Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ DẠY NGHỀ
3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về dạy nghề
3.2.3. Tăng cường hoàn thiê ̣n chính sách đào tạo bồi dưỡng cho nhà
giáo dạy nghề và chính sách đối với người học nghề
Trong Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề được xem là một giải pháp quan trọng để thực hiện chiến lược này. Chiến lược xác định cần chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia về trình độ đào tạo, kỹ năng và sư phạm nghề. 100% số giáo viên này phải đạt chuẩn vào năm 2014; Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ khu vực và quốc tế về kỹ năng nghề và năng lực sư phạm của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và các nước phát triển trên thế giới. 100% số giáo viên này phải đạt chuẩn của các nước tương ứng vào năm 2014. Từ thực trạng hệ thống chính sách, những đề xuất nhóm chính sách liên quan đến đào tạo bồi dưỡng cho nhà giáo dạy nghề cần quan tâm đến những vấn đề sau: Nguồn đầu tư cho việc đào tạo bồi dưỡng nhà giáo dạy nghề còn thiếu hụt; Chương trình bồi dưỡng cho nhà giáo dạy nghề chưa được xây dựng theo chuẩn kỹ năng nghề; Chưa quy định về chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo dạy nghề; Khung năng lực quốc gia đối với nhà giáo dạy nghề chưa được xây dựng và ban hành; Mô hình đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo dạy nghề theo hai phương thức song song và nối tiếp. Phương pháp mạch thẳng ưu điểm về chất lượng song lại chậm về quy mô. Phương pháp đào tạo nối tiếp tăng nhanh về quy mô nhưng chất lượng đào tạo bị ảnh hưởng; Sự tách biệt giữa đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo dạy nghề và nghiên cứu khoa học,…
Để nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo dạy nghề, vấn đề trước hết cần quan tâm là đảm bảo nguồn tài chính cần thiết cho hoạt động này, cần xem đó là một ưu tiên trong phát triển nhà giáo dạy nghề. Do đó, cần
+ Quy định các dự án về dạy nghề vốn ODA phải dành một tỷ lệ kinh phí nhất định để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo dạy nghề, nhất là tổ chức cho nhà giáo dạy nghề rèn luyện kỹ năng, phương pháp giảng dạy ở các nước tiên tiến, có hoạt động dạy nghề phát triển.
+ Đổi mới chính sách phân bổ tài chính trong đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo dạy nghề. Thực hiện phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp thay vì xác định theo định mức đầu người.
+ Quy định trao quyền quyết định sử dụng kinh phí cho các cơ quan, đơn vị sử dụng nhà giáo dạy nghề. Bởi lẽ, cơ quan, đơn vị sử dụng nhà giáo dạy nghề là chủ thể có thông tin đầy đủ nhất, chính xác nhất những thiếu hụt về năng lực của đội ngũ nhà giáo dạy nghề. Nếu cơ quan, đơn vị sử dụng nhà giáo dạy nghề được quyền quyết định kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, có quyền lựa chọn chương trình đào tạo, bồi dưỡng sẽ làm thay đổi hẳn thói quen cung ứng dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng hiện nay và tạo điều kiện cho những cơ sở có năng lực tham gia cung ứng dịch vụ này. Khi đó người học sẽ có cơ hội để lựa chọn dịch vụ tốt hơn, rẻ hơn và nhà nước cũng tiết kiệm kinh phí đầu tư. Một khi đã trao quyền tự chủ cho các cơ quan sử dụng nhà giáo dạy nghề, trong đó có quyền chọn cơ sở đào tạo sẽ hình thành một cơ chế cạnh tranh trong việc tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng cho nhà giáo dạy nghề. Điều này giúp nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, khắc phục tình trạng nhà giáo dạy nghề tham dự nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhưng năng lực làm việc không được cải thiện tương ứng.
Nếu coi chất lượng đội ngũ nhà giáo dạy nghề là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo nghề nghiệp thì việc Nhà nước với hệ thống các chính sách hợp lý nhằm cung ứng được nguồn nhân lực tốt nhất cho lĩnh vực này đang thực sự là một thách thức.