KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUY PHẠM VỀ HÌNH PHẠT TRỤC XUẤT TRONG PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt trục xuất theo luật hình sự Việt Nam (Trang 29 - 30)

CỦA CÁC QUY PHẠM VỀ HÌNH PHẠT TRỤC XUẤT TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NAY

Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của hình phạt trục xuất trong pháp luật hình sự Việt Nam, nhất là từ sau Cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay nhằm nhận dạng hình phạt trục xuất trong từng giai đoạn lịch sử, từ đó thấy đƣợc những dấu ấn, những đặc điểm chủ yếu của từng giai đoạn lịch sử đƣợc thể hiện trong chế định này và đồng thời cũng thấy đƣợc sự tồn tại và phát triển của hình phạt bổ sung là do các điều kiện chính trị, kinh tế-xã hội, truyền thống, đặc điểm của dân tộc ta trong từng giai đoạn lịch sử quy định và là nhu cầu khách quan của xã hội. Quan trọng hơn nữa, việc nghiên cứu lịch sử của hình phạt trục xuất qua các giai đoạn phát triển của đất nƣớc là nhằm xác định khả năng kế thừa và phát huy có hiệu quả những thành tựu và bài học kinh nghiệm về pháp luật hình sự của ông cha ta. GS.TSKH. Đào Trí Úc đã đúng khi viết: "Một trong những mục đích của việc nghiên cứu về pháp luật trong bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử là xác định cho đƣợc những khả năng kế thừa, bởi vì kế thừa trong pháp luật hình sự là sự kế thừa văn hóa và truyền thống". Bên cạnh đó, bởi đây là một hình phạt mang nhiều nét riêng biệt so với tất cả các loại hình phạt khác, không chỉ là đối tƣợng của nó chỉ là ngƣời nƣớc ngoài, mà còn vì việc xử lý ngƣời phạm tội mang nhiều màu sắc ngoại giao và nhạy cảm nên việc nghiên cứu lịch sử hình thành phát triển của nó cũng góp phần giúp ta nhìn nhận một cách đúng đắn thực tiễn xét xử và đề

ra những phƣơng án hữu hiệu để tối ƣu hóa hình phạt này, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ của đất nƣớc ta hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt trục xuất theo luật hình sự Việt Nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)