Những biện pháp nhằm đảm bảo an toàn lao động cho người lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về bảo đảm an toàn lao động cho người lao động và thực tiễn thi hành trong ngành xây dựng (Trang 25 - 28)

7. Bố cục luận văn

1.1. Một số vấn đề lý luận về an toàn lao động và đảm bảo an toàn lao

1.1.4. Những biện pháp nhằm đảm bảo an toàn lao động cho người lao

lao động

Thứ nhất, công tác đảm bảo ATLĐ phải được thực hiện một các đồng bộ, thống nhất trên cả nước do vậy biện pháp đầu tiên cần được nhắc tới chính là xây dựng chính sách, chương trình quốc gia và thiết lập hệ thống quy định nhằm đảm bảo ATLĐ, đây có thể nói là biện pháp mang tính hệ thống, làm kim chỉ nam cho hoạt động đảm bảo ATLĐ.

Tại mỗi quốc gia và đặc biệt đối với những quốc gia là thành viên của Tổ chức lao động quốc tế ILO thì xây dựng chính sách, chương trình hành động quốc gia và thiết lập hệ thống các quy định là nhiệm vụ đầu tiên cần phải thực hiện.

Chính sách quốc gia về ATLĐ theo quy định tại Điều 3 Công ước ILO số 187 về cơ chế tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động được xây dựng với mục tiêu tăng cường môi trường làm việc an toàn và lành mạnh trên cơ sở tham khảo ý kiến của các tổ chức đại diện của NSDLĐ và NLĐ góp phần tăng cường và thúc đẩy quyền được làm việc trong môi trường an toàn của NLĐ, tăng cường các nguyên tắc cơ bản như đánh giá, phòng ngừa rủi ro, xây dựng văn hóa quốc gia về ẢTLĐ thông qua các hoạt động thông tin, tư vấn và huấn luyện. Là một thành viên của ILO đồng thời vào ngày 23/01/2014 cũng đã phê chuẩn và tham gia Công ước số 187, khi xây dựng nên những quy định pháp luật về ATLĐ Việt Nam đã ghi nhận nội dung về Chính sách của Nhà nước về ATLĐ ngay tại Điều 4 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015. Việc thực hiện chính sách quốc gia sẽ được đưa vào thực thi trên thực tế đồng thời những chính sách này sẽ được kiểm soát, đánh giá và xem xét thông qua việc xây dựng và thực hiện các chương trình quốc gia về ATLĐ hàng năm.

Về yêu cầu xây dựng hệ thống quốc gia về ATLĐ, tại Công ước ILO số 187 có quy định “Mỗi nước thành viên phải thiết lập, duy trì và phát triển

không ngừng và định kỳ xem xét hệ thống quốc gia về an toàn và vệ sinh lao động, có tham khảo ý kiến của các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động và người lao động”. Hệ thống quốc gia về ATLĐ phải bao gồm những

nội dung chính sau:

- Luật và hệ thống các tiêu chuẩn ATLĐ tại nơi làm việc, các thỏa ước lao động tập thể và tất cả những văn kiện có liên quan đến hoạt động đảm bảo ATLĐ. Theo đó mỗi quốc gia đều cần xây dựng hệ thống pháp luật riêng nhằm về ATLĐ có như vậy hoạt động đảm bảo ATLĐ mới đạt được hiệu quả cao nhất. Hiện nay tại hầu hết các hệ thống pháp luật về ATLĐ của các quốc gia trên thế giới đều đã hoàn thiện; Việt Nam với Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 cùng một loạt các văn bản chuyên ngành quy định về ATLĐ; Hàn Quốc với Luật An toàn và sức khỏe công nghiệp bên cạnh đó còn có Luật Quan hệ lao động, Luật Tiêu chuẩn lao động, Luật Đảm bảo việc làm,…

- Tại mỗi quốc gia đều phải thành lập các cơ quan chuyên trách, các tổ chức chịu trách nhiệm về vấn đề đảm bảo ATLĐ, tùy theo luật pháp và thực tiễn của mỗi quốc gia thì sẽ có những tên gọi khác nhau. Ở Việt Nam có Cục an toàn lao động trực thuộc Bộ lao động thương binh và xã hội giữ vai trò chủ chốt trong công tác đảm bảo ATLĐ trên cả nước; ở Hàn quốc có Cơ quan An toàn vệ sinh lao động Hàn Quốc (KOSHA); ở Nhật Bản có Hiệp hội An toàn và vệ sinh lao động công nghiệp Nhật Bản (JISHA);…

- Các cơ chế nhằm đảm bảo việc tuân thủ quy định của quốc gia về đảm bảo ATLĐ bao gồm hệ thống thanh tra và xử lý vi phạm đối với những hành vi vi phạm pháp luật về ATLĐ.

Như vậy có thể thấy, nếu như chính sách quốc gia chứa đựng chủ trương của Nhà nước đối với công tác đảm bảo ATLĐ, Chương trình quốc gia là bước hiện thực hóa những chủ trương đó trên thực tế thì hệ thống các quy định về ATLĐ chính là công cụ để thực hiện và đảm bảo tính hiệu quả cho toàn hoạt động.

Thứ hai, nhóm các biện pháp mang tính thông tin, tuyên truyền, giáo dục ý thức và huấn luyện kỹ năng ATLĐ.

Trong công tác đảm bảo ATLĐ thì hoạt động đưa những thông tin thực tế về tình hình ATLĐ, những con số về số vụ TNLĐ trên thực tế, số người chết hay bị thương trong quá trình lao động do không tuân thủ những quy định về ATLĐ có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục và nâng cao nhận thức cho người dân đối với việc đảm bảo ATLĐ. Ngay tại khoản c Điều 11 Công ước số 155 về an toàn lao động, vệ sinh lao động và môi trường lao động của ILO năm 1981 đã có quy định: việc thống kê TNLĐ phải được tiến hành hàng năm, theo đó NSDLĐ có trách nhiệm khai bảo TNLĐ và khi cần thiết thì các cơ quan bảo hiểm hay các cơ quan liên quan trực tiếp khác cũng có trách nhiệm thống kê. Công tác giáo dục, huẩn luyện ATLĐ cũng được đặc biệt quan tâm với quy định khuyến khích thúc đẩy việc đưa nội dung giáo dục ATLĐ vào mọi cấp giáo dục và đào tạo (Điều 15 Công ước số 15) đồng thời ghi nhận quyền được đào tạo thỏa đáng về ATLĐ của NLĐ và các đại diện của họ trong cơ sở sản xuất (Khoản d Điều 19).

Thứ ba, nhóm các biện pháp về bảo hộ lao động và ứng phó đối với các trường hợp khẩn cấp.

Nếu như việc xây dựng các Chính sách, chương trình quốc gia, thiết lập hành lang pháp lý hay thông tin, tuyên truyền và giáo dục, huấn luyện về ATLĐ mang ý nghĩa dự đoán, phòng ngừa những yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc thì BHLĐ và ứng phó đối với các trường hợp khẩn cấp chính là những biện pháp trực tiếp bảo vệ NLĐ chống lại những yếu tố nguy hại đó. Trong công tác BHLĐ và ứng phó đối với các trường hợp khẩn cấp thì trách nhiệm chính thuộc về NSDLĐ, nhận định này được ghi nhận ở các văn bản quốc tế về ATLĐ cũng như là trong hệ thống pháp luật tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Có thể kể tên một số quy định quốc tế như: tại Khoản 3 Điều 16

Công ước số 155 quy định NSDLĐ có trách nhiệm trang bị bảo hộ lao động và cũng tại Điều 18 Công ước này có quy định trách nhiệm của NSDLĐ trong việc tiến hành các biện pháp ứng phó với các trường hợp khẩn cấp bao gồm cả việc bố trí các phương tiện cấp cứu thích hợp; đặc biệt trong Công ước số 174 của ILO về phòng ngừa tai nạn nghiêm trọng đã giành cả Chương II (từ Điều 7 đến điều 14) để quy định trách nhiệm của NSDLĐ trong việc thiết lập và duy trì một hệ thống phòng ngừa và đảm bảo ATLĐ trong đó có trách nhiệm xây dựng các kế hoạch ứng phó với các trường hợp khẩn cấp và trang bị bảo hộ cho NLĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về bảo đảm an toàn lao động cho người lao động và thực tiễn thi hành trong ngành xây dựng (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)