Thực trạng quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân qua thực tiễn thi hành tại chi cục thuế quận kiến an thành phố hải phòng (Trang 48)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Thực trạng pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

2.1.5. Thực trạng quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp

luật thuế thu nhập cá nhân

Kể từ khi ban hành Luật quản lý thuế, vấn đề về kiểm tra thuế, thanh tra thuế, xử lý vi phạm pháp luật đã có những bước phát triển vượt bậc, có nhiều điểm mới tiến bộ hơn so với trước đây. Tuy nhiên, pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế và xử lý vi phạm pháp luật thuế ở nước ta hiện nay vẫn còn một số hạn chế nhất định: các quy định về thanh tra, kiểm tra chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật như: Luật thanh tra, Luật quản lý thuế, Luật khiếu nại tố cáo…; các quy trình, thủ tục trong thanh tra, kiểm tra thuế vẫn còn chưa phù hợp với Luật quản lý thuế gây khó khăn cho quá trình thanh tra, kiểm tra thuế trong thực tế. Qua thực tiễn công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật, còn tồn tại vấn đề về trách nhiệm của người nộp thuế, của cơ quan quản lý thuế, cần thiết phải thay đổi, bổ sung, sửa đổi các quy định không còn phù hợp, chưa đầy đủ để nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra, ngăn ngừa, hạn chế các tiêu cực đã đang xảy ra đối với người nộp thuế, về cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phải cải cách về chế độ hành chính theo hướng linh hoạt, minh bạch rõ rang…

2.1.6. Thực trạng quy định về khiếu nại, khởi kiện liên quan đến thuế thu nhập cá nhân

Giải quyết khiếu nại đơn giản hơn nhiều so với giải quyết bằng thủ tục tố tụng tại tòa án. Cơ quan ra quyết định xem lại căn cứ ra quyết định để xác định đúng hay sai trong nội dung khiếu nại của người nộp thuế. Việc xử lý này không được thực hiện bởi một cơ quan độc lập nên không thể phủ nhận kết quả thông thường trong khiếu nại thuế là cơ quan giải quyết khiếu nại giữ nguyên quan điểm trong quyết định thu thuế hoặc xử phạt. Trong trường hợp

kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu là giữ nguyên quyết định thu thuế hoặc xử phạt thì người nộp thuế có quyền khiếu nại lần hai lên cơ quan cấp trên. Hoặc lựa chọn khởi kiện ra tòa án hành chính. Như vậy, cơ quan giải quyết khiếu nại lần một đồng thời là cơ quan thu thuế hoặc xử phạt nên kết quả giải quyết khiếu nại thường giữ nguyên quyết định thu thuế hoặc xử phạt, trong khi đó người nộp thuế có bất đồng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, nộp phạt theo quy định. Việc giải quyết khiếu nại thuế mặc dù dựa trên các Luật thuế và Luật Quản lý thuế nhưng do tình trạng luật khung nên việc áp dụng đề phải có văn bản quy định chi tiết của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ tài chính và Tổng Cục thuế. Với tình trạng này, có thể nói việc cơ quan có thẩm quyền thu thuế cấp trên bác quyết định của Cơ quan cấp dưới ít xảy ra hơn do có cùng quan điểm đánh thuế. Trong khi theo Điều 42 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 37 của Luật Khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ ánh hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Quy định như vậy, có thể hiểu người nộp thuế tuân thủ các thủ tục khiếu nại theo hai cấp sau đó mới khởi kiện ra tòa sẽ gây tốn kém về chi phí cho người nộp thuế. Do vậy, cần phải có hướng dẫn riêng về thời hạn giải quyết khiếu nại thuế.

Bên cạnh việc giải quyết khiếu nại về thuế, thì quy định khởi kiện về thuế cũng có những hạn chế nhất định:

Thứ nhất, vấn đề đối thoại trong vụ kiện hành chính Luật quy định còn

khá chung chung, chưa rõ ràng, cụ thể. Theo Điều 12, Luật tố tụng hành chính quy định: “Trong quá trình giải quyết vụ hành chính, Tòa án tạo điều kiện để các đương sự đối thoại về việc giải quyết vụ án”, đồng thời tại Điều 36 thì quy định, một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của thẩm phán là tổ chức việc đối thoại giữa các đương sự khi có yêu cầu. Như vậy, có thể thấy hoạt

động đối thoại trong quá trình giải quyết vụ án hành chính chưa được coi trọng. Căn cứ vào quy định tại Điều 12 Luật tố tụng hành chính thì hoạt động đối thoại trong tố tụng hành chính chỉ mang tính hỗ trợ, bổ sung, Tòa án chỉ giúp các bên, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên đối thoại với nhau chứ không phải là một trách nhiệm của Tòa án trong tiến trình giải quyết vụ án. Có thể hiểu rằng, căn cứ bắt buộc để tổ chức đối thoại là khi có yêu cầu của ít nhất một bên đương sự. Nếu không có yêu cầu, nhưng xét thấy cần thiết tổ chức đối thoại để làm sáng tỏ hơn một số tình tiết của vụ án thì Thẩm phán cũng không có quyền tổ chức cuộc đối thoại, không có yêu cầu mà Thẩm phán tổ chức đối thoại thì có vi phạm tố tụng hay không, có vượt quá quyền hạn pháp luật quy định trong tố tụng hay không? Do vậy mà thủ tục đối thoại chưa được quy định cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên đối thoại với nhau là tạo những điều kiện gì, chưa được làm rõ.

Thứ hai, một số thuật ngữ trong Luật Tố tụng hành chính chưa được

giải thích, từ đó việc áp dụng trong thực tế gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng như: Trở ngại khách quan khác”, qui định tại khoản 3, Điều 104; “Trừ trường hợp có lý do chính đáng”, qui định tại khoản 2, Điều 179, điểm i, khoản 1, Điều 109 Luật Tố tụng hành chính.

2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân tại quận Kiến An, thành phố Hải Phòng nhân tại quận Kiến An, thành phố Hải Phòng

2.2.1. Khái quát về Chi cục thuế Quận Kiến An

2.2.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Kiến An, TP. Hải Phòng

Quận Kiến An là quận đặc thù được bao bọc giữa hai dòng sông Lạch Tray và Đa Độ, có tổng diện tích 29,6 km2, dân số khoảng 8,4 vạn người. Đây là quận duy nhất của Hải Phòng được thiên nhiên ưu đãi có cả đô thị, đồng bằng, rừng núi, rất thuận lợi cho đầu tư phát triển công nghiệp, nông nghiệp,

giao thông, đặc biệt là du lịch góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển một cách toàn diện.

Kiến An là cửa ngõ phía Tây Nam, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 10 km, nằm ở vị trí đầu mối giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không nối Kiến An với Hải Phòng, Đồ Sơn, Cát bà, vịnh Hạ Long về phía biển; nối Kiến An với An Lão, Vĩnh Bảo trong tuyến du lịch sinh thái “Du khảo đồng quê”.

Trong những năm gần đây, quận Kiến An đã tạo được bước phát triển nhanh, toàn diện ở tất cả các lĩnh vực với cơ cấu kinh tế đã được xác định: Công nghiệp Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại, Du lịch và Nông nghiệp. Quận Kiến An có khu công nghiệp Quán Trữ, với khá nhiều nhà máy công nghiệp nhẹ. Nhờ chính sách ưu đãi về đầu tư, Kiến An đang có bước chuyển mình mạnh mẽ. Hiện nay, quận đã thu hút đầu tư của nhiều nhà đầu tư Trung Quốc. Nhờ đó, có thể chỉ trong vài năm tới, Kiến An sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ, và rất có thể là mũi nhọn tăng trưởng của thành phố Hải Phòng.

2.2.1.2. Tổ chức bộ máy của Chi cục thuế quận Kiến An

Trên cơ sở quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục Thuế quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc cục Thuế và quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuế thuộc Chi cục Thuế, Chi cục Thuế Quận Kiến An phân công nhân sự, chức năng, nhiệm vụ của các Đội trực thuộc Chi cục như sau:

a. Đội Tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế Nhiệm vụ cụ thể:

chính sách, pháp luật thuế cho người nộp thuế, người dân và các cơ quan, tổ chức khác trên địa bàn;

- Tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thuế cho người nộp thuế, người dân, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn;

- Thực hiện công tác hỗ trợ về thuế; là đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về chính sách thuế, các thủ tục hành chính về thuế, thực hiện giải quyết một số thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế theo quy định;

- Hướng dẫn, hỗ trợ và cấp hóa đơn lẻ cho các tổ chức, cá nhân có phát sinh doanh thu không thường xuyên kê khai, nộp thuế;

- Chủ trì, phối hợp với các Đội thuộc Chi cục Thuế, các tổ chức liên quan tổ chức hội nghị đối thoại với người nộp thuế trên địa bàn;

- Cung cấp các thông tin cảnh báo và các thông tin hỗ trợ khác trên cơ sở hệ thống thông tin do cơ quan thuế quản lý cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật và của ngành;

- Tổng hợp các vướng mắc của người nộp thuế về chính sách thuế và các thủ tục hành chính thuế, báo cáo Lãnh đạo Chi cục giải quyết hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết;

- Tổng hợp đề xuất việc khen thưởng, tuyên dương và tôn vinh người nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế và các tổ chức, cá nhân khác ngoài ngành thuế có thành tích xuất sắc trong việc tham gia công tác quản lý thuế;

- Theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác hỗ trợ, tuyên truyền về thuế, công tác khen thưởng, tôn vinh người nộp thuế và công tác cải cách hành chính thuế; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ người nộp thuế và công tác tuyền truyền về thuế;

pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội. b. Đội Kê khai – Kế toán thuế và Tin học

Nhiệm vụ cụ thể: thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế.

c. Đội kiểm tra thuế

Nhiệm vụ cụ thể: giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.

d. Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế Nhiệm vụ cụ thể:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch thu và cưỡng chế thu nợ thuế trên địa bàn Quận;

- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế các đội liên quan;

- Theo dõi tình hình kê khai, nộp thuế của người nộp thuế, phân loại nợ thuế theo quy định; phân tích tình trạng nợ thuế của từng người nộp thuế trên địa bàn Quận;

- Thu thập thông tin về người nộp thuế còn nợ tiền thuế, đề xuất biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, tiền phạt; cung cấp thông tin về tình hình nợ thuế trên địa bàn theo yêu cầu của các cơ quan pháp luật và theo chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục Thuế; cung cấp danh sách các tổ chức và cá nhân chây ỳ nợ thuế để thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Lập hồ sơ đề nghị cưỡng chế và đề xuất biện pháp thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ trình Lãnh đạo Chi cục Thuế ra quyết định và thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo thẩm quyền hoặc tham mưu, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền, thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ theo quy định.

đ. Đội Tổng hợp – Nghiệp vụ - Dự toán

Nhiệm vụ cụ thể: giúp Chi Cục trưởng Chi cục Thuế hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục Thuế; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao của Chi cục Thuế.

e. Đội Hành chính – Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ

Nhiệm vụ cụ thể: giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý.

f. Đội Trước bạ và thu

Nhiệm vụ cụ thể: giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản (sau này), phí, lệ phí và các khoản thu khác (sau đây gọi chung là các khoản thu về đất bao gồm cả thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng, lệ phí trước bạ và thu khác) phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý.

g. Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế;

- Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn và chỉ đạo các đội thuế có liên quan tổ chức thực hiện;

- Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế;

- Xây dựng chương trình kế hoạch và trực tiếp thực hiện công tác kiểm tra giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế là các cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể thuộc và trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện quản lý (trừ các đối tượng là cơ sở sản xuất kinh doanh do Đội Kiểm tra thực hiện). Cụ thể:

+ Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan thuế; kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân; phát hiện những nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời;

+ Kiểm tra các hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân, hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân; thực hiện các thủ tục miễn thuế, giảm thuế thu nhập cá nhân, trình Lãnh đạo Chi cục ra quyết định; chuyển hồ sơ hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế thu nhập cá nhân không thuộc thẩm quyền cho cơ quan thuế cấp trên giải quyết theo quy định;

+ Ấn định thuế đối với các trường hợp khai thuế thu nhập cá nhân không đủ căn cứ, không đúng thực tế phát sinh mà người nộp thuế không giải trình được;

+ Xác định các trường hợp có dấu hiệu trốn lậu thuế, gian lận thuế thu nhập cá nhân để chuyển hồ sơ cho bộ phận thanh tra của cơ quan thuế cấp trên giải quyết;

khai, bỏ trốn, mất tích...

+ Xử lý hoặc kiến nghị xử lý những trường hợp người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật về thuế phát hiện khi kiểm tra thuế;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân qua thực tiễn thi hành tại chi cục thuế quận kiến an thành phố hải phòng (Trang 48)