Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thi hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về bảo đảm an toàn lao động cho người lao động và thực tiễn thi hành trong ngành xây dựng (Trang 77 - 92)

7. Bố cục luận văn

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành

3.2.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thi hành

hành pháp luật về đảm bảo an toàn lao động trong ngành xây dựng

Cần phải nhanh chóng ban hành, các văn bản quy phạm pháp luật, sửa đổi bổ sung các quy định để tạo hành lang pháp lí vững chắc cho việc thực đảm bảo an toàn cho NLĐ. Thêm vào đó là phải có cơ chế kiểm soát, kiểm

tra, theo dõi, đôn đốc, báo cáo định kì việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATLĐ trong toàn ngành.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền

Tăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về ATLĐ, với các cơ quan thông tin, truyền thông; các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội, trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATLĐ; lựa chọn nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp, hiệu quả với những đặc trưng của nghề xây dựng.

Đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách làm công tác thông tin tuyên truyền; tăng cường cơ chế hợp tác, phối hợp chặt chẽ của 3 bên (cơ quan nhà nước, tổ chức đại diện NLĐ, NSDLĐ); xây dựng, mở rộng các trung tâm tư vấn, các tổ chức mạng lưới thông tin truyền thông xuống cơ sở, doanh nghiệp nhằm tạo ra một mạng lưới thông tin liên tục, sâu sát và kịp thời.

Đổi mới theo hướng đa dạng và đan xen các nội dung, hình thức tuyên truyền, về ATLĐ; Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến về ATLĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo, tạp chí, các Đài phát thanh và truyền hình (trung ương và các địa phương); đặc biệt là chọn lọc tuyên truyền trên một số kênh truyền thông trọng điểm như kênh VTV1, VTV2, VTV3-Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam; Truyền hình quốc hội...; lựa chọn các giờ phát sóng phù hợp, đông khán giả xem để có hiệu quả cao; Chú ý lựa chọn các khung giờ phát sóng, các chuyên mục, chuyên đề phù hợp với từng đối tượng, người xem để nâng cao hiệu quả tuyên truyền.

Đẩy mạnh hình thức tuyên truyền về ATLĐ trên các phương tiện truyền thanh ở các xã, phường, cũng như hình thức sử dụng các xe tuyên truyền lưu động hay tiến hành ngay tại các công trường thông qua hệ thống poster tuyên truyền. Đây là hình thức có nguồn chi phí thấp, tiện lợi và phù hợp với việc tuyên truyền đến NLĐ ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Chú trọng tuyên truyền các mô hình, những điển hình tập thể, cá nhân tiêu biểu trên lĩnh vực ATLĐ nhằm nhân rộng, tạo phong trào thi đua về ATLĐ trong cộng đồng doanh nghiệp; đồng thời cần phản ánh kịp thời, công khai các vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng những doanh nghiệp, đơn vị vi phạm ATLĐ;

Đổi mới về hình thức, nội dung các ấn phẩm thông tin tuyên truyền theo hướng đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu mang tính hướng dẫn cụ thể về các quy trình, kỹ năng làm việc an toàn cho NLĐ. Tài liệu tuyên truyền, các sản phẩm thông tin cần đa dạng, phù hợp với đối tượng sử dụng ; Tăng cường kết nối , cập nhật, chia sẻ thông tin qua các trang mạng internet ; xây dựng kho dữ liê ̣u điện tử an toàn - vệ sinh lao động quốc gia , tạo điều kiện thuận lợi tra cứu thông tin cho doanh nghiệp, NLĐ.

Tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm về ATLĐ giữa các thành viên mạng với ASEAN nhằm tranh thủ sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế về kinh phí, thiết bị, kỹ thuật, chuyên gia để duy trì, phát triển, mở rộng hoạt động thông tin, tuyên truyền ATLĐ, phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý Nhà nước về ATLĐ.

Hoạt động kiểm soát các yếu tố môi trường lao động

Tăng cường giám sát ô nhiễm môi trường lao động, từng bước cải thiện điều kiện lao động, xây dựng văn hóa ATLĐ, nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động trong các doanh nghiệp, các đơn vị cơ sở thông qua các chính sách khuyến khích, ưu đãi (giảm thuế, miễn thuế, vay vốn với lãi suất ưu đãi…) đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có khó khăn trong việc đổi mới công nghệ, đổi mới kỹ thuật, đảm bảo việc làm, thu nhập đồng thời vừa từng bước cải thiện điều kiện lao động cho NLĐ.

Đảm bảo có đủ phương tiện cá nhân thiết yếu (trang bị phòng hộ lao động), đáp ứng yêu cầu cả về số lượng, chất lượng và chủng loại các phương tiện bảo vệ cá nhân nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong việc phòng tránh TNLĐ, bệnh nghề nghiệp cho NLĐ. Phương tiện dụng cụ phòng cháy chữa cháy phải đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và NLĐ phải được huấn luyện sử dụng thành thạo; có chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất, chế tạo các trang thiết bị BHLĐ đồng thời có hỗ trợ về vốn hoặc miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp tổ chức tốt việc sản xuất các trang thiết bị BHLĐ.

Công tác thanh tra

Hoàn thiện hệ thống tổ chức và tăng cường hoạt động của các cơ quan quản lí nhà nước về ATLĐ. Các cơ quan quản lí cấp Bộ, ngành, kể cả các Tổng công ti và Công ti phải có cán bộ biên chế làm công tác chuyên trách về ATLĐ tương ứng với số lượng công nhân. Từng bước tăng cường cả về số lượng và chất lượng các cơ quan Thanh tra nhà nước về ATLĐ. Đảm bảo các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng phải được thanh tra, kiểm tra ít nhất một năm một lần.Xây dựng quy trình, nội dung thanh tra chuyên ngành các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành để áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước. Xây dựng thống nhất quy trình thanh tra chuyên ngành Lao động-Thương binh và Xã hội và nội dung thanh tra các ngành, nghề có nhiều nguy cơ xảy ra TNLĐ và sự cố nghiêm trọng nhằm giảm thiểu các thiệt hại do sự cố trong quá trình sản xuất gây ra cho người và tài sản. Thanh tra, kiểm tra về ATLĐ không những có tác dụng xem xét tính đúng đắn của pháp luật, các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn an toàn kĩ thuật khi áp dụng vào trong thực tế để bổ sung, điều chỉnh, kịp thời phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm của cơ sở, hoặc giúp cơ sở đề ra các biện pháp khắc phục, hạn chế các nguy cơ gây ra mất ATLĐ có thể xảy ra trong

thực tiễn. Riêng đối với ngành xây dựng, là một ngành có những nét đặc thù riêng, luôn có những chỉ số về mức độ nguy hiểm cao hơn các ngành khác nên phải đặc biệt nâng cao chất lượng thanh tra đối với lĩnh vực này. Kiên quyết đình chỉ không đưa vào hoạt động và sử dụng dây chuyền, công nghệ, máy móc, thiết bị không đảm bảo ATLĐ theo quy định của nhà nước.

Tăng cường đội ngũ thanh tra viên của các cơ quan thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đảm bảo về số lượng, năng lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hạn chế tối đa việc điều chuyển thanh tra viên lao động đi làm nhiệm vụ khác và không tuyển dụng cán bộ chưa đủ điều kiện vào tổ chức thanh tra, thậm chí là cần đòi hỏi trình độ cao hơn so với yêu cầu tuyển dụng vào ngành nói chung. Đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và xã hội. Xây dựng chương trình, nội dung và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành hàng năm thuộc các lĩnh vực quản lý của ngành Lao động- Thương binh và xã hội. Bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin cho thanh tra viên; Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nguồn về nghiệp vụ thanh tra ngành Lao động-Thương binh và Xã hội.

Kiện toàn lại cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan thanh tra ngành Lao động-Thương binh và Xã hội.Kiện toàn cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ theo hướng các phòng nghiệp vụ phụ trách từng lĩnh vực chuyên sâu. Kiện toàn cơ cấu tổ chức của thanh tra các Sở Lao động-Thương binh và Xã hội theo hướng có các bộ phận chuyên trách, phân công thanh tra viên phụ trách địa bàn quận, huyện, thị xã.

Tăng cường, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và hoạt động của các cơ quan thanh tra ngành Lao động-Thương binh và Xã hội. Đảm bảo điều kiện làm việc cho thanh tra viên tại văn phòng cũng như khi đi công tác như diện

tích phòng làm việc và các trang thiết bị như máy tính, máy ảnh, các thiết bị đo kiểm tra theo chuyên ngành, phương tiện đi lại … Xây dựng cơ sở dữ liệu, lưu trữ hồ sơ; cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu liên quan trên hệ thống phần mền quản lý để trao đổi thông tin về hoạt động và kết quả thanh tra của các cơ quan thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NLĐ

Củng cố và hoàn thiện các cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động cho NLĐ sau chu kỳ làm việc để phòng chống và làm chậm nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp, bồi dưỡng và tăng cường sức khỏe cho NLĐ. Công tác điều dưỡng phục hồi chức năng lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp là một yêu cầu thực tế khách quan, nó không những thể hiện tính ưu việt của chế độ ta đối với việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của NLĐ mà nó còn mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, vì thực chất của hoạt động này chính là đầu tư để tái sản xuất sức lao động. Vì vậy, mọi NSDLĐ phải có trách nhiệm tổ chức các cơ sở điều dưỡng và phục hồi chức năng NLĐ để phục vụ các đối tượng lao động. Để thực hiện tốt việc điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động, Nhà nước cần phải tổ chức lại hệ thống cơ sở điều dưỡng và phục hồi chức năng, phải có các văn bản quy định cụ thể về các chế độ chính sách và cơ chế hoạt động của các cơ sở này; đồng thời Nhà nước cũng phải có sự hỗ trợ một phần về kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, NSDLĐ, NLĐ đối với công tác ATLĐ. Bởi ngành xây dựng là ngành có những nét đặc thù riêng, sự nguy hiểm tới tính mạng và sức khỏe NLĐ luôn ở mức cao.

Nhà nước ta luôn coi con người là mục tiêu, là động lực cho sự phát triển của xã hội, bởi vậy mọi hoạt động vì lợi ích của NLĐ trong đó có nội dung về đảm bảo ATLĐ cần phải được ưu tiên hàng đầu. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong kế hoạch hàng năm, luôn đề cập tới công tác

ATLĐ, Các ngành chức năng, trực tiếp là ngành Lao động- Thương binh và Xã hội, ngành Y cần phải chủ độn phối hợp với các Bộ, Ngành hữu quan và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam để giúp Chính phủ soạn thảo chương trình quốc gia về BHLĐ theo Luật lao động.

Đối với các doanh nghiệp, NSDLĐ, phải coi trọng việc xây dựng phương án đảm bảo ATLĐ, cần phải quan triệt sâu sắc quan điểm: an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn. Phải có kế hoạch, biện pháp đảm bảo an toàn cho NLĐ, trong quá trình sản xuất vật liệu, thi công công trình tránh tình trạng ỉ lại vào nhà nước, khoán trắng hoặc tiền tệ hóa các nội dung về ATLĐ, đặc biệt trong việc thực hiện chế độ bảo vệ sức khỏe NLĐ, phải cung cấp đầy đủ phương tiện BHLĐ cá nhân, bồi dưỡng tiền độc hại cho NLĐ. Ngoài ra cần phải phát triển mạng lưới an toàn viên, vệ sinh viên rộng khắp ở mọi đơn vị kinh doanh, phát huy cao độ vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở.

Đối với NLĐ, cần phải giáo dục ý thức tự giác chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chế độ, quy định, tiêu chuẩn và nội quy về ATLĐ. NLĐ phải chủ động, sáng tạo, phát huy các sáng kiến để cải thiện điều kiện làm việc lao động, tham gia cùng các cơ quan chức năng nhà nước thực hiện công tác quản lí nhà nước về ATLĐ, duy trì sự hoạt động của hệ thống an toàn viên, vệ sinh viên.

Tăng cường pháp chế về ATLĐ

Chiếm 23,8% tổng số vụ tai nạn, hiện ngành xây dựng đang là ngành có tỉ lệ TNLĐ cao nhất trong các nhóm ngành, tỉ lệ này gấp đôi lĩnh vực khai thác thác khoáng sản (11,4%), gấp hơn ba lần so với lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng (7,4%)… Vì vậy mà tăng cường pháp chế về ATLĐ, phải đưa ra xét xử nghiêm minh những vụ TNLĐ chết người hoặc làm tổn hại nghiêm trọng đến tài sản quốc gia. Đối với những vi phạm chưa đến mức phải truy tố trước pháp luật thì phải kiên quyết xử lí theo Nghị định 38/CP ngày 25/06/1996 của Chính phủ về xử lí vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm pháp

luật về lao động. Việc cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ sập giàn giáo xảy ra vào 18g30’ ngày 09/01/2016 dộng làm 04 người chết tại công trường thi công Suối Quanh, bản Tà Pán, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa do “Vi phạm các quy định về ATLĐ gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 227 BLHS – đây là hành động thể thiện sự nghiêm minh của pháp luật trước sự coi thường pháp luật, không thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về ATLĐ, gây hậu quả nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, phải tăng cường phối hợp hoạt động giữa các cơ quan chức năng của nhà nước với các đoàn thể tổ chức xã hội, trước hết là công đoàn các cấp để phát huy tác dụng thực tiễn của các quy định về ATLĐ. Hàng năm cần tổ chức kiểm tra liên ngành về BHLĐ trong các đơn vị kinh doanh hoạt động trong ngành xây dựng, nhằm phát hiện và khắc phục các nguy cơ gây TNLĐ. Công tác tự kiểm tra ATLĐ của các đơn vị cơ sở cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc kịp thời ngăn chặn các hiện tượng vi phạm pháp luật về ATLĐ. Thêm nữa, chúng ta cần duy trì mạng lưới an toàn viên, vệ sinh viên, có chế độ đãi ngộ vật chết xứng đáng với lực lượng này để khuyến khích động viên họ trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Tăng cường công tác giáo dục, huấn luyện ATLĐ

Chúng ta cần thiết lập mạng lưới thông tin giúp cho công tác chỉ đạo của cơ quan quản lí nhà nước và ứng dụng những thành tựu mới về ATLĐ trong các doanh nghiệp toàn ngành. Chuẩn hóa các giáo trình, tài liệu huấn luyện theo các nhóm ngành; mở rộng việc biên soạn; cung cấp các bài giảng điện tử cho một số nhóm đối tượng.Đào tạo đội ngũ giảng viên huấn luyện về ATLĐ chuyên nghiệp (có chuyên môn và phương pháp sư phạm); có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng và có kiến thức pháp lí.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước, thanh tra kiểm tra trong công tác huấn luyện về ATLĐ; thành lập, phát triển các trung tâm huấn luyện

quốc gia có đủ năng lực về máy móc, thiết bị, nhân lực để đào tạo các giảng viên, cán bộ làm công tác chuyên trách, bán chuyên trách về ATLĐ; nghiên cứu, xây dựng các mô hình huấn luyện phù hợp với những nét đặc trưng của ngành xây dựng.

Đối với công tác giáo dục, đào tạo trong các trường: cần xem xét, nghiên cứu để tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm giúp cho những nội dung ATLĐ được giảng dạy tại các trường đai học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp (đặc biệt là đối với các trường đào tạo những ngành có yêu cầu cao về ATLĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về bảo đảm an toàn lao động cho người lao động và thực tiễn thi hành trong ngành xây dựng (Trang 77 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)