Quyền lợi của người mua trái phiếu và trách nhiệm của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 54 - 61)

Quyền lợi của người mua trái phiếu

Người mua trái phiếu của các tổ chức tín dụng nói chung và của các Ngân hàng TMCP nói riêng bao gồm các nhà đầu tư cá nhân và các nhà đầu tư có tổ chức. Nhà

thay vì đem gửi khoản tiền này vào ngân hàng thì họ đầu tư vào trái phiếu để có thể nhận được tiền lãi và các khoản chênh lệch giá khi bán trái phiếu. Đối với các nhà đầu tư có tổ chức, bao gồm các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm, … đây là những tổ chức có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm về chứng khoán. Các tổ chức đầu tư sẽ sử dụng số vốn huy động được từ dân chúng để tạo ra lợi nhuận bằng việc đầu tư vào trái phiếu trên thị trường TPDN.

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư chứng khoán nói chung và nhà đầu tư trái phiếu nói riêng là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán. Nguyên tắc này được ghi nhận trong pháp luật chứng khoán của hầu hết các nước trên thế giới cũng như trong pháp luật Việt Nam. Ngay từ khi mới ban hành pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, trong Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán đã dành riêng một điều luật (Điều 19) để quy định về bảo vệ quyền lợi của người đầu tư. Tiếp đó, ngày 28/11/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 144/2003/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số 48, trong đó cũng khẳng định việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư là một nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán (Điều 2 Nghị định số 144). Vừa qua, ngày 23/6/2006, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Chứng khoán, Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007, điều chỉnh hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Tại Điều 4 Luật Chứng khoán tiếp tục khẳng định hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán phải tuân thủ nguyên tắc “Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư”.

Có thể nói, quyền sở hữu trái phiếu (chứng khoán) có những điểm đặc thù so với quyền sở hữu các loại tài sản khác, bởi lẽ, chứng khoán (trái phiếu) là những hàng hoá đặc thù của thị trường chứng khoán (TTCK), là một loại quyền tài sản (theo Điều

181 Bộ Luật Dân sự), là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành, được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử (Khoản 1 Điều 6 Luật Chứng khoán). Trong đó, trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành. Người sở hữu trái phiếu là chủ nợ của tổ chức phát hành (NHTM). Những người này được gọi là nhà đầu tư chứng khoán khi họ tham gia các giao dịch mua, bán, chuyển nhượng chứng khoán trên TTCK. Chứng khoán (trái phiếu) có 3 đặc tính cơ bản là tính rủi ro, tính thanh khoản và tính sinh lợi. Tính rủi ro của chứng khoán được lý giải bởi nguyên nhân giá trị của chứng khoán có thể thay đổi do kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý của nhà đầu tư khi tiếp cận và phân tích thông tin không chính xác. Vì vậy, khi sở hữu chứng khoán của tổ chức phát hành nào đó thì rủi ro đã được chuyển từ tổ chức phát hành sang người sở hữu chứng khoán (trái phiếu). Tính thanh khoản của chứng khoán (trái phiếu) giúp cho người sở hữu thực hiện được các quyền năng của mình (quyền định đoạt) thông qua việc chuyển chứng khoán thành tiền mặt hoặc tặng, cho, thừa kế. Tính sinh lợi của chứng khoán (trái phiếu) cho phép người sở hữu nó có thể nhận được những khoản lợi nhuận nhất định. Nhờ có đặc tính này mà chứng khoán nói chung và trái phiếu nói riêng rất hấp dẫn nhà đầu tư. Những đặc thù trên của chứng khoán sẽ là cơ sở để tiếp cận nội dung quyền sở hữu chứng khoán [22]

Nội dung của quyền sở hữu chứng khoán nói chung và trái phiếu nói riêng là vấn đề cơ bản khi nghiên cứu về sở hữu chứng khoán. Hiện nay quyền sở hữu các loại chứng khoán nêu trên được điều chỉnh chủ yếu bởi các đạo luật sau đây: Bộ Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán. Vì vậy, quyền sở hữu chứng khoán cũng thường được nhìn nhận bao gồm ba quyền năng: quyền chiếm hữu (nắm giữ, quản lý), quyền sử dụng (khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức), quyền định đoạt (chuyển

rất đa dạng và rất khác nhau, tuỳ thuộc vào mục đích của người sở hữu chứng khoán, loại chứng khoán. Có thể nói, về cơ bản, quyền sở hữu trái phiếu bao gồm các quyền sau đây:

- Quyền nhận lợi nhuận từ việc sở hữu chứng khoán. Đây là quyền của người sở hữu trái phiếu xuất phát từ đặc thù của chứng khoán có tính sinh lợi. Có thể nói, tuỳ thuộc vào mục đích của người sở hữu trái phiếu mà họ có thể nhận lợi nhuận dưới các góc độ khác nhau. Nếu người sở hữu trái phiếu có ý định nắm giữ chứng khoán trong thời gian dài thì mức lợi nhuận được hưởng sẽ là lãi suất. Trong trường hợp này, người sở hữu vừa có các quyền và lợi ích của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản là trái phiếu vừa có lợi ích của chủ nợ đối với tổ chức phát hành đó. Ngược lại, nếu người sở hữu chỉ quyết định nắm giữ các trái phiếu đó trong thời gian hạn chế, khi giá trị trái phiếu tăng sẽ bán ra thị trường thì lợi nhuận thu được từ việc sở hữu trái phiếu chủ yếu là mức chênh lệch giữa giá mua hoặc vốn bỏ ra ban đầu và giá bán. Trong trường hợp này, quyền sở hữu trái phiếu được thể hiện chủ yếu ở quyền quyết định mua, bán trái phiếu để kiếm lợi.

- Quyền được cung cấp thông tin: Đây là quyền đặc trưng của người sở hữu trái phiếu so với sở hữu các loại tài sản khác. Khi sở hữu trái phiếu, người sở hữu có toàn quyền hưởng lợi do trái phiếu đem lại. Người sở hữu trái phiếu muốn thực hiện được các quyền năng của mình như quyền định đoạt đối với trái phiếu (khi mua, bán, chuyển nhượng) thường phải dựa vào những thông tin nhất định về tổ chức phát hành trái phiếu mà cụ thể ở đây là NHTM, về số lượng trái phiếu và giá cả của trái phiếu đang giao dịch trên thị trường…. Có thể khẳng định, TTCK là thị trường của những thông tin, dựa vào đó người ta có thể thực hiện các giao dịch đối với chứng khoán nói chung và trái phiếu nói riêng. Vì vậy, luật pháp yêu cầu các chủ thể tham gia TTCK phải công bố thông tin chính xác, kịp thời, trung thực và đầy đủ, trên cơ sở đó người đầu tư đưa ra quyết định theo hướng có lợi nhất cho mình. Ở đây, cần nhấn mạnh rằng, quyền

được cung cấp thông tin là nội hàm của quyền sở hữu trái phiếu, phụ thuộc vào đặc thù của trái phiếu là một loại quyền tài sản, rất khó xác định giá trị trên thực tế, thường phải dựa vào các thông tin liên quan đến trái phiếu để phân tích, đánh giá.

- Quyền tự do chuyển nhượng, quyền tặng cho, thừa kế trái phiếu: đây là quyền cơ bản của người sở hữu trái phiếu, gắn với đặc tính thanh khoản của trái phiếu.

Về nguyên tắc, người sở hữu trái phiếu có quyền tự do chuyển nhượng trái phiếu, trừ một số trường hợp ngoại lệ bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. Đây là biểu hiện của quyền tự do kinh doanh đã được Hiến pháp quy định. Người sở hữu trái phiếu có quyền tặng, cho, thừa kế, chuyển nhượng trái phiếu.

Pháp luật về chứng khoán trên thế giới đều có quy định ngoại lệ cho các trường hợp chuyển nhượng trên (không phải thông qua trung gian). Tuy nhiên, điều này chỉ được thực hiện khi tuân thủ các tiêu chí nhất định như: việc chuyển nhượng không vì mục tiêu vụ lợi (nhằm bảo đảm sự công bằng cho những nhà đầu tư khác khi mua bán chứng khoán qua TTCK, bởi lẽ có thể xảy ra trường hợp chuyển nhượng trực tiếp vì mục đích thâu tóm DN niêm yết, thao túng giá cả); hoặc hoạt động chuyển nhượng này không phải là thường xuyên, phải được thanh toán bằng tiền mặt trực tiếp (ở Pháp).

- Quyền cầm cố trái phiếu và thực hiện các giao dịch,người sở hữu trái phiếu có quyền vay vốn ở các tổ chức, cá nhân và dùng tài sản bảo đảm là các trái phiếu để cầm cố, bảo đảm nghĩa vụ trả nợ cho các khoản tín dụng đó.

- Quyền góp vốn bằng chứng khoán để thành lập công ty: đây cũng là quyền của chủ sở hữu chứng khoán. Khi thực hiện quyền này phải tuân thủ các điều kiện về góp vốn, xác định giá trị phần vốn góp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Ngoài ra, trong trường hợp bán khống chứng khoán (bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán) hoặc khi nhà đầu tư thực hiện các giao dịch ký quỹ chứng

khoán cũng chưa có quy định cụ thể của pháp luật về vấn đề này, vì vậy quyền lợi của người sở hữu chứng khoán ở đây cũng không rõ. [3]

Trách nhiệm của NHTM

NHTM phát hành trái phiếu chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp, phân bổ, quản lý và sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu đúng mục đích, có hiệu quả theo phương án phát hành trái phiếu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn và đảm bảo việc thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) cho chủ sở hữu trái phiếu; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về đăng ký phát hành, công bố thông tin và chế độ báo cáo theo quy định tại Nghị định này và văn bản pháp luật có liên quan; đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đã công bố; trước ngày 01 tháng 11 hàng năm, có trách nhiệm đăng ký kế hoạch phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế của năm tiếp theo để Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt tổng hạn mức vay thương mại hàng năm của quốc gia; thực hiện đầy đủ trách nhiệm với các đại lý, tổ chức và cá nhân liên quan khác; chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của các báo cáo tài chính; thực hiện chế độ quản lý tài chính, báo cáo và kế toán thống kê theo quy định của pháp luật [24]

Kết luận chương 2

Chương 2 đã phân tích và bình luận các quy định của pháp luật hiện hành về phát hành trái phiếu của các NHTM cổ phần ở nước ta. Từ những phân tích trên có thể thấy, pháp luật về phát hành trái phiếu của các NHTM cổ phần ở Việt Nam luôn trong quá trình hoàn thiện và hiện nay, khuôn khổ pháp lý cho sự vận hành và phát triển việc phát hành trái phiếu của các NHTM cổ phần đã tương đối đầy đủ, đồng bộ. Có thể nói, Luật Chứng khoán năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2010) ra đời đã góp phần hoàn chỉnh thể chế về kinh tế thị trường ở Việt Nam, tạo khung pháp lý cho sự

phát triển của TTCK nói chung và việc phát hành trái phiếu của các NHTM nói riêng, quán triệt tinh thần đổi mới của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, việc ban hành Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN về phát hành giấy tờ có giá của các tổ chức tínd dụng có giá của các tổ chức tín dụng (được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 16/2009/TT-NHNN) và Nghị định số 90/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã tạo khung pháp lý đồng bộ cho việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng. Điều này hết sức quan trọng vì sẽ tạo ra một môi trường pháp luật ổn định cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để việc phát hành trái phiếu huy động vốn của các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng phát triển, pháp luật về phát hành trái phiếu đi vào cuộc sống thì đòi hỏi không chỉ đơn thuần hoàn thiện các vấn đề về mặt pháp lý, mà còn nhất thiết phải nâng cao nhận thức của người dân về trái phiếu và phát hành trái phiếu, đồng thời gây dựng niềm tin của họ đối với TTCK. Có như vậy mới nâng cao tính hiệu quả của hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về trái phiếu nói riêng. Thực trạng thực hiện các quy định của pháp luật và kiên nghị sửa đồi sẽ được trình bày tại chương 3.

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CỦA NHTM Ở VIỆT NAM. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)