Khái niệm, nội dung pháp luật về đảm bảo an toàn lao động cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về bảo đảm an toàn lao động cho người lao động và thực tiễn thi hành trong ngành xây dựng (Trang 28 - 71)

7. Bố cục luận văn

1.2. Khái niệm, nội dung pháp luật về đảm bảo an toàn lao động cho

cho ngƣời lao động

1.2.1. Khái niệm pháp luật về đảm bảo an toàn lao động cho người lao động

Pháp luật về đảm bảo ATLĐ cho NLĐ được hiểu là tổng hợp những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh những mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực ATLĐ, quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn ATLĐ, các chế độ, chính sách với người bị TNLĐ và phân định trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác đảm bảo ATLĐ. Hệ thống pháp luật về ATLĐ trên thế giới là tổng hợp những quy định về ATLĐ trong các Công ước quốc tế đa phương, những điều ước quốc tế khu vực và trong pháp luật của từng quốc gia.

Điều 25 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 ghi nhận quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nằm trong quyền có mức sống thích đáng của con người. Do vậy, mỗi NLĐ với tư cách là một cá thể của xã hội trong quá trình lao động cũng có quyền được đảm bảo sức khỏe. Hệ thống pháp luật về ATLĐ ra đời có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe, an toàn tính mạng cho con người nói chung và cho NLĐ nói riêng.

Đảm bảo ATLĐ là một vấn đề mang tính toàn cầu do đó đòi hỏi phải có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các quốc gia để đem lại hiệu quả tốt nhất. Các Công ước quốc tế, Điều ước khu vực ra đời đã tạo nên cơ sở pháp lý để các quốc gia xây dựng nên cơ chế phối hợp, cùng nhau xác lập những quy tắc, chuẩn mực chung về ATVSLĐ nói chung và ATLĐ nói riêng, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật vì mục tiêu chung là đảm bảo ATLĐ cho NLĐ. Trên cơ sở những tiêu chuẩn chung, những kinh nghiệm được trao đổi, các quốc giá có thể tham khảo để xây dựng cho riêng mình chính sách, pháp luật về đảm bảo ATLĐ một cách phù hợp hoặc viện dẫn trực tiếp tới các văn bản pháp lý quốc tế trong quá trình tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, những quy định quốc tế cũng có vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi nhận thức của cộng đồng, góp phần xây dựng văn hóa an toàn trong lao động và sản xuất, hình thành nên ý thức an toàn cho mỗi NLĐ.

Trong phạm vi một quốc gia, thông qua hệ thống pháp luật, nhà nước thực hiện quyền thống nhất quản lý trong lĩnh vực ATLĐ. Thống nhất quản lý là cần thiết bởi tình hình TNLĐ luôn diễn biến phức tạp và công tác đảm bảo ATLĐ có đạt được hiệu quả hay không lại phụ thuộc vào sự tham gia của rất nhiều bên từ NLĐ, người sử dụng lao động đến các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Do vậy, việc thống nhất quản lý, xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn, quy định chung, một khung hành động để tất cả các bên cùng thực hiện là một việc cần phải làm. Hệ thống pháp luật tạo nên môi trường pháp lý cho các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong việc đảm bảo ATLĐ, trở thành kim chỉ nam cho việc thiết lập những kế hoạch đảm bảo an toàn trong lao động trong phạm vi từng doanh nghiệp nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung. Pháp luật về ATLĐ tại mỗi quốc gia cũng có vai trò quan trong việc đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn ATLĐ được thừa nhận trên toàn

thế giới và ban hành những tiêu chuẩn riêng phù hợp với đặc thù của đất nước. Dưới sự bảo hộ của pháp luật, các tiêu chuẩn ATLĐ được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước, thông qua các biện pháp mang tính cưỡng chế nhà nước như: truy cứu trách nhiệm hình sự; xử phạt vi phạm hành chính... Ngoài ra, pháp luật còn có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi vi phạm gây mất ATLĐ thông qua những quy định liên quan đến việc giám sát ATLĐ, kiểm định máy móc, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, quy định về lập kế hoạch ATLĐ, quy định về huấn luyện ATLĐ và hoạt động thanh tra nhà nước trong lĩnh vực ATLĐ,…

1.2.2. Nội dung pháp luật về đảm bảo an toàn lao động cho người lao động

Như đã đề cập, hệ thống pháp luật về đảm bảo ATLĐ cho NLĐ được tiếp cận trên hai phạm vi là: Pháp luật quốc tế (các Công ước đa phương, các Điều ước khu vực,…) và pháp luật quốc gia. Trong hệ thống pháp luật quốc tế hiện nay có những Công ước và Điều ước quy định về vấn đề đảm bảo ATLĐ như: Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ năm 1979; Công ước về Quyền trẻ em năm 1989; Các Công ước số 155, 187 và 174 của ILO; Hiến chương Xã hội châu Âu năm 1981; Nghị định thư bổ sung Công ước Mỹ về nhân quyền; Hiến chương châu Phi về quyền của nhân dân và con người năm 1981;… Ở các quốc gia, pháp luật về đảm bảo ATLĐ cho NLĐ là một nội dung cơ bản trong pháp luật lao động ở mỗi nước. Theo đó, mỗi quốc gia kế thừa các cam kết quốc tế về ATLĐ dưới những góc nhìn khác nhau nhưng gặp nhau ở một số nội dung cơ bản như:

Thứ nhất, thừa nhận quyền được làm việc trong môi trường an toàn của mỗi NLĐ.

trong môi trường an toàn của mỗi NLĐ. Bản “Bình luận chung số 14” của Ủy ban về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa giải thích: Quyền được chăm sóc sức khỏe của con người được hiểu là quyền được thụ hưởng những cơ sở vật chất, hàng hóa, dịch vụ và tất cả những điều kiện cần thiết để đạt được tiêu chuẩn sức khỏe cao nhất. Quyền này phải được thể hiện đầy đủ trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia và phải được hiện thực hóa thông qua những chính sách y tế quốc gia với kế hoạch hành động chi tiết như: chính sách về đảm bảo sức khỏe nghề nghiệp, các tiêu chuẩn an toàn trong lao động,… Ở Trung Quốc, Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc đề ra những quy định về an toàn vệ sinh lao động bao gồm 2 đạo luật chính đó là Luật phòng ngừa và kiểm soát bệnh nghề nghiệp và Luật về sản xuất an toàn. Có hiệu lực từ ngày 01/5/2002, Bộ Luật về phòng ngừa và kiểm soát bệnh nghề nghiệp của Cộng hòa dân chủ Trung Hoa là một văn bản quan trọng, đóng vai trò trong việc phòng ngừa, kiểm soát và đảm bảo an toàn lao động ở Trung Quốc trong đó cũng xác định các quyền được bảo vệ sức khỏe tại nơi làm việc của người lao động, các nghĩa vụ và nhiệm vụ của người sử dụng lao động trong việc bảo vệ người lao động. Ngoài ra, luật này còn đưa ra những khái niệm cụ thể về các bệnh nghề nghiệp, đồng thời đề ra cách xử lý đối với người mắc bệnh.

Thứ hai, yêu cầu xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn về ATLĐ cho NLĐ.

Hệ thống các Công ước của ILO thiết lập khoảng 40 tiêu chuẩn về ATLĐ và sức khỏe nghề nghiệp, hơn 40 Bộ quy tắc để áp dụng trong thực tiễn cũng là một kênh tham khảo khá đầy đủ để các quốc gia có thể tham khảo và áp dụng trên thực tế. Ví dụ, một trong những nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong điều lệ hoạt động của ILO là người lao động phải được bảo vệ chống lại bệnh tật, ốm đau và tai nạn phát sinh từ việc làm. Xuất phát từ nguyên tắc này, hàng loạt những công ước và chương trình hành động vì an

toàn và sức khỏe nghề nghiệp đã được xây dựng và thực hiện như: Công ước số 155 về ATLĐ, VSLĐ và môi trường lao động năm 1981 áp dụng cho tất cả các ngành kinh tế; NLĐ và NSDLĐ của tất cả các nước thành viên [15]. Theo đó, việc xây dựng chính sách với mục đích phòng ngừa TNLĐ và những tổn thương sức khỏe phát sinh do công việc cần có sự tham khảo ý kiến của các bên liên quan như NLĐ, NSDLĐ. Nội dung của chính sách ATLĐ của mỗi quốc gia phải bao gồm tất cả những vấn đề từ an toàn máy móc, huấn luyện an toàn đến thông tin tuyên truyền,… và tất cả những nội dung này đều phải được định kỳ xem xét tính phù hợp với thực thực tế để có sự điều chỉnh phù hợp. Hay như Công ước số 174 về phòng ngừa những TNLĐ nghiêm trọng được thông qua với mục đích ngăn ngừa các tai nạn nghiêm trọng liên quan đến các chất nguy hiểm và hạn chế hậu quả tai nạn [16]. Công ước này được áp dụng cho những cơ sở có nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng với những nguyên tắc chung như: nguyên tắc yêu cầu phải tham khảo ý kiến của các tổ chức đại diện cho NLĐ, NSDLĐ trong việc xây dựng, thi hành và định kỳ xem xét lại chính sách quốc gia trong việc bảo vệ con người khỏi những tai nạn nghiêm trọng. Năm 2006, Công ước 187 về cơ chế tăng cường công tác ATVSLĐ được thông qua với mục tiêu cải thiện không ngừng tình trạng an toàn và vệ sinh lao động để ngăn chặn TNLĐ, BNN và tử vong do lao động.

Tại Philipin, những quy định về áp dụng tiêu chuẩn ATLĐ được lồng ghép trong Bộ luật lao động năm 1947. Mặc dù không được tách riêng ra nhưng những nội dung về đảm bảo ATLĐ cũng được đề cập khá đầy đủ (từ Điều 156 đến Điều 210) gồm các quy định về: “Hội đồng đền bù cho NLĐ” để giải quyết các chế độ liên quan đến quan hệ lao động; các chế độ an toàn, sức khỏe và phúc lợi xã hội cho NLĐ [39].

Tại Nhật Bản, vấn đề áp dụng quy định về đảm bảo ATLĐ được quy định riêng trong Luật an toàn và sức khỏe công nghiệp gồm 12 Chương, 123

Điều và 22 Phụ lục. Trong đó đưa ra các quy định về xây dựng kế hoạch phòng ngừa TNLĐ; tổ chức quản lý an toàn và sức khỏe; đưa ra các biện pháp phòng ngừa các mỗi nguy hiểm hoặc nguy cơ làm giảm sức khỏe NLĐ; quy định về an toàn máy móc, hóa chất; các biện pháp bố trí nơi làm việc cũng như là các biện pháp duy trì và tăng cường sức khỏe của NLĐ [28]…

Thứ ba, xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn ATLĐ trong từng ngành.

Bên cạnh những Công ước mang tính hoạch định chính sách chung thì ILO còn ban hành những công ước về an toàn trong một số lĩnh vực tiêu biểu như Công ước số 167 về an toàn và sức khỏe trong ngành xây dựng. Phạm vi áp dụng của Công ước này là tất cả các hoạt động trong xây dựng như: xây cất, công trình xây dựng, kể cả dựng lên và tháo dỡ, bao gồm cả cách thức tiến hành, việc điều hành hay vận chuyển tại một địa điểm xây dựng, từ lúc chuẩn bị địa điểm đến lúc hoàn thành dự án. Trong phần nội dung, Công ước yêu cầu hệ thống pháp luật của mỗi thành viên phải có quy định rõ ràng về: quyền cũng như là nghĩa vụ của công nhân trên công trường xây dựng; quy định về nguyên tắc quản lý lao động trên công trường xây dựng (luôn phải có ít nhất hai người quản lý lao động cùng hoạt động trên công trường xây dựng); quy định về các biện pháp bảo vệ và phòng ngừa rủi ro tại nơi làm việc (những yêu cầu về giàn giáo và thang; yêu cầu về thiết bị và cơ cấu nâng; yêu cầu về phương tiện vận tải, chuyên chở đất, vật liệu; yêu cầu khi làm việc trong môi trường nước; yêu cầu về chiếu sáng; yêu cầu về chăm sóc sức khỏe; giáo dục an toàn và báo cáo về các tan nạn….) [38].

Ngoài những Công ước nêu trên thì ILO còn ban hành rất nhiều Công ước khác có liên quan đến ATVSLĐ trong lĩnh vực ngành như: Công ước 152 về an toàn và sức khỏe đối với việc làm ở hải cảng; Công ước số 176 về an toàn sức khỏe trong các hầm mỏ…

Ở Singapore, Luật An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc có hiệu lực từ ngày 1/3/2006 là công cụ pháp lý chính tác động đến khuôn khổ An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc. Theo đó, Luật nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý chủ động An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc thông qua việc yêu cầu các bên liên quan thực hiện các biện pháp khả thi hợp lý để đảm bảo an toàn và sức khỏe của người lao động và những người khác do ảnh hưởng bởi công việc đang được thực hiện [30]. Cùng với đó, là 26 văn bản dưới luật của Luật An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc cũng cung cấp các tiêu chuẩn cụ thể đối với những công việc rủi ro cao hơn mà những ngành này phải tuân thủ. Gần đây ở Singapore có 39 bộ quy tắc ứng xử được thông qua và rất nhiều hướng dẫn nhằm cung cấp những hướng dẫn về an toàn và sức khỏe cho từng lĩnh vực cụ thể.

Thứ tư, ghi nhận và đảm bảo thực thi các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hại cho người lao động.

Trong quá trình lao động, việc dự đoán được những nguy cơ gây mất an toàn và áp dụng những biện pháp phòng ngừa cần thiết sẽ góp phần chủ yếu vào việc giảm số vụ tai nạn cho NLĐ do đó thông thường đây là một trong những nội dung có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật về ATLĐ ở mỗi quốc gia. Các biện pháp phòng, chống ở đây có thể kể đến: hoạt động thông tin tuyên truyền, giáo dục và huấn luyện ATLĐ; chế độ BHLĐ,...Tại Hàn Quốc, trong Luật an toàn và sức khỏe công nghiệp có dành hẳn Chương IV để quy định về các biện pháp phòng ngừa tai nạn, rủi ro nhằm đảm bảo trách nhiệm của các nhà chức trách trong công tác đảm bảo ATLĐ và giúp NLĐ được tiếp cận với những biện pháp phòng tránh rủi ro có hiệu quả tại nơi làm việc. Cũng tương tự như vậy, trong Luật an toàn và sức khỏe công nghiệp của Nhật Bản có dành ra Chương IV để quy định về các biện pháp phòng

Thứ năm, yêu cầu sử dụng các biện pháp kiểm soát và áp dụng chế tài xử lý đối với những hành vi vi phạm.

Pháp luật về đảm bảo ATLĐ cho NLĐ bên cạnh việc ghi nhận quyền được làm việc trong môi trường an toàn của NLĐ, đưa ra những tiêu chuẩn an toàn, các biện pháp phòng ngừa tai nạn thì cũng không thể thiếu nội dung về các biện pháp kiểm soát hoạt động áp dụng pháp luật và các chế tài xử lý nhằm tăng tính răn đe từ đó giúp tăng ý thức chấp hành luật. Xét ngay tại Điều 9 Công ước số 155 có quy định: “(1) Việc thi hành pháp luật và pháp

quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động và môi trường làm việc phải được bảo đảm bằng một hệ thống thanh tra thích hợp, hoạt động có hiệu quả. (2) Hệ thống thi hành pháp luật phải quy định các h́ ình thức xử phạt thích đáng đối với những trường hợp vi phạm pháp luật và pháp quy”. Với mục đích thể

chế hóa quy định này đồng thời cũng là để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thi hành cho hệ thống pháp luật, các quốc gia thành viên của ILO như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Việt Nam đều đã xây dựng được hệ thống các quy định về thanh tra lao động và các chế tài xử lý đối với từng hành vi vi phạm trên cơ sở phù hợp với điều kiện của quốc gia mình.

Kết luận Chƣơng 1

Qua những nghiên cứu khái quát chung về một số vấn đề lý luận và pháp luật về đảm bảo ATLĐ cho NLĐ chúng ta có thể nhận thấy được ATLĐ là một vấn đề chung của toàn cầu đồng thời thấy được tầm quan trọng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về bảo đảm an toàn lao động cho người lao động và thực tiễn thi hành trong ngành xây dựng (Trang 28 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)