Bảo lãnh phát hành cổ phiếura công chúng của ngân hàngthƣơng mại cổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở việt nam luận văn ths luật 60 38 01 07 (Trang 79 - 84)

2.1 .3Tổ chức trung gian

2.4 Bảo lãnh phát hành cổ phiếura công chúng của ngân hàngthƣơng mại cổ

Theo quy định của pháp luật hiện hành chỉ những công ty chứng khoán có nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán mới có quyền bảo lãnh phát hành cổ

phiếu ra công chúng. Điều kiện để công ty chứng khoán có nghiệp vụ bảo lãnh phát hành cổ phiếu là công ty chứng khoán phải đạt vốn điều lệ từ một trăm sáu mươi lăm tỷ đồng trở lên (Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ -CP). Nhìn về lâu dài thì còn rất nhiều NHTMCP nói riêng và các công ty lớn nói chung sắp chào bán cổ phiếu ra công chúng với khối lượng cổ phiếu rất lớn, mức vốn một trăm sáu mươi lăm tỷ chưa thỏa mãn được nhu cầu của thị trường. Do vậy Chính phủ cần nâng mức vốn pháp định cho nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của công ty chứng khoán lên cao hơn nữa.

Khái niệm

Bảo lãnh phát hành cổ phiếu của NHTMCP là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với ngân hàng phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán cổ phiếu, nhận mua một phần hay toàn bộ cổ phiếu của ngân hàng phát hành để bán lại, hoặc mua số cổ phiếu còn lại chưa được phân phối hết của ngân hàng phát hành, hoặc hỗ trợ ngân hàng trong việc phân phối cổ phiếu ra công chúng.

Tổ chức bảo lãnh phát hành là CTCK được phép hoạt động bảo lãnh phát hành cổ phiếu ra công chúng.

Thông thường, để phát hành cổ phiếu ra công chúng thành công ngân hàng phát hành cần phải được sự bảo lãnh phát hành. Nếu số lượng phát hành không lớn thì chỉ cần có một công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành. Nếu đó là một NHTMCP lớn và số lượng cổ phiếu phát hành vượt quá khả năng của một công ty chứng khoán thì cần phải có một tổ hợp bảo lãnh phát hành, bao gồm một hoặc một số công ty chứng khoán bảo lãnh chính và một số công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành thành viên.

Các công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành được hưởng một khoản phí bảo lãnh nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành. Phí bảo lãnh cao hay thấp là tuỳ thuộc vào tính chất của đợt phát hành (lớn hay nhỏ, thuận lợi hay khó khăn).

Các giai đoạn bảo lãnh phát hành cổ phiếu:

- Giai đoạn trước khi phát hành: công ty chứng khoán sẽ tiến hành tư vấn tài

thực trạng ngân hàng, tiến hành hoàn thiện các thủ tục pháp lý về phát hành cổ phiếu, tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng...

- Giai đoạn chào bán cổ phiếu ra công chúng: tổ chức bán đấu giá, thực hiện

phân phối cổ phiếu một cách hợp lý, đảm bảo cổ phiếu phát hành được bán hết. - Giai đoạn sau khi phát hành: công ty chứng khoán sử dụng các kĩ năng nghiệp vụ để bình ổn giá cổ phiếu khi các cổ phiếu này đã được đưa vào giao dịch trên thị trường.

Một số phương thức bảo lãnh phát hành

- Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh mà theo đó, công ty chứng khoán bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ cổ phiếu phát hành, cho dù có phân phối hết hay không.

- Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: là phương thức bảo lãnh mà theo đó, công ty chứng khoán bảo lãnh thoả thuận làm đại lý cho ngân hàng phát hành. Công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành không cam kết bán toàn bộ số cổ phiếu, mà cam kết sẽ cố gắng hết mức để bán cổ phiếu ra thị trường, nhưng phần không phân phối hết sẽ được trả lại cho ngân hàng phát hành.

- Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không bán gì: là phương thức bảo lãnh mà theo đó, ngân hàng phát hành chỉ thị cho công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành nếu không bán hết số chứng khoán thì huỷ bỏ toàn bộ đợt phát hành.

- Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa: là phương thức bảo lãnh trung gian giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh bán tất cả hoặc không bán gì. Theo phương thức này, ngân hàng phát hành chỉ thị cho công ty chứng khoán phải bán tối thiểu một tỷ lệ nhất định cổ phiếu phát hành. Nếu lượng cổ phiếu bán được đạt tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ.

Theo quy định chung, bảo lãnh phát hành chứng khoán ở Hàn Quốc gồm 3 hình thức:

1. Mua tất cả hoặc một phần chứng khoán định phát hành từ nhà phát hành

2. Ký hợp đồng với nhà phát hành để mua một tỷ lệ chứng khoán chưa bán đang dự định phát hành khi không có người mua nào khác;

3. Ký thoả thuận thay mặt cho nhà phát hành để chào bán ra công chúng các

chứng khoán phát hành mới hoặc chứng khoán còn tồn đọng hoặc tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc phát hành ra công chúng các chứng khoán mới hoặc chứng khoán còn tồn đọng, nhằm hưởng hoa hồng hoặc tiền thưởng.

Với Việt Nam,theo Luật Chứng khoán 2006 và quy định về bảo lãnh phát hành chứng khoán thì bảo lãnh phát hành được thực hiện theo một trong hai phương thức sau:

- Mua một phần hay toàn bộ số lượng cổ phiếu được phép phát hành để bán lại. - Mua số cổ phiếu còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết. Đây thực chất là một dạng của phương thức cam kết chắc chắn, nhưng công ty chứng khoán cam kết mua phần cổ phiếu còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết.

Điều kiện để được bảo lãnh phát hành

CTCK chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán; vốn pháp định để thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán là 100 tỷ đồng, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là 165 tỷ đồng.

- Không vi phạm pháp luật chứng khoán trong 6 tháng liên tục liền trước thời điểm bảo lãnh.

- Tổng giá trị bảo lãnh phát hành không được lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành vào thời điểm cuối quý gần nhất tính đến ngày ký hợp đồng bảo lãnh phát hành, trừ trường hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.

- Có tỷ lệ vốn khả dụng trên nợ điều chỉnh trên 6% trong 3 tháng liền trước thời điểm nhận bảo lãnh phát hành.

Hạn chế bảo lãnh phát hành

- Công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành không được bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn trong các trường hợp sau đây:

+ Công ty chứng khoán độc lập hoặc cùng các công ty con của công ty chứng khoán có sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của ngân hàng phát hành;

+ Tối thiểu 30% vốn điều lệ của công ty chứng khoán và của ngân hàng phát hành là do cùng một tổ chức nắm giữ.

- Trường hợp đợt phát hành có tổng giá trị cam kết bảo lãnh lớn hơn hai lần vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán, phải lập tổ hợp bảo lãnh phát hành, trong đó có tổ chức bảo lãnh phát hành chính và các tổ chức bảo lãnh phát hành phụ.

- Khi một CTCK bảo lãnh phát hành cổ phiếu, công ty đó phải mở một tài khoản riêng biệt tại một ngân hàng đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để nhận tiền đặt mua cổ phiếu của khách hàng.

Quyền của công ty chứng khoán:

Công ty chứng khoán nhận thực hiện bảo lãnh phát hành cổ phiếu có quyền nhận tiền thù lao theo hợp đồng đã ký kết giữa ngân hàng phát hành và công ty chứng khoán. Trong phạm vi đã cam kết tổ chức bảo lãnh có quyền sử dụng nghiệp vụ của mình để đảm bảo thực hiện hoạt động bảo lãnh.

Công ty chứng khoán có thể một mình đảm nhiệm vai trò bảo lãnh cho toàn bộ đợt chào bán ra công chúng của ngân hàng phát hành nhưng cũng có thể ký hợp đồng với những công ty chứng khoán khác cùng bảo lãnh.

Nghĩa vụ của công ty chứng khoán:

Công ty chứng khoán có trách nhiệm thực hiện hoạt động bảo lãnh theo cam kết với ngân hàng phát hành. Cam kết phát hành đề cập đến giá chào bán, thời gian, địa điểm phát hành và một số yếu tố khác giúp làm tăng khả năng thành công của đợt chào bán.

Công ty chứng khoán liên đới chịu trách nhiệm với ngân hàng phát hành về nội dung hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng trái pháp luật.

Với chức năng bảo lãnh phát hành, công ty chứng khoán sẽ sở hữu số lượng cổ phiếu thực hiện bảo lãnh và do đó sẽ phải đối mặt với những rủi ro nhất định. Tuy nhiên, đổi lại, công ty chứng khoán sẽ được hưởng những lợi ích từ hoạt động này như phí bảo lãnh, phần chênh lệnh giá bảo lãnh, tuỳ thuộc vào phương thức bảo

lãnh và những điều khoản của hợp đồng bảo lãnh. Để giảm thiểu rủi ro của đợt phát hành, ngân hàng phát hành cổ phiếu và công ty chứng khoán bảo lãnh sẽ phải thống nhất trên các phương diện về giá, thời gian phát hành và các yếu tố khác có liên quan giúp làm tăng khả năng thành công của đợt phát hành.

Tuy nhiên, Luật Chứng khoán hiện nay chỉ quy định, các NHTMCP khi tiến hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) phải có một tổ chức tài chính tư vấn, chứ không bắt buộc phải có một đơn vị bảo lãnh cho đợt phát hành đó.

Nên chăng cần có bảo lãnh phát hành thì NĐT sẽ an tâm hơn, bởi giá cổ phiếu đó đã được bảo chứng và ở một chừng mực nào đó sẽ trở nên chuẩn hơn; tình trạng IPO không thành công và phát hành cổ phiếu phải chào bán lại, chào bán lần hai sẽ không xảy ra.

2.5 Các vi phạm và xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động chào bán cổ phiếura công chúng của ngân hàng thƣơng mại cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở việt nam luận văn ths luật 60 38 01 07 (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)