Những định hướng cơ bản trong việc hoàn thiện pháp luật quản lý thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân qua thực tiễn thi hành tại chi cục thuế quận kiến an thành phố hải phòng (Trang 79 - 81)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Những định hướng cơ bản trong việc hoàn thiện pháp luật quản lý thuế

quản lý thuế TNCN ở Việt Nam

Trong điều kiện kinh tế - xã hội nước ta trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay và thực tiễn công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân, luật thuế thu nhập cá nhân nảy sinh nhiều vấn đề vướng mắc đòi hỏi những bổ sung sửa đổi kịp thời, do vậy trong nhứng năm tới, luật thuế thu nhập cá nhân phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản sau:

Thứ nhất, việc hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân đặt

trong tiến trình cải cách hệ thống thuế quốc gia. Yêu cầu cải cách hành chính và hiện đại hóa công tác quản lý thuế đang đặt ra như là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của ngành tài chính nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế và tránh những tác động ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Ngày 17 tháng 05 năm 2011 Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 732/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 theo đó xác định mục tiêu tổng quát trong chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 là: xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mức động viện hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nước. Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực

hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản; thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng cộng nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao [20, tr.51].

Luật thuế thu nhập cá nhân phải đảm bảo tính đơn giản, minh bạch, rõ ràng trong quy trình thủ tục kê khai, nộp thuế và quản lý hành chính thuế, từng bước áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho cả đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế; qua đó góp phần thúc đẩy quá trình cải cách hành chính và hiện đại hóa công tac quản lý thuế. Để đáp ứng các mục tiêu nêu trên, đảm bảo phù hợp với trào lưu cải cách thuế ở các nước trên thế giới và điều kiện kinh tế - xã hội đất nước trong giai đoạnh mới, định hướng thiết kế chính sách thuế thu nhập cá nhân trong giai đoạnh mới cần tập trung vào những vấn đề:

+ Hoàn thiện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính theo định hướng chuẩn mực quốc tế; nâng cao hiệu quả, hiệu lực tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ.

+ Kiện toàn, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế.

+ Nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thuế điện tử để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế.

Thứ hai, pháp luật quản lý thuế TNCN phải là công cụ hữu hiệu để nhà

nước tăng thu ngân sách, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Để đảm bảo một cấu trúc các nguồn thu hợp lý và ổn định, theo tính sơ bộ, cần huy động tối thiểu khoảng 2-2,5% GDP (9-15% tổng số thu ngân sách từ thuế, phí và lệ phí) từ thuế thu nhập cá nhân vào năm 2020 và cao hơn trong những

năm tiếp theo. Mức động viên này là hợp lý dựa trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và yêu cầu tăng nguồn thu để bù đắp các khoản hụt thu từ thuế nhập khẩu và từ các doanh nghiệp Nhà nước. Đồng thời việc nâng cao tỷ trọng thuế thu nhập cá nhân trong tổng số nguồn thu ngân sách từ thuế, phí cũng đáp ứng yêu cầu ổn định dài hạn của một hệ thống thuế hiện đại ở Việt Nam, trong đó có thuế thu nhập cá nhân trở thành một sắc thuế chính của hệ thống thuế, bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.

Thứ ba, phải đảm bảo nguyên tắc hội nhập quốc tế. Khi mà hội nhập đã

trở thành một xu thế tất yếu thì yêu cầu về tính tương đồng đã trở thành xu hướng chung của các nước trên thế giới khi xây dựng pháp luật quản lý thuế nói chung và pháp luật quản lý thuế TNCN nói riêng. Việc đảm bảo yêu cầu này sẽ tạo cơ sở thúc đẩy sự phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại và thu hút đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân qua thực tiễn thi hành tại chi cục thuế quận kiến an thành phố hải phòng (Trang 79 - 81)