Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ DẠY NGHỀ
2.1. Những kết quả đạt được trong thực hiện pháp luật về dạy nghề
2.1.1. Về trình độ đào tạo, tổ chức đào tạo, thời gian đào tạo, chương trình đào tạo trong dạy nghề
Về trình độ đào tạo.
Theo quy định của pháp luật về dạy nghề, trình độ đào tạo trong dạy nghề đã được thống nhất hệ thống 3 cấp trình độ dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp và trường cao đẳng thành một hệ thống thống nhất bao gồm 03 trình độ: Sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Theo đó:
- Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề;
- Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;
- Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.”
Việc thống nhất hệ thống 3 cấp trình độ dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp và trường cao đẳng thành một hệ thống thống nhất bao gồm 03 trình độ: Sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Nội dung đổi mới này là
Thứ nhất, việc hợp nhất các trình độ đào tạo nghề thành ba trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng đã thể chế hóa nội dung của Nghị quyết số 29- NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo về “thống nhất tên gọi các trình độ đào tạo” và “quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học” cũng như tạo thuận lợi cho việc quy hoạch hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao theo tinh thần Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư trung ương Đảng ngày 06/6/2014.
Thứ hai, việc sắp xếp lại các trình độ đào tạo nghề là dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề. Theo quan niệm khoa học thì đào tạo nghề được hiểu là quá trình đào tạo kỹ thuật, nghiệp vụ sau trung học cơ sở để giúp nguồn nhân lực được đào tạo có khả năng trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình lao động sản xuất, dịch vụ. Đào tạo nghề có phổ trình độ rất rộng, từ trình độ thấp như đào tạo ngắn hạn, sơ cấp đến trình độ cao như đào tạo đại học, sau đại học, trong đó trình độ đào tạo càng lên cao thì mức độ tham gia trực tiếp vào sản xuất, dịch vụ của nguồn nhân lực được đào tạo càng giảm.
Với mục tiêu phát triển năng lực thực hành và kỹ năng nghề nghiệp cho người học, các trình độ đào tạo trung cấp, cao đẳng (cả chuyên nghiệp và nghề) được nhiều quốc gia trên thế giới xếp vào các bậc dạy nghề nhằm đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật, nghiệp vụ trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, dịch vụ.
Ở Việt Nam, các trình độ trung cấp, cao đẳng hiện đang bị phân tách thành 2 bộ phận do 2 bộ thực hiện quản lý nhà nước, trong đó Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý hệ thống dạy nghề với các trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề còn Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý hệ thống giáo dục chuyên nghiệp gồm trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng. Hơn thế, cao đẳng hiện đang được xếp là một trình độ đào tạo thuộc giáo dục đại học. Trong khi đó, về bản chất, các trình độ đào tạo trung cấp chuyên
nghiệp và trung cấp nghề, cao đẳng và cao đẳng nghề đều thực hiện đào tạo theo định hướng thực hành nghề nghiệp và đều chú trọng rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho người học để phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, dịch vụ.
Việc phân tách trong quản lý, chỉ đạo, điều hành chung đối với các trình độ đào tạo trung cấp và trung cấp nghề, cao đẳng và cao đẳng nghề như hiện nay dẫn tới tình trạng phân tán, chồng chéo trong tổ chức đào tạo cũng như dàn trải, lãng phí trong đầu tư, phân bổ nguồn lực cho giáo dục nghề nghiệp. Vì vậy, xuất phát từ tình hình thực tiễn, việc hợp nhất các trình độ nhằm một mặt khắc phục những bất cập nêu trên, tạo sự thống nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân; mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc công nhận tương đương trình độ giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực ASEAN nói riêng và trên thế giới nói chung, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về đào tạo nghề nghiệp.
Như vậy, việc hợp nhất các trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật hiện hành không tạo ra xung đột pháp lý mà vẫn bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật đồng thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Việc tổ chức đào tạo
Chương trình đào tạo được thực hiện theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ. Cơ sở hoạt động dạy nghề tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chương trình đào tạo theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở nhưng phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng theo quy định đối với từng chương trình đào tạo. Như vậy, khác với trước đây tổ chức đào tạo trong dạy nghề chỉ có phương thức đào tạo theo niên chế thì hiện nay việc tổ chức đào tạo có thể được thực hiện theo 3 phương thức: đào tạo theo niên chế, đào tạo theo tích lũy mô-đun, đào tạo theo tích lũy tín chỉ. Việc bổ sung phương thức tích lũy mô đun, môn học và giao cho các cơ sở dạy nghề có quyền tự chủ trong
việc lựa chọn phương thức dạy nghề theo niên chế hay theo phương thức tích lũy mô đun, môn học để tổ chức dạy nghề tại cơ sở dạy nghề của mình đã đem lại những kết quả tích cực trong việc triển khai thực hiện luật trên thực tế. Theo phương thức đào tạo này, hệ thống dạy nghề sẽ là hệ thống mở, linh hoạt, đảm bảo liên thông thuận lợi giữa các cấp trình độ đào tạo trong cùng nghề hoặc với các nghề khác hoặc liên thông lên trình độ cao hơn trong hệ thống giáo dục quốc dân; người học được coi là trung tâm của quá trình đào tạo, được học theo năng lực, điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân, có thể học nhiều nội dung trong cùng thời gian và được công nhận theo hình thức tích lũy các năng lực; người học có thể học rút ngắn hoặc kéo dài thời gian học tập hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực, điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân, người học có thể học nhiều hơn một nghề trong cùng thời gian, học đến đâu thành thạo đến đó và được công nhận môn học sẽ dẫn đến những thay đổi cơ bản, toàn diện từ triết lý đến mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, thời gian đào tạo, cách thức đánh giá và điều hết sức quan trọng là tạo ra sự thay đổi về chất lượng đào tạo.
Hơn nữa, quy định này sẽ tiết kiệm được thời gian của người học khi họ lựa chọn học theo phương thức tích lũy mô đun, môn học. Qua đó sẽ tiết kiệm được các chi phí liên quan đối với khoảng thời gian được rút ngắn.
Mặt khác, quy định này cũng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực dạy nghề, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia cộng đồng ASEAN vào năm 2016, bởi đây là phương thức dạy nghề tiên tiến, được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có nhiều nước ASEAN.
Về thời gian đào tạo
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thời gian đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01 năm học nhưng phải bảo đảm thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ học đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học;
Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên là từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo; Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ quy định cho từng chương trình đào tạo.Người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, nếu có nguyện vọng tiếp tục học lên trình độ cao đẳng thì phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng văn hóa trung học phổ thông.
Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế được thực hiện từ 02 đến 03 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề đào tạo và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông. Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ cho từng chương trình đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
Như vậy, thời gian đào tạo trung cấp đối với người tốt nghiệp trung học cơ sở còn từ 01 đến 02 năm tùy theo ngành nghề đào tạo (theo quy định cũ là từ 3 – 4 năm do phải học thêm văn hóa trung học phổ thông). Đối tượng này không bắt buộc phải học văn hóa phổ thông nếu lựa chọn học thuần túy kỹ năng nghề nghiệp, nếu có nhu cầu học liên thông đại học, cao đẳng thì họ chỉ học văn hóa. Việc học văn hóa trung học phổ thông là điều kiện để người học có thể học liên thông lên trình độ cao hơn (cao đẳng, đại học) và đây chính là mong muốn, là nguyện vọng của phần lớn người học trình độ trung cấp nghề. Trong một khảo sát của Tổng cục Dạy nghề về thời gian học nghề trình độ trung cấp nhằm tạo điều kiện cho người học nghề đạt được mục đích cơ bản là
có kỹ năng nghề để làm việc. Kết quả khảo sát 217 học sinh là đối tượng trung học cơ sở đang học trung cấp nghề ở 5 cơ sở dạy nghề cho thấy, nếu học trình độ trung cấp nghề chỉ để đi làm nghề (không liên thông lên trình độ cao hơn), người học sẽ lựa chọn học sơ cấp nghề chứ không học trung cấp nghề (chiếm 87,8%). Mặt khác, khảo sát ý kiến của 337 cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ doanh nghiệp và các chuyên gia cho thấy , có 85,3% ý kiến đồng ý với phương án giảm thời gian học nghề theo niên chế trình độ trung cấp đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở từ hai đến ba năm (giảm xuống một năm so với quy định của Luật Dạy nghề 2006).
Đối với đào tạo ở trình độ sơ cấp, quy định trước đây thời gian đào tạo từ 3 tháng đến dưới 01 năm, không quy định tối thiểu bao nhiêu giờ. Tuy nhiên, hiện nay, thời gian đào tạo từ 03 tháng đến dưới 01 năm, thời gian học tối thiểu 300 giờ. Đối với thời gian học theo tích lũy mô-đun, tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun, tín chỉ quy định cho từng chương trình đào tạo, không phụ thuộc vào số năm học. Điều này giúp người học chủ động trong quá trình học tập, có thế đăng ký nhiều tín chỉ để rút ngắn thời gian học để có điều kiện ra trường tìm việc làm sớm hơn.
Về chương trình đào tạo.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển chương trình dạy nghề, nên trong 5 năm từ 2007 đến 2012, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành 03 văn bản quy phạm pháp luật về danh mục nghề đào tạo (Quyết định 37/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 16/4/2008, Thông tư số 17/2010/TT- BLĐTBXH ngày 4/6/2010 thay thế Quyết định 37/2008/QĐ-BLĐTBXH, Thông tư số 11/2012/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2012) và 01 văn bản quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề (Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/5/2008) làm cơ sở để các cơ sở dạy nghề phát triển các chương trình dạy nghề. Bộ Lao động-
Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức biên soạn, phê duyệt, ban hành được 195 bộ chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề. Các chương trình khung được ban hành đã gắn với yêu cầu của sản xuất kinh doanh, được thiết kế đảm bảo liên thông giữa các cấp trình độ đào tạo, làm cơ sở cho các cơ sở dạy nghề xây dựng chương trình dạy nghề chi tiết của đơn vị mình. Việc xây dựng chương trình dạy nghề đã được đổi mới theo phương pháp tiên tiến của thế giới (phân tích nghề DACUM) với sự tham gia của doanh nghiệp. Chương trình dạy nghề được xây dựng xuất phát từ thực tiễn sản xuất; trên cơ sở phân tích nhiệm vụ, công việc của người lao động, thiết kế các mô đun đào tạo tích hợp giữa lý thuyết và thực hành thay thế cho chương trình dạy nghề theo môn học được xây dựng tách rời giữa lý thuyết và thực hành. Theo Quyết định số 826/QĐ-LĐTBXH ngày 07/07/2011, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiến hành thí điểm xây dựng, ban hành 14 chương trình, giáo trình cho các nghề trọng điểm quốc gia; thực hiện chuyển giao, sử dụng 8 chương trình, giáo trình ở cấp độ khu vực và quốc tế. Ngoài ra, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tiến hành xây dựng chương trình tiếng Anh theo chuẩn TOEIC và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề tổ chức triển khai giảng dạy tiếng Anh theo chuẩn TOEIC từ năm 2009; xây dựng được 96 chương trình sơ cấp nghề để đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Như vậy, cùng với việc xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề làm căn cứ cho việc thành lập các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề và trường cao đẳng nghề thì việc phát triển các chương trình dạy nghề cũng là nhiệm vụ then chốt cho việc vận hành hệ thống dạy nghề 3 cấp trình độ đào tạo.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức biên
soạn hoặc lựa chọn và phê duyệt chương trình đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp. Đối với các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với từng trình độ đào tạo nghề; quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.
Như vậy, nếu như trước đây theo quy định của Luật Dạy nghề 2006, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành chương trình khung đối với từng nghề đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng. Trên cơ sở chương trình khung, các cơ sở dạy nghề ban hành chương trình dạy nghề chi tiết thì nay, theo quy