Cấu trúc của pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân qua thực tiễn thi hành tại chi cục thuế quận kiến an thành phố hải phòng (Trang 26 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật quản lý thuế thu nhập cá

1.2.2. Cấu trúc của pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân

1.2.2.1. Các quy định về chủ thể tham gia quản lý thuế thu nhập cá nhân Cơ quan quản lý thuế

Cơ quan quản lý thuế bao gồm hệ thống cơ quan thuế và cơ quan hải quan. Theo khoản 2 Điều 2 Luật quản lý thuế năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012) quy định cơ quan quản lý thuế gồm: Cơ quan thuế gồm Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế; Cơ quan hải quan gồm Tổng cục hải quan, Cục hải quan, Chi cục hải quan.Cơ quan thuế được tổ chức theo ngành dọc thống nhất theo hệ thống hành chính các cấp từ Trung ương đến địa phương để quản lý thu các khoản thuế, thu NSNN phát sinh trong nội địa. Cơ quan hải quan được tổ chức tập trung tại cấp trung ương và khu vực địa bàn hải quan để quản lý thu các khoản thuế, thu NSNN phát sinh tại cửa khẩu hải quan.

Pháp luật giao cho cơ quan quản lý thuế các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định để tổ chức thực thi chính sách thuế hiệu lực, hiệu quả.Điều 9 Luật quản lý thuế năm 2006 và Khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của Luật quản lý thuế năm 2012 (bổ sung Khoản 9 Điều 9 Luật quản lý thuế năm 2006) quy định quyền hạn của cơ quan quản lý thuế như sau:

- Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu, nội dung giao dịch của các tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế.

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế.

- Kiểm tra thuế, thanh tra thuế. - Ấn định thuế.

- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế.

- Xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo thẩm quyền; công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế.

- Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật.

- Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định của Chính phủ.

- Cơ quan thuế áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế với người nộp thuế, với cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập.

Cơ quan quản lý thuế có quyền yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tư liệu để chứng minh số thuế khai đúng, ra quyết định

kiểm tra, gia hạn kiểm tra và trong thời hạn Luật định cho phép người nộp thuế hoàn chỉnh hồ sơ nộp thuế. Việc ấn định thuế chỉ được tiến hành sau khi các biện pháp cứu trợ cho người nộp thuế đã được thực hiện. Thanh tra thuế khác với kiểm tra thuế, áp dụng khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế nhằm giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính. Từ kiểm tra, thanh tra thuế nhằm phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật để có những biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế tình trạng thất thu NSNN, đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng.

Người nộp thuế.

Người nộp thuế chính là đối tượng nộp thuế theo quy định của các văn bản pháp luật về chính sách thuế. Các tổ chức có trách nhiệm nộp thuế thay người nộp thuế, tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thuộc NSNN cũng được coi là người nộp thuế, chịu sự điều chỉnh của Luật quản lý thuế và có các quyền hạn, trách nhiệm như tổ chức, cá nhân nộp thuế.

Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân quy định tại Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân bao gồm: “… cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại

Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam”.

Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế được quy định cụ thể tại Điều 6 Luật quản lý thuế năm 2006 và Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế năm 2012 (sửa đổi, bổ sung Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 Luật quản lý thuế năm 2006) và Điều 7 Luật quản lý thuế năm 2006 và Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế năm 2012 (bổ sung Khoản 10 Điều 7 Luật quản lý thuế năm 2006).

Các chủ thể khác có liên quan

Loại chủ thể này bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, tình hình tuân thủ pháp luật của người nộp thuế hoặc liên quan đến công tác quản lý của cơ quan quản lý thuế. Việc quy định các tổ chức, cá nhân có liên quan trong đối tượng áp dụng Luật quản lý thuế nhằm bảo đảm nâng cao vai trò trách nhiệm pháp lý của cộng đồng xã hội trong việc thực thi và giám sát chấp hành nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể (chính trị, xã hội, nghề nghiệp…) có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ cơ quan thuế trong quản lý thuế; đồng thời giám sát cả cơ quan thuế và người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật về thuế.

1.2.2.2. Các quy định về nội dung quản lý thuế thu nhập cá nhân

Về lý thuyết, các quy định về nội dung quản lý thuế thu nhập cá nhân thường bao gồm những vấn đề cơ bản sau đây:

Một là, nội dung về đăng ký thuế thu nhập cá nhân được quy định tại

Thông tư số 80/2012/TT-BTC hướng dẫn Luật quản lý thuế về đăng ký thuế ngày 22 tháng 05 năm 2012. Đăng ký thuế là việc người nộp thuế thu nhập cá nhân kê khai vào tờ khai theo mẫu quy định của Luật quản lý thuế, nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế và sẽ được cơ quan cấp cho một mã số thuế để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hoạt động, (trừ các trường hợp người nộp thuế là nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí; nhà thầu nước ngoài đăng ký nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế; Bên Việt Nam nộp thuế thay cho nhà đầu tư nước ngoài).

Hai là, quy định về kê khai thuế TNCN: việc kê khai thuế TNCN có

cơ quan chi trả thu nhập tính thuế cho các đối tượng nộp thuế làm việc trong đơn vị mình và có thu nhập do đơn vị mình chi trả. Sau khi tính thuế và khấu trừ thuế đối tượng của đối tượng nộp thuế, cơ quan chi trả thu nhập sẽ tiến hành khấu trừ phần thuế phải nộp ra khỏi thu nhập của đối tượng nộp thuế để cơ quan chi trả thu nhập kê khai, tổng hợp số thuế TNCN của tất cả NNT và nộp cho NSNN. Đối tượng nộp thuế sẽ trực tiếp kê khai thu nhập của mình và tự tính thuế mình phải nộp. Sau đó, các đối tượng nộp thuế sẽ đến nộp tờ khai cho cơ quan thuế và tiến hành nộp khoản thuế cho cơ quan thuế hay cơ quan có chức năng thu thuế. Cơ quan thuế sẽ có nhiệm vụ ghi lại tất cả các khoản thuế mà các đối tượng nộp thuế phải nộp, để từ đó có thể giám sát và kiểm tra khi cần thiết. Đồng thời đó cũng là cơ sở để đảm bảo sự minh bạch trong công tác thu nộp thuế, cả cho đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế cũng như cơ quan ủy nhiệm thu.

Ba là, quy định về khấu trừ thuế TNCN: Khấu trừ thuế là việc tổ chức,

cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ thuế nộp vào thu nhập của đối tượng nộp thuế trước khi trả thu nhập. Các loại thu nhập phải khấu trừ bao gồm: Thu nhập của cá nhân không cư trú, bao gồm cả trường hợp không hiện diện tại Việt Nam và thu nhập của cá nhân cư trú.

Bốn là, quy định về quyết toán thuế TNCN: Đối tượng thực hiện quyết

toán thuế TNCN là tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN và cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN. Tuy nhiên, năm 2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 92/2015/TT-BTC tại Điều 21, Khoản 3 sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC quy định những cá nhân không phải quyết toán thuế TNCN: “Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo trừ các trường hợp sau:

- Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ sau.

- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 (mười) triệu đồng, đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế tại nguồn theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

- Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.”

Năm là, quy định về miễn thuế, giảm thuế và hoàn thuế TNCN.

Miễn thuế, giảm thuế là những ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật thuế mà người nộp thuế được hưởng. Cũng như các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh có đủ điều kiện được ưu đãi thuế thì thuế TNCN cũng quy định rõ các trường hợp được hưởng ưu đãi thuế TNCN đối với NNT. Các loại thu nhập được miễn thuế được liệt kê cụ thể tại Điều 4 Luật thuế TNCN, các điều kiện để được giảm thuế và hoàn thuế được quy định tại điều 5, điều 32 Luật thuế TNCN, điều 53 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013.

Sáu là, quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế

thu nhập cá nhân.

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật thuế thu nhập cá nhân là hoạt động không thể thiếu được trong hoạt động quản lý nhà nước nói

chung và hoạt động quản lý thuế nói riêng. Trong hoạt động quản lý thuế thì công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trở nên hết sức cần thiết. Nếu tiến hành kiểm tra, thanh tra không dựa trên cơ sở pháp luật sẽ dẫn đến hạn chế quyền của người nộp thuế. Theo Luật quản lý thuế quy định, nguyên tắc, hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế không được cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân người nộp thuế. Kiểm tra thuế là hoạt động tiến hành thường xuyên tại cơ quan thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế và sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. Kiểm tra hồ sơ thuế để xác định số thuế phải nộp, số thuế được miễn, số thuế được giảm hay hoàn. Kiểm tra nhằm xác định tính xác thực của hồ sơ hoặc làm cơ sở để yêu cầu người nộp thuế không bổ sung hồ sơ, giải trình hoặc bổ sung hồ sơ thuế không đúng. Cơ quan thuế tiến hành thanh tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, việc thanh tra phải dựa trên quy trình, theo phạm vi thanh tra được ghi nhận trong quyết định thanh tra. Dựa trên kết quả kiểm tra, thanh tra, cơ quan thuế có quyền áp dụng các chế tài xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật thuế. Các quy định về kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật thuế được quy định cụ thể tại chương X và chương XII của Luật quản lý thuế và các văn bản liên quan như: Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật khiếu nại – tố cáo, Luật tố tụng dân sự…

Bảy là, quy định về khiếu nại, khởi kiện liên quan đến thuế thu nhập cá nhân.

Theo Luật quản lý thuế thì người nộp thuế, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xem xét lại quyết định của cơ quan quản lý thuế, hành vi hành chính của công chức quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc khởi kiện quyết định của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân qua thực tiễn thi hành tại chi cục thuế quận kiến an thành phố hải phòng (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)