Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về bảo đảm an toàn lao động cho người lao động và thực tiễn thi hành trong ngành xây dựng (Trang 71 - 73)

7. Bố cục luận văn

3.1. Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu

hiệu quả thi hành pháp luật về an toàn lao động trong ngành xây dựng

Việc hoàn thiện pháp luật về đảm bảo ATLĐ cho NLĐ phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau đây:

Trước hết, phải phù hợp với chính sách của Nhà nước.

Việc hoàn thiện này phải đảm bảo sự cân bằng giữa các chính sách kinh tế, chính sách xã hội dựa trên nguyên tắc phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế, vừa ổn định xã hội, vừa bảo vệ môi trường. Công tác đảm bảo ATLĐ nói chung và trong ngành xây dựng nói riêng phải được tiến hành phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp, phù hợp với tiềm lực tài chính của quốc gia nhằm mục đích vừa bảo vệ NLĐ, vừa tạo được việc làm và đảm bảo được môi trường sinh thái.

Thứ hai, việc hoàn thiện pháp luật về ATLĐ phải đáp ứng được các yêu cầu: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước.

Hiện trạng pháp luật về ATLĐ ở nước ta hiện nay nói chung và ngành xây dựng nói riêng vẫn còn khá nhiều quy định khó thực thi trên thực tế. Tuy nhiên, nước ta đang ở trình độ phát triền kinh tế với nền công nghiệp hóa thấp. Do vậy các quy định về ATLĐ phải được hoàn thiện phù hợp với tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn kĩ thuật trong hệ thống sản xuất hiện đại của nền kinh tế quốc dân, đảm bảo an toàn cho NLĐ, luôn coi con người là trọng tâm.

Thứ ba, việc hoàn thiện pháp luật về ATLĐ phải được thực hiện đồng bộ giữa các cơ quan chức năng có thẩm quyền, cũng như đồng bộ với các chính sách pháp luật khác.

Sự đồng bộ được thê hiện qua sự kết hợp hài hòa giữa quản lí vĩ mô của nhà nước thông qua các hoạt động của cơ quan nhà nước chuyên ngành với sự phối hợp điều hành công tác ATLĐ ở cấp cơ sở. Trong đó xác định hoạt động ở cấp cơ sở là nhân tố tích cực đẩy mạnh công tác ATLĐ. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi sửa đổi bổ sung các văn bản đang có hiệu lực hoặc ban hành các văn bản pháp luật mới về ATLĐ cần tham khả ý kiến của tổ chức công đoàn và các cơ quan chuyên môn về khoa học kĩ thuật. Hơn nữa, phải dựa trên cơ sở và gắn liền với các kết quả nghiên cứu của các lĩnh vực khoa học tự nhiên xã hội có liên quan thì mới đảm bảo cơ sở khoa học pháp lí, đảm bảo tính chính xác và tính khả thi của các quy phạm pháp luật này. Bên cạnh việc phù hợp với các lĩnh vực khoa học khác, việc hoàn thiện pháp luật về ATLĐ cũng đặt ra yêu cầu phù hợp với các chế định, các lĩnh vực khác của chính ngành khoa học pháp lí nói chung, của pháp luật lao động nói riêng. Việc hoàn thiện pháp luật về ATLĐ thực hiện đồng bộ với các chế định và các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan vừa đảm bảo tính khả thi của luật, vừa thể hiện quan hệ nội tại của các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Thứ tư, việc hoàn thiện pháp luật phải phù hợp định hướng xã hội hóa công tác ATLĐ, theo quan điểm chung là động viên, khuyến khích mọi tổ chức cá nhân, NLĐ và NSDLĐ tích cực tham gia.

Người nào gây hậu quả thì phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật. Người nào được hưởng lợi thì phải đóng góp theo mức độ hưởng lợi và khả năng tài chính của mình. Phát động phong trào rộng khắp trong quần chúng, tuyên truyền, phổ biến các quy định về ATLĐ để

nâng cao ý thức chấp hành các quy định về ATLĐ, đặc biệt là ý thức và tinh thần pháp luật của những người trực tiếp tham gia lao động, sử dụng lao động.

Thứ năm, hoàn thiện pháp luật về ATLĐ phải dựa trên cơ sở khoa học. Việc hoàn thiện pháp luật về ATLĐ phải dựa trên các phương pháp và cơ sở khoa học, chia thành nhiều giai đoạn, xác định trọng tâm, trọng điểm phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhằm từng bước cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khỏe NLĐ.

Thứ sáu, hoàn thiện pháp luật phải phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam về ATLĐ.

Với việc tích cực tham gia hợp tác quốc tế nói chung, hợp tác quốc tế về ATLĐ nói riêng trong hơn 30 năm qua, Mối quan hệ giữa Việt Nam và ILO ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực. Các Công ước liên quan đến ATLĐ mà Việt Nam đã phê chuẩn hoặc tham gia được Việt Nam tôn trọng và thể hiện trong các quy định của pháp luật về ATLĐ. Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này cũng cần được sửa đổi phù hợp nhằm cụ thể hóa các cam kết của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về bảo đảm an toàn lao động cho người lao động và thực tiễn thi hành trong ngành xây dựng (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)