3 Giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt trục xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt trục xuất theo luật hình sự Việt Nam (Trang 105 - 110)

- Điều kiện áp dụng hình phạt trục xuất

3.3. 3 Giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt trục xuất

Bên cạnh những biện pháp cụ thể liên quan đến việc hoàn thiện những quy định liên quan đến hình phạt trục xuất, cũng nhƣ các biện pháp về việc củng cố năng lực của cán bộ tòa án, công tác thi hành án hình phạt trục xuất, chúng ta không thể không quan tâm đến việc hoàn thiện các quy định liên quan đến những vấn đề có tính định hƣớng nhƣ công tác điều tra tội phạm nƣớc ngoài, công tác quản lý xuất, nhập cảnh và các vấn đề khác liên quan đến ngƣời nƣớc ngoài ở Việt Nam. Giải quyết tốt vấn đề này sẽ giúp kiểm soát đƣợc tình trạng ngƣời nƣớc ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam.

Thứ nhất, hiện nay sự hiểu biết về tội phạm có yếu tố nƣớc ngoài và kinh nghiệm đấu tranh phòng chống loại tội phạm này của các cơ quan chức năng còn nhiều hạn chế. Một số văn bản pháp lý liên quan đến phòng chống tội phạm này có nhiều điểm không phù hợp thực tế. Bên cạnh đó việc giải quyết theo con đƣờng ngoại giao thƣờng kéo dài và gặp nhiều khó khăn đối với các vụ án tội phạm có yếu tố nƣớc ngoài liên quan đến các nƣớc mà Việt Nam chƣa ký kết hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về hình sự. đòi hỏi các cơ quan thi hành pháp luật cần nhanh chóng tham mƣu cho Nhà nƣớc, Chính phủ hoàn

thiện hệ thống luật pháp về lĩnh vực phòng chống tội phạm có yếu tố nƣớc ngoài trong đó có việc ký kết các hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp song phƣơng và đa phƣơng với các nƣớc, khẩn trƣơng chấn chỉnh những vấn đề còn tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm có yếu tố nƣớc ngoài để có thể đảm bảo tốt an ninh trật tự trong nƣớc và thực hiện hiệu quả công tác hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm.

Thứ hai, tổ chức tốt công tác nắm tình hình, trao đổi và phối kiểm thông tin nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức quốc tế nhƣ INTERPOL, EUROPOL, ASEANAPOL và UNODC của Liên hợp quốc trong cuộc chiến chống khủng bố, chống tội phạm ma túy, tội phạm xuyên quốc gia và tội phạm có tổ chức. Tiến hành các hoạt động trao đổi kinh nghiệm của các tổ chức này trong việc trấn áp các loại tội phạm có liên quan đến ngƣời nƣớc ngoài.

Thứ ba, tập trung xây dựng và củng cố lực lƣợng trinh sát, lực lƣợng chuyên trách về đối ngoại và hợp tác quốc tế, lực lƣợng pháp chế đủ về số lƣợng, đảm bảo về trình độ nghiệp vụ, pháp luật, ngoại ngữ, tin học nhằm đáp ứng nhu cầu và trình độ của khu vực và thế giới trong đấu tranh phòng chống tội phạm của cộng đồng An ninh và Cảnh sát quốc tế.

Thứ tư, tập trung xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, trong đó chú trọng đến việc xây dựng các Điều luật cụ thể về các biện pháp điều tra nhƣ biện pháp ngoại giao, vấn đề vật chứng, nhân chứng, nạn nhân…Đồng thời khẩn trƣơng xây dựng, hoàn thiện các văn bản hƣớng dẫn thực hiện triển khai các Bộ luật, nghị định liên quan đến công tác đấu tranh phòng chống tội phạm mới nhƣ rửa tiền, lừa đảo xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao, buôn ngƣời, tội phạm có tổ chức…

- Tăng cƣờng ký kết các Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về các vấn đề

hình sự, trục xuất, dẫn độ tội phạm với các nƣớc trong và ngoài khu vực.

- Xây dựng lực lƣợng chuyên trách phòng chống tội phạm có yếu tố

Thứ năm, tăng cƣờng công tác quản lý tạm trú, tạm vắng đối với ngƣời nƣớc ngoài, tránh tình trạng ngƣời nƣớc ngoài nhập cƣ ồ ạt vào Việt Nam hình thành nên các "trại tị nạn", đặc biệt là ngƣời gốc Phi vào Việt Nam lang thang, không có chỗ ở rõ ràng, không đăng ký lại tạm trú tạm vắng, gây khó khăn cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng; đồng thời nâng cao vai trò của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo lãnh hoặc làm thủ tục cho ngƣời nƣớc ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ luật: "Một số vấn đề lý luận và

thực tiễn về hình phạt trục xuất theo Luật hình sự Việt Nam", có thể rút ra

một số kết luận chủ yếu sau:

1) Hình phạt trục xuất là hình phạt mới đƣợc quy định trong Bộ luậ hình sự năm 1999, áp dụng đối với ngƣời nƣớc ngoài vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam và buộc phải rời khỏi lãnh thổ nƣớc ta theo các căn cứ quy định trong Bộ luật hình sự. Hình phạt trục xuất đƣợc áp dụng vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung, tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội để nhà làm luật căn cứ quyết định hình phạt, các điều kiện và phạm vi áp dụng hình phạt không đƣợc quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.

2) Hình phạt trục xuất ngoài các đặc điểm chung của hình phạt thì mang những đặc điểm riêng nhƣ: (1) trục xuất là hình phạt mới, chỉ đƣợc quy định từ sau Bộ luật hình sự năm 1999; (2) hình phạt trục xuất vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung; (3) hình phạt trục xuất chỉ áp dụng đối với một loại đối tƣợng, đó là ngƣời nƣớc ngoài vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam; (4) hình phạt trục xuất chỉ quy định tại phần chung của Bộ luật hình sự mà không đƣợc quy định cụ thể tại các điều luật cụ thể trong Phần riêng các tội phạm Bộ luật hình sự.

3) Nghiên cứu tình hình áp dụng hình phạt trục xuất trên địa bàn cả nƣớc trong thời gian hơn 10 năm ra đời hình phạt, tính từ lần pháp điển hóa Bộ luật hình sự năm 1999 cho đến nay, có thể thấy là hiệu quả của hình phạt chƣa cao, chƣa phát huy đƣợc đúng giá trị của hình phạt. Qua phân tích số liệu của Tòa án nhân dân tối cao về việc áp dụng hình phạt trục xuất từ năm 1999 đến năm 2009, chúng ta thấy sự thất thƣờng trong việc áp dụng hình

phạt này bên cạnh xu hƣớng gia tăng ngày càng nhiều loại tội phạm là ngƣời nƣớc ngoài với mức độ nguy hiểm và có tổ chức cao.

4) Xuất phát từ thực tiễn áp dụng hình phạt trục xuất, luận văn đã chỉ ra những bất cập, hạn chế nhất định trong thực tiễn áp dụng hình phạt trục xuất. Sự tồn tại, hạn chế đó là do những nguyên nhân từ sự chƣa hoàn thiện của pháp luật liên quan đến hình phạt trục xuất và nguyên nhân từ công tác thực thi pháp luật của cán bộ thực định.

5) Từ việc phân tích những nguyên nhân của việc chƣa hoàn thiện của các quy định pháp luật liên quan đến hình phạt trục xuất, tác giả đã đề ra một số nội dung sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về hình phạt trục xuất; đồng thời đƣa ra mô hình lý luận của hình phạt trục xuất.

6) Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng của các quy định liên quan đến hình phạt trục xuất là yêu cầu khách quan xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của nó không chỉ về mặt pháp luật hình sự mà còn về mặt xã hội.. Xây dựng và áp dụng đúng đắn hình phạt này là một đảm bảo quan trọng giải quyết những tồn tại, hạn chế, bất cập trong lĩnh vực nêu trên, nhằm thực hiện tốt chính sách hình sự của Nhà nƣớc ta và công bằng xã hội.

Với nhận thức trên, luận văn đã xác định rõ nhu cầu và những định hƣớng hoàn thiện luật thực định và các giải pháp nâng cao hiệu quả của hình phạt trục xuất trên các bình diện lý luận, luật thực định và áp dụng pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt trục xuất theo luật hình sự Việt Nam (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)