Điều kiện phát hành trái phiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 39 - 44)

2.5.1. Đối với chào bán trái phiếu ra công chúng

Sau khi thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng, trái phiếu của chủ thể phát hành sẽ được sở hữu rộng rãi bởi các nhà đầu tư. Sự thành bại của chủ thể phát hành trong quá trình kinh doanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi của các nhà đầu tư có được từ lãi trái phiếu. Để bảo vệ lợi ích thỏa đáng của các nhà đầu tư và cũng để củng cố lòng tin của họ vào thị trường chứng khoán, pháp luật mà cụ thể là Luật Chứng khoán đã đề ra các điều kiện mà tổ chức phát hành phải thỏa mãn để được chào bán trái phiếu ra công chúng như sau:

Theo Điều 12 của Luật chứng khoán, điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng bao gồm:

- Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán

- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm

- Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua

- Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác.

Hiện nay, theo Luật Chứng khoán năm 2006 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2010, các điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng cũng được các nhà làm luật thiết kế có phân biệt giữa chào bán cổ phiếu, chào bán trái phiếu và chào chứng chỉ quỹ đầu tư ra công chúng. Những quy định của Luật Chứng khoán về điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng còn lưu ý đến địa vị pháp lý của chủ thể phát hành cũng như địa vị pháp lý của nơi chào bán trái phiếu, vì vậy điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng có sự phân biệt giữa công ty cổ phần, công ty TNHH và quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần và doanh nghiệp thành lập mới; giữa chào bán trái phiếu trong nước với chào bán trái phiếu quốc tế.

Ngoài ra theo Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ hướng dẫn Luật Chứng khoán và Luật chứng khoán sửa đổi, thì tổ chức phát hành phải mở một tài khoản riêng tại NHTM để phong tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán. Trường hợp tổ chức phát hành là NHTM thì phải lựa chọn một NHTM khác để phong tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán. Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, tổ chức phát hành phải báo cáo Ủy ban chứng khoán nhà nước về kết quả chào

bán kèm theo xác nhận của NHTM nơi mở tài tổ chức phát hành được giải tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán.

2.5.2. Đối với trái phiếu phát hành riêng lẻ trong nước 2.5.2.1. Đối với trái phiếu không chuyển đổi 2.5.2.1. Đối với trái phiếu không chuyển đổi

Điều 13, Nghị định 90/2011/NĐ-CP quy định về điều kiện phát hành trái phiếu không chuyển đổi như sau:

a) Doanh nghiệp có thời gian hoạt động tối thiểu là một (01) năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động;

b) Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm liền kề trước năm phát hành phải có lãi theo báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước hoặc tổ chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Báo cáo tài chính được kiểm toán của doanh nghiệp phát hành phải là báo cáo kiểm toán nêu ý kiến chấp nhận toàn phần. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu trước ngày 01 tháng 4 hàng năm chưa có báo cáo tài chính năm của năm liền kề được kiểm toán thì phải có:

- Báo cáo tài chính được kiểm toán của năm trước năm liền kề với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi;

- Báo cáo tài chính quý gần nhất với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi được kiểm toán (nếu có);

- Báo cáo tài chính của năm liền kề với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt theo Điều lệ hoạt động của công ty.

c) Đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn và các hạn chế khác về đảm bảo an toàn trong hoạt động đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại pháp luật chuyên ngành;

d) Có phương án phát hành trái phiếu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận quy định tại Điều 14, Điều 15 Nghị định này.

2.5.2.2. Đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền

Theo quy định tại điều 28, Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN và Thông tư số 16/2009/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 07/2008/QĐ- NHNN thi Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng thương mại cổ phần phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

1. Tuân thủ các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước; Có thời gian hoạt động tối thiểu là một năm kể từ ngày tổ chức tín dụng chính thức đi vào hoạt động

2. Phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của năm tài chính được Đại hội đồng cổ đông thông qua và được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

3. Kết quả hoạt động, kinh doanh của năm liền kề trước năm phát hành và tính đến thời điểm gần nhất phải có lãi, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của năm liền kề trước năm phát hành và tính đến thời điểm gần nhất dưới 5%.

4. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của 3 năm liên tiếp trước đó phải cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền. Đối với tổ chức tín dụng có thời gian hoạt động từ 2 đến dưới 3 năm, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của 2 năm liên tiếp trước đó phải cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền. Đối với tổ chức tín dụng có thời gian hoạt động dưới 2 năm, tỷ suất

lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của năm trước đó phải cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền.

5. Được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của năm tài chính của tổ chức tín dụng. Nếu phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua có thay đổi, tổ chức tín dụng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) để Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận.

Ngoài ra, điều kiện phát hành trái phiếu chuyển đổi của doanh nghiệp nói chung và của Ngân hàng thương mại nói riêng phải tuân theo các quy định tại Khoản 2, Điều 13 của Nghị định 90/2011/NĐ-CP như sau:

(i) Thuộc đối tượng được phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền;

(ii) Đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành;

(iii) Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất sáu (06) tháng.

2.5.3. Đối với phát hành trái phiếu quốc tế

Điều kiện phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế được quy định tại Điều 23 Nghị định số 90/2011/NĐ-CP ngày 14-10-2011 của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp như sau:

* Đối với trái phiếu không chuyển đổi: doanh nghiệp phát hành có thời gian

hoạt động tối thiểu là ba năm kể từ ngày chính thức đi vào hoạt động và đáp ứng đủ các điều kiện sau: 1) Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của ba năm liên tiếp liền kề trước năm phát hành phải có lãi theo báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Kiểm toán

Nhà nước hoặc tổ chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động hợp pháp ở Việt Nam. Báo cáo tài chính được kiểm toán của doanh nghiệp phát hành trong ba năm liên tiếp liền kề trước năm phát hành phải là báo cáo kiểm toán nêu ý kiến chấp nhận toàn phần. 2) Đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn và các hạn chế khác về bảo đảm an toàn trong hoạt động đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại pháp luật chuyên ngành. 3) Trị giá phát hành trái phiếu quốc tế phải được Ngân hàng Nhà nước xác nhận thuộc tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài hằng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 4) Đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế về hệ số tín nhiệm để phát hành trái phiếu. Riêng đối với doanh nghiệp nhà nước phải bảo đảm có hệ số tín nhiệm tối thiểu bằng hệ số tín nhiệm quốc gia. 5) Phương án phát hành trái phiếu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận quy định tại Điều 24 và Điều 26 nghị định này. 6) Doanh nghiệp phát hành đã hoàn chỉnh hồ sơ phát hành theo đúng luật pháp của thị trường phát hành áp dụng cho từng đợt, từng hình thức phát hành [17]

* Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm theo chứng quyền: doanh

nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền, ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định như doanh nghiệp phát hành trái phiếu không chuyển đổi nêu trên còn phải đáp ứng thêm các điều kiện sau: 1) Thuộc đối tượng được phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền. 2) Bảo đảm tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành. 3) Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất sáu tháng [18].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)