau thuế liền trước năm đăng ký là số dương và không lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký phát hành; có tổ chức bảo lãnh phát hành.

Luật Doanh nghiệp năm 2005 được ban hành thay thế cho Luật Doanh nghiệp

năm 1999 đã đặt nền tảng pháp lý đầu tiên cho việc hình thành việc phát hành trái phiếu của công ty cổ phần, đồng thời đưa ra những mầm mống manh nha cho việc phát hành trái phiếu của công ty cổ phần ở nước ta. Nhưng ở Luật Doanh nghiệp năm 2005, việc phát hành trái phiếu chỉ quy định cho các công ty cổ phần nói chung và chỉ nêu một cách sơ bộ về quyền được phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty, luật cũng quy định các trường hợp không được phát hành trái phiếu (Điều 88, Luật Doang nghiệp 2005).

Như vậy Luật DN năm 2005 đã đặt nền móng, hình thành khung pháp lý sơ lược về quyền phát hành trái phiếu của công ty cổ phần, chưa có nhưng quy định cụ thể về nguyên tắc phát hành trái phiếu, điều kiện phát hành trái phiếu, loại hình trái phiếu... Thực tế này xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử của thời kì đó. Mức độ phát triển của các Tổ chức tín dụng thời kỳ này còn thấp, các ngân hàng có quy mô nhỏ, đơn giản .

Để xử lý những tồn tại trong quy định về phát hành TPDN, nhất là về phương diện phát hành TPDN riêng lẻ, trong năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định

52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 về việc phát hành TPDN thay thế cho Nghị định

120/CP ngày 17/9/1994. Theo đó, chủ thể phát hành trái phiếu không chỉ là các DNNN như trước đây mà còn có các công ty TNHH, công ty CP và DN có vốn đầu tư nước ngoài với một nguyên tắc chung là các DN tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm và công khai minh bạch thông tin. Với Nghị định này, DN chỉ cần có thời gian hoạt động tối thiểu 1 năm kể từ ngày chính thức hoạt động; có báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán; kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm liền kề năm phát hành phải có lãi và có phương án phát hành trái phiếu được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua là có thể triển khai việc phát hành trái phiếu để huy động vốn phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển. Với những quy định khá thông thoáng, Nghị định 52/2006/NĐ-CP không chỉ tạo điều kiện cho DN huy động vốn ngoài thị trường, thúc đẩy thị trường tài chính phát triển, giảm áp lực cho các NHTM mà còn làm tăng tính thanh khoản của TPDN do Nghị định này yêu cầu các tổ chức phát hành phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các nhà đầu tư nên khuyến khích các nhà đầu tư xem việc đầu tư vào TPDN như là một kênh đầu tư an toàn, hấp dẫn và có hiệu quả.

Cùng với Nghị định 52/2006/NĐ-CP, một văn bản quy phạm pháp luật khác cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thị trường TPDN đã được ban hành trong năm 2006, đó chính là Luật Chứng khoán. Luật Chứng khoán đã

được Quốc hội chính thức thông qua vào ngày 29/6/2006 tại kỳ họp thứ 9 – Quốc hội khóa XI và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2010).

Nhằm cụ thể hóa Nghị định 52/2006/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 3/3/2007 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 17/2007/TT-BTC hướng dẫn hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng. Như vậy với sự ra đời của Luật chứng khoán, tính đến thời điểm hiện nay, khung pháp lý cơ bản cho việc phát hành TPDN đã tương đối hoàn thiện và đầy đủ. Trong cả Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và Nghị định 52/2006/NĐ-CP đều đã có những quy định khá cởi mở nhằm tạo thuận lợi cho DN phát hành trái phiếu để huy động vốn. Tuy nhiên, Nghị định 52/2006/NĐ-CP chỉ quy định việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp ở thị trường trong nước, còn việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế thực hiện theo quy định tại Nghị định số 53/2009/NĐ-CP ngày 4/6/2009 của Chính phủ; Nghị định 52/2006/NĐ-CP cũng chưa có các quy định cụ thể về việc phát hành trái phiếu của các tổ chức tín dụng. Nghị định 90/2011/NĐ-CP ngày 14/10/2011 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp ( Nghị định 90) thay thế Nghị định 52/2006/NĐ-CP đã khắc phục được các nhược điểm đó.

Ngày 14/10/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (Nghị định 90) thay thế Nghị định 52/2006/NĐ-CP . Nghị định 90 có nhiều thay đổi, quy định chặt chẽ hơn so với quy định hiện hành về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và điều chỉnh cả đối với hoạt động phát hành trái phiếu của các tổ chức tín dụng. Nghị định 90 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh các hoạt động phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bao gồm cả việc phát hành trái phiếu riêng lẻ trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam và việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế của doanh nghiệp. Nghị định này điều chỉnh cả việc phát hành trái phiếu của tổ chức tín dụng và nâng cao tiêu chuẩn, điều kiện đối với phát hành trái phiếu doanh nghiệp; nghị định cũng quy định các điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo hướng

chặt chẽ hơn so với quy định hiện hành; nghị định còn quy định thêm phương thức phát hành trái phiếu và bổ sung quy định về quản lý vay, trả nợ nước ngoài đối với việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.

* Ngoài ra, còn có các văn bản pháp luật quy định về giao dịch phát hành trái phiếu ngân hàng như Pháp lệnh ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính. Sau đó, văn bản này được cụ thể hoá bằng các Quyết định số 212/QĐ-NH1 ngày 22/9/1994; Quyết định số 214/QĐ-NH1 ngày 23/9/1994; Quyết định số 243/QĐ-NH1 ngày 30/3/1994 và Quyết định số 247/QĐ-NH ngày 05/10/1994 về việc cho phép các tổ chức tín dụng, ngân hàng đầu tư phát triển được phát hành trái phiếu ngân hàng cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam để huy động vốn trung hạn và dài hạn trên thị trường vốn. Gần đây, giao dịch phát hành trái phiếu ngân hàng và các giấy tờ có giá khác lại tiếp tục được quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng ban hành ngày 12/12/1997 (đạo luật này đã được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2004) và được cụ thể hoá bằng các văn bản dưới luật như Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại (khoản 2 Điều 3); Nghị định số 13/1999/NĐ-CP ngày 17/3/1999 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam (khoản 2 Điều 30); Quyết định số 1287/2002/QĐ-NHNN ngày 22/11/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động vốn trong nước. Sau đó, văn bản này đã bị thay thế bởi Quyết định số 02/2005/QĐ-NHNN ngày 04/01/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động vốn trong nước (sau đây gọi tắt: Quyết định số 02).

Gần đây nhất, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24/3/2008 ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng ( bao gồm phát hành trái phiếu của NHTM cổ phần) (sau

đây gọi tắt: Quyết định số 07) để thay thế cho Quyết định số 02 và Quyết định số 07 này đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sửa đổi, bổ sung một số điều ban hành tại Thông tư số 16/2009/TT-NHNN ngày 11/8/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của các tổ chức tín dụng. Hành động này có thể xem như một nỗ lực đáng kể của Ngân hàng Nhà nước trong việc kết nối hoạt động huy động vốn của tổ chức tín dụng trong đó có Ngân hàng thương mại cổ phần với thị trường chứng khoán nói chung và việc phát hành trái phiếu của các NHTM nói riêng, thông qua đó góp phần thúc đẩy hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam, vốn đang gặp nhiều khó khăn trong thời điểm hiện nay. Có thể nói, việc ban hành Quyết định số 07 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 16/2009/TT- NHNN ngày 11/8/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của các tổ chức tín dụng là cần thiết và đúng hướng. Văn bản này, đã từng bước thiết lập sự đồng bộ giữa các quy định về phát hành giấy tờ có giá bao gồm phát hành trái phiếu của NHTM cổ phần với các quy định của Luật chứng khoán năm 2006 về phát hành chứng khoán ra công chúng. Đặc biệt, văn bản này đã quy định thêm một số vấn đề mới mà các văn bản bị thay thế chưa quy định hoặc quy định chưa rõ, chẳng hạn như: quyền phát hành trái phiếu chuyển đổi và chứng quyền của tổ chức tín dụng cổ phần; việc áp dụng cơ chế phát hành thông qua phương thức đấu thầu, thông qua tổ chức làm đại lý hoặc tổ chức trung gian bảo lãnh phát hành chứng khoán.

- Năm 2010, Luật các tổ chức tín dụng được ban hành thay thế Luật các tổ chức

tín dụng năm 1997 quy định việc phát hành trái phiếu là một trong những hoạt động

của NHTM (Điều 98), Luật cũng quy định Chính phủ căn cứ vào luật này và Luật Chứng khoán để quy định về việc phát hành trái phiếu trừ trái phiếu chuyển đổi của các tổ chức tín dụng. Như vậy, Luật các tổ chức tín dụng đưa ra những quy định khái quát nhất, mang tính nền tảng cho việc phát hành trái phiếu của các tổ chức tín dụng nói chung và của các ngân hàng thương mại nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)