- Điều kiện áp dụng hình phạt trục xuất
3.2. NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ HÌNH PHẠT TRỤC XUẤT
Bằng việc pháp điển hóa lần thứ hai luật hình sự Việt Nam, các nhà làm luật nƣớc ta trong Bộ luật hình sự 1999 đã ghi nhận hình phạt trục xuất vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung, và định nghĩa trục xuất là "buộc ngƣời nƣớc ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Tuy nhiên, nghiên cứu các quy phạm của hình phạt này trong pháp luật hình sự hiện hành chúng ta thấy các quy định về hình phạt này còn nhiều hạn chế và chƣa thể hiện đƣợc mục đích của hình phạt này. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tôi xin phép đƣợc đề ra một số kiến giải lập pháp và mô hình lý luận của hình phạt trục xuất dƣới góc độ nhận thức - khoa học về sự cần thiết phải hoàn thiện hình phạt này trong pháp luật hình sự Việt Nam.
Thứ nhất, Về khái niệm "ngƣời nƣớc ngoài" theo quy định tại Điều 32 Bộ luật hình sự 1999. Cần phân biệt rõ thành hai loại đối tƣợng, đó là "ngƣời có quốc tịch nƣớc khác không phải Việt Nam" và " ngƣời không có quốc tịch". Theo đó:
Người có quốc tịch nước khác không phải Việt Nam: là ngƣời mang một hoặc nhiều quốc tịch của nƣớc hoặc vùng lãnh thổ khác Việt Nam, đƣợc hƣởng các quyền công dân theo pháp luật nƣớc ngƣời đó có quốc tịch quy định.
Người không có quốc tịch: là tình trạng một ngƣời do thôi quốc tịch cũ hoặc do bị tƣớc quốc tịch cũ nhƣng chƣa xin đƣợc vào quốc tịch của nƣớc khác, hoặc do có sự khác nhau giữa luật về quốc tịch của các nƣớc nên không có quốc tịch của nƣớc nào cả.
Thứ hai, hình phạt trục xuất đƣợc quy định là vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung, nhƣng lại chƣa quy định cụ thể trong những trƣờng hợp nào thì áp dụng hình phạt trục xuất với tƣ cách là hình phạt chính, trƣờng hợp nào áp dụng hình phạt trục xuất với tƣ cách hình phạt bổ sung, và mức độ cụ thể của từng loại hình phạt cũng chƣa đƣợc giới hạn.
Nếu chỉ quy định hình phạt trục xuất là hình phạt chính thì không vấn đề gì, nhƣng nếu quy định hình phạt trục xuất là hình phạt bổ sung thì vấn đề là nó đƣợc áp dụng kèm theo những loại hình phạt chính nào, mức độ của
hành vi phạm tội đến mức độ nào thì áp dụng hình phạt trục xuất… Trên thực tế, khi áp dụng hình phạt trục xuất với tính chất là hình phạt bổ sung thì có nghĩa là mức độ nghiêm trọng của tội phạm lớn hơn khi đƣợc áp dụng là hình phạt chính. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là hình phạt trục xuất mục đích chính của nó là buộc ngƣời nƣớc ngoài rời khỏi lãnh thổ Việt Nam, nên nếu hình phạt chính là hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân hoặc cải tạo không giam giữ thì ý nghĩa của hình phạt trục xuất không còn nữa, vì các hình phạt chính đã nhằm mục đích giáo dục cải tạo ngƣời bị kết án trở thành ngƣời có ích cho xã hội, vậy nên nếu áp dụng hình phạt trục xuất với tƣ cách là hình phạt bổ sung thì phải mang đƣợc tính răn đe và phòng ngừa tội phạm.
Theo ý kiến chủ quan của chúng tôi thì trong Bộ luật hình sự nên quy định rõ ràng từng trƣờng hợp cụ thể áp dụng hình phạt trục xuất với tƣ cách là hình phạt chính, hình phạt bổ sung. Cụ thể:
- Đối với tính chất là hình phạt chính: chỉ nên quy định hình phạt trục xuất đối với những tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng do vô ý. Bởi vì tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đã xảy ra chƣa đến mức đặc biệt nghiêm trọng, có thể do thiếu hiểu biết về luật pháp của Việt Nam, cũng có thể do cố ý gây ra nhƣng hậu quả không đáng kể. Việc quyết định trục xuất ngƣời phạm tội trong trƣờng hợp này nhằm mục đích ngăn ngừa tội phạm, đồng thời cũng đƣợc xem nhƣ một biện pháp nhân đạo đối với ngƣời phạm tội. Một thực tế là, trục xuất bên cạnh đƣợc áp dụng với tƣ cách là hình phạt đƣợc quy định trong luật hình sự thì còn đƣợc áp dụng với tƣ cách là biện pháp hành chính trong luật hành chính. Nhƣng vì tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi đƣợc quy định trong luật hình sự khác hẳn với tính chất vi phạm trong luật hành chính, chỉ là những vi phạm những quy định mà pháp luật hành chính đã quy định, thì hình phạt trục xuất là sự vi phạm những chế tài cụ thể đƣợc quy định trong các điều luật cụ thể trong phần riêng Bộ luật hình sự, chỉ đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự mà thôi. Do đó, khi áp dụng
hình phạt trục xuất với tƣ cách là hình phạt chính, mức độ nghiêm khắc của nó đối với ngƣời phạm tội là lớn hơn hẳn.
- Đối với tính chất là hình phạt bổ sung: theo tác giả nên quy định trục xuất với tính chất là hình phạt bổ sung chỉ áp dụng đối với ngƣời nƣớc ngoài phạm tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng và bị xử phạt tiền, tù có thời hạn hoặc tù chung thân (đƣợc giảm thời hạn chấp hành hình phạt theo Điều 58 Bộ luật hình sự). Đối với những loại tội phạm này, khi thực hiện hành vi phạm tội là đã tác động đến những quan hệ xã hội rất nghiêm trọng, bởi vậy, họ cũng phải chịu những chế tài nhƣ một ngƣời phạm tội bình thƣờng phải chịu, và phải chấp hành đầy đủ những hình phạt mà luật đã quy định họ phải chịu. Tuy nhiên, vì họ là ngƣời nƣớc ngoài, trong nhiều trƣờng hợp, áp dụng hình phạt trục xuất đối với họ sau khi đã thụ hình là một biện pháp đúng đắn. Hiện nay, tình trạng ngƣời nƣớc ngoài vào Việt Nam phạm tội một cách có chủ đích ngày càng gia tăng, diễn biến một cách phức tạp, không những ảnh hƣởng đến trật tự xã hội, an ninh kinh tế, tính mạng, tài sản của Nhà nƣớc và nhân dân ta mà còn nhằm mục đích gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền của dân tộc ta. Đối với những loại tội phạm này, cách xử lý tốt nhất là buộc họ phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam, nhằm phòng ngừa những hành vi phạm tội có thể xảy ra sau khi họ chấp hành xong hình phạt.
Thứ ba, về thời hạn trục xuất
Đồng thời Điều 32 Bộ luật hình sự năm 1999 cũng cần phải quy định rõ mức thấp nhất và mức cao nhất về mặt thời hạn ngƣời bị trục xuất đƣợc phép quay trở lại Việt Nam, tùy vào từng loại tội phạm mà nhà làm luật quy định thời hạn từ 5 năm đến 15 năm hoặc vĩnh viễn. Trên cơ sở các quy định tại Điều 32, nhà làm luật cần cân nhắc quy định cụ thể hình phạt trục xuất với tƣ cách là hình phạt chính hoặc là hình phạt bổ sung với các tội phạm cụ thể trong phần các tội phạm Bộ luật hình sự.
loại tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, trong đó mức thời hạn áp dụng thời hạn trục xuất là buộc ngƣời nƣớc ngoài phạm tội vĩnh viễn không đƣợc quay trở lại Việt Nam, đặc biệt là đối với tội danh chống phá Nhà nƣớc (mức độ nghiêm trọng và bị áp dụng với tính chất là hình phạt bổ sung), chống loài ngƣời...
Thứ tư, ngoài việc quy định rõ nội dung, điều kiện, phạm vi và thời hạn của hình phạt trục xuất, Bộ luật hình sự nƣớc ta cũng cần phải quy định rõ thời hiệu thi hành án, xóa án tích, miễn chấp hành hình phạt đối với ngƣời bị kết án trục xuất. Đây là những chế định nhân đạo thể hiện không chỉ trong luật hình sự Việt Nam mà còn trong luật hình sự đa số các nƣớc trên thế giới có quy định loại hình phạt này.
Trên cơ sở những nhận xét và kiến nghị này, dƣới góc độ nhận thức - khoa
học, chúng tôi xin đƣa ra mô hình lý luận của hình phạt trục xuất nhƣ sau:
Điều...: Hình phạt trục xuất (mới)
Hình phạt trục xuất là một trong các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước do Bộ luật hình sự Việt Nam quy định, được Tòa án áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bị buộc phải rời Việt Nam trong thời gian nhất định. Hình phạt trục xuất được áp dụng với tư cách vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nước ngoài, đặc biệt là tội phạm quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia; bảo vệ trật tự xã hội và độc lập, chủ quyền dân tộc.
Điều...: Điều kiện áp dụng hình phạt trục xuất (mới)
1. Với tính chất là hình phạt chính: hình phạt trục xuất được áp dụng đối với những tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng do vô ý.
2. Với tính chất là hình phạt bổ sung: hình phạt trục xuất được áp dụng với những tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Điều...: Quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất (mới) 1. Người bị trục xuất có quyền:
a. Được kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam trong các trường hợp: (Khoản 1 Điều 4 Nghị định 54/2001/NĐ-CP hƣớng dẫn thi hành hình phạt trục xuất).
b. Khi rời khỏi lãnh thổ Việt Nam, người bị trục xuất được mang theo tài sản hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật.
c. Trường hợp người phạm tội thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự được giải quyết bằng con đường ngoại giao giữa hai nước.
2. Người bị trục xuất có nghĩa vụ: (Điều 3 Nghị định 54/2001/NĐ-CP hƣớng dẫn thi hành hình phạt trục xuất)