Tăng thẩm quyền quản lý phát hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở việt nam luận văn ths luật 60 38 01 07 (Trang 110 - 112)

2.1 .3Tổ chức trung gian

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chào bán cổ phiếura

3.2.5 Tăng thẩm quyền quản lý phát hành

Kinh nghiệm ở các nước cho thấy các cơ quan quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán đều là cơ quan nằm trong bộ máy hành chính nhà nước vì: i) TTCK là nơi tham gia của hàng triệu nhà đầu tư, hàng ngàn tổ chức phát hành trong quốc gia không giới hạn bởi địa giới hành chính. Vì thế để quản lý TTCK và bảo vệ quyền lơi nhà đầu tư trong toàn quốc không thể giao cho cơ quan thuộc một vùng lãnh thổ hoặc một địa phương nào phụ trách mà phải là cơ quan trung ương, ii)

Công việc chủ yếu của quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK là giám sát, tổ chức thực hiện bảo đảm thi hành luật một cách thường xuyên, đây là công việc thuộc lĩnh vực của cơ quan quản lý hành chính. Do đó cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK phải được thiết kế trong bộ máy hành chính.

Ở Việt Nam, UBCKNN là cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách về chứng khoán và TTCK được thành lập theo NĐ của CP số 75/1996/NĐ- CP ngày 28/11/1996 và là cơ quan thuộc Bộ Tài chính. UBCKNN Việt Nam thành lập khi chưa có thị trường chứng khoán tập trung, UBCKNN ra đời nhằm mục đích cơ bản là chuẩn bị những điều kiện cần thiết nhất cho sự ra đời và phát triển của TTCK Việt Nam trong tương lai. Điều đó dẫn tới chức năng của UBCKNN hiện nay không phải chỉ chủ yếu là quản lý, giám sát sự vận hành của TTCK mà còn là tổ chức, xây dựng TTCK Việt Nam phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trong thời gian tới nên tách UBCK ra khỏi Bộ Tài chính, tức UBCK phải trực thuộc Chính phủ, do Chính phủ điều hành trực tiếp để Uỷ ban có thực quyền để quyết sách,điều tiết thị trường.

Về góc độ phân cấp quản lý nhà nước, theo tác giả thì UBCKNN chỉ nên đóng vai trò quản lý toàn bộ thị trường nói chung và quản lý hoạt động phát hành chứng khoán nói riêng – thị trường sơ cấp. Còn đối với quản lý và điều hành của thị trường thứ cấp thì nên giao cho các SGDCK đảm nhiệm trên cơ sở các quy chế và quy trình nghiệp vụ cụ thể, đồng thời thiết lập cơ chế toàn quyền chỉ đạo, báo cáo và trao đổi thông tin hợp lý hơn. Bởi với những chức năng chi tiết, cụ thể sau đây của SGDCK hoàn toàn phù hợp với vai trò quản lý thị trường thứ cấp:

- Cung cấp, đảm bảo cơ sở vật chất kĩ thuật cho việc giao dịch chứng khoán: cung cấp địa điểm và hệ thống giao dịch. Đảm bảo cho việc giao dịch chứng khoán diễn ra thông suốt, tuân thủ đúng các quy định của quy chế, pháp luật về giao dịch chứng khoán và giá cả giao dịch được thể hiện công khai.

- Tổ chức niêm yết và giám sát các chứng khoán niêm yết, các tổ chức niêm

yết: SGD thiết lập và duy trì các chuẩn mực cao đối với chứng khoán được niêm yết, thường xuyên giám sát các hoạt động của các công ty, tổ chức niêm yết và yêu

cầu các tổ chức này thực hiện công bố thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời và công bằng theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của các NĐT.

- Tổ chức, giám sát chặt chẽ quá trình giao dịch chứng khoán: SGD tổ chức

hoạt động giao dịch chứng khoán đồng thời giám sát chặt chẽ đảm bảo cho các giao dịch thực hiện đúng quy chế, công bằng, công khai, minh bạch và làm cho giá cả chứng khoán được hình thành, được xác định công khai, hợp thức. Mặt khác, phải kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi, hoạt động giao dịch phi pháp.

- Giám sát chặt chẽ những người tham dự vào quá trình giao dịch: SGDCK

thường xuyên giám sát chặt chẽ các thành viên của SGD và các tổ chức khác liên quan đến quá trình giao dịch đảm bảo cho thị trường hoạt động an toàn và hiệu quả nhằm duy trì sự tin tưởng của NĐT với thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở việt nam luận văn ths luật 60 38 01 07 (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)