- Điều kiện áp dụng hình phạt trục xuất
2.3.2.2. Công tác giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật; thanh tra, kiểm tra hoạt động áp dụng hình phạt trục xuất của Tòa án các cấp còn
kiểm tra hoạt động áp dụng hình phạt trục xuất của Tòa án các cấp còn nhiều hạn chế
Công tác hƣớng dẫn áp dụng pháp luật và đƣờng lối xét xử thống nhất là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của Tòa án nhân dân tối cao đƣợc Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 quy định.
Tuy nhiên, công tác hƣớng dẫn áp dụng pháp luật trong thời gian qua của các cơ quan chức năng, trong đó có Tòa án nhân dân tối cao còn chậm triển khai và hoàn thành. Một số hƣớng dẫn chƣa đƣợc ban hành, không đáp ứng đƣợc kịp thời đòi hỏi cấp thiết của công tác xét xử. Tòa án nhân dân tối cao đã nhận định là "mặc dù đã có cố gắng nhƣng công tác hƣớng dẫn áp dụng pháp luật trong năm qua cũng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác xét xử vì hiện nay còn rất nhiều vấn đề mà các Toà án địa phƣơng yêu cầu nhƣng chƣa đƣợc hƣớng dẫn" [52].
Việc thiếu văn bản pháp luật hƣớng dẫn, hoặc hƣớng dẫn, giải thích luật không kịp thời, không đầy đủ sẽ không thể tháo gỡ đƣợc những vƣớng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật nói chung và hình phạt trục xuất nói riêng, dẫn đến tình trạng vận dụng tùy tiện, không đảm bảo đƣợc sự thống nhất, đồng bộ trong áp dụng, và có thể dẫn đến tình trạng áp dụng sai lệch với bản chất pháp lý của chúng.
Ngoài ra, sự chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra của cấp trên với cấp dƣới chƣa đƣợc liên tục thƣờng xuyên và kịp thời. Công tác quản lý cán bộ, quản lý nghiệp vụ, giáo dục, nâng cao ý thức chính trị và trách nhiệm công vụ ở
một số Tòa án chƣa tốt, không kịp thời kiểm tra, uốn nắn những sai phạm trong nghiệp vụ hoặc những biểu hiện không khách quan, vô tƣ trong công tác của Thẩm phán và cán bộ Tòa án. Chính do những hạn chế trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, quản lý cán bộ, quản lý nghiệp vụ nên các sai sót, tiêu cực trong hoạt động xét xử không đƣợc phát hiện, xử lý kịp thời, ảnh hƣởng đến chất lƣợng xét xử và uy tín của ngành Tòa án.