Thực hiện các qui định pháp luật về thanh tra, kiểm tra, giải quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (Trang 74 - 76)

2.2. Thực trạng thực hiện các qui định pháp luật về quản lý quỹ

2.2.5. Thực hiện các qui định pháp luật về thanh tra, kiểm tra, giải quyết

quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai và xử lý vi phạm về đất đai

2.2.5.1. Những mặt đạt được

Việc Chính phủ, Quốc hội phân cấp trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về tranh chấp đất đai đã giúp chính quyền địa phƣơng chủ động, kịp thời giải quyết dứt điểm các mâu thuẫn, khiếu kiện, tranh chấp kéo dài; huy động đƣợc nhiều lực lƣợng trong xã hội tham gia. Đặc biệt, trong những năm qua công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tranh chấp đất đai đã hạn chế khiếu kiện vƣợt cấp, tạo niềm tin trong nhân dân, góp phần ổn định tình hình chính trị, giữ vững an ninh, trật tự xã hội.

2.2.5.2. Tồn tại, bất cập

Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra chƣa sát với thực tế và yêu cầu quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; một số trƣờng hợp thanh tra không đúng đối tƣợng. Việc thanh tra hàng năm còn ít, mang tính bị động theo các vụ việc mà báo chí, dƣ luận phản ánh; việc xử phạt vi phạm trong hoạt động quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội qua thanh tra ở cả Trung ƣơng và địa phƣơng còn rất ít. Hiệu quả thanh tra chƣa cao do một số vụ việc thanh tra không phát hiện đƣợc vi phạm; nhiều trƣờng hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật nhƣng việc thực hiện kết luận thanh tra còn chậm; tỷ lệ thu hồi tiền, thu hồi đất qua thanh tra còn thấp; việc phát hiện hành vi tham nhũng qua hoạt động thanh tra chuyên ngành đất đai còn hạn chế, chƣa tƣơng xứng với thực trạng vi phạm.

Hiện nay theo quy định tại chƣơng 9 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính Phủ mới có một số hƣớng dẫn việc xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đối với công chức, viên chức của các cơ quan tổ chức của Nhà nƣớc mà chƣa

có hƣớng dẫn việc xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đối với công dân, cơ quan, tổ chức có vi phạm pháp luật liên quan đến sử dụng đất đai.

2.2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế, bất cập

Nguyên nhân của tình trạng trên là do:

- Việc thu thập thông tin, tài liệu có liên quan phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra hoạt quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội chƣa đƣợc các đơn vị quan tâm thực hiện, dẫn đến việc xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện chậm;

- Tổ chức thanh tra chuyên ngành thiếu ổn định, lực lƣợng cán bộ, công chức làm công tác thanh tra chuyên ngành về đất đai còn quá mỏng.

- Việc phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra còn chƣa phù hợp, chức năng thanh tra chuyên ngành còn chồng chéo với các đơn vị khác;

- Quy định về phạt tiền vi phạm trong hoạt động quản lý đất đai nói chung, quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói riêng còn mang tính hình thức khó thực hiện và kinh phí cấp phục vụ cho các đoàn thanh tra, kiểm tra còn chƣa kịp thời, khó khăn khi triển khai công tác tại địa phƣơng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 Luận văn đã phân tích về thực trạng và thực tiễn thực thi các quy định của pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Qua phân tích, luận văn đánh giá những mặt đƣợc và những mặt còn hạn chế, bất cập của các quy định cũng nhƣ những khó khăn trong việc thực thi pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế- xã hội ở Việt nam. Từ đó, làm cơ sở để Luận văn đƣa ra những giải pháp để hoàn thiện pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam tại Chƣơng 3.

Chƣơng 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ QUỸ ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (Trang 74 - 76)