Phân phối cổ phiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở việt nam luận văn ths luật 60 38 01 07 (Trang 77 - 79)

2.1 .3Tổ chức trung gian

2.3 Trình tự, thủ tục chào bán cổ phiếura công chúng của ngân hàngthƣơng

2.3.3 Phân phối cổ phiếu

Giai đoạn phân phối cổ phiếu là giai đoạn NHTMCP chuyển giao quyền sở hữu cổ phiếu đến tay nhà đầu tư, từ giai đoạn này trở đi, nhà đầu tư chính thức trở thành cổ đông của ngân hàng.

Phân phối cổ phiếu được quy định tại Điều 21 Luật Chứng khoán 2006. Việc phân phối cổ phiếu chỉ được thực hiện sau khi ngân hàng phát hành bảo đảm người mua cổ phiếu tiếp cận Bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công

chúng được công bố tại các địa điểm ghi trong Bản thông báo phát hành. Hiện nay, nhà đầu có thể tiếp cận bản cáo bạch qua công ty chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán, hoặc tìm kiếm trên mạng internet.

Ngân hàng phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ chức đại lý phải phân phối chứng khoán công bằng, công khai và bảo đảm thời hạn đăng ký mua chứng khoán cho nhà đầu tư tối thiểu là hai mươi ngày; thời hạn này phải được ghi trong Bản thông báo phát hành. Thực tế hiện nay, không phải ngân hàng phát hành nào cũng thực hiện đúng yêu cầu phân phối công bằng công khai cho tất cả các nhà đầu tư, đặc biệt với chào bán thêm cổ phần ra công chúng.

Ngân hàng phát hành có nghĩa vụ phân phối số cổ phiếu được phép chào bán theo tỷ lệ mà từng nhà đầu tư đăng ký mua. Trường hợp số lượng cổ phiếu đăng ký mua vượt quá số lượng cổ phiếu được phép phát hành thì ngân hàng hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành phải phân phối hết số cổ phiếu được phép phát hành cho nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ đăng ký mua của từng nhà đầu tư.

Ngân hàng phát hành phải hoàn thành việc phân phối cổ phiếu trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày Giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng có hiệu lực. Trong trường hợp ngân hàng phát hành không thể hoàn thành việc phân phối cổ phiếu ra công chúng trong thời hạn 90 ngày, UBCKNN xem xét gia hạn việc phân phối cổ phiếu nhưng tối đa không quá 30 ngày. Thực tế chưa có ngân hàng phát hành nào phải xin phép UBCKNN gia hạn phân phối cổ phiếu, điều này chứng tỏ thời hạn 90 ngày là đủ cho hoạt động phân phối cổ phiếu của ngân hàng phát hành.

Trường hợp đăng ký chào bán cổ phiếu cho nhiều đợt thì khoảng cách giữa đợt chào bán sau với đợt chào bán trước không quá mười hai tháng. Ngân hàng phát hành lập báo cáo kết quả đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng theo mẫu do Bộ tài chính ban hành. Báo cáo kết quả chào bán cổ phiếu ra công chúng bao gồm thông tin về cổ phiếu chào bán, ngân hàng phát hành, đại lýphân phối cổ phiếu, kết quả chào bán cổ phiếu gồm: đối tượng mua cổ phiếu, số cổ phiếu chào bán, giá mua cổ phiếu, tỷ lệ phân phối, số cổ phiếu còn lại...; tổng hợp toàn bộ kết quả đợt chào bán

cổ phiếu: tổng số cổ phiếu đã chào bán, số tiền thu được, tổng chi phí và cơ cấu vốn của ngân hàng phát hành sau đợt chào bán. Ngân hàng phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành phải báo cáo kết quả đợt chào bán cho UBCKNN trong thời hạn mười ngày, kể từ ngàykết thúc đợt chào bán, kèm theo bản xác nhận của ngân hàng nơi mở tài khoản phong toả về số tiền thu được trong đợt chào bán.

Ngân hàng phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ chức đại lý phải chuyển giao cổ phiếu hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu cổ phiếu cho người mua trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.

Theo quy đinh tại Khoản 3 Điều 21 Luật Chứng khoán 2006:“Tiền mua

chứng khoán phải được chuyển vào tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng cho đến khi hoàn tất đợt chào bán và báo cáo Uỷ ban chứng khoán”. Tuy nhiên không có quy định cụ thể về ngân hàng nơi mở tài khoản phong tỏa. Về bản chất tài khoản phong tỏa là một dạng tài khoản thanh toán. Theo quy định tại Điều 65 Luật các Tổ

chức tín dụng thì “Tổ chức tín dụng được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng nhà

nước, tại các tổ chức tín dụng khác”. Do vậy không có cơ sở pháp lý để một tổ chức tín dụng mở tài khoản tiền gửi tại chính tổ chức tín dụng đó. Hay nói cách khác hiện tại không có một cơ sở pháp lý nào để NHTMCP chào bán cổ phiếu ra công chúng có thể mở tài khoản phong tỏa tại chính ngân hàng mình. Thực tế nhiều ngân hàng phát hành thêm cổ phiếu đều phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu tại NHNN hoặc một NHTM khác. Như Ngân hàng TMCP Quân Đội chào bán cổ phiếu ra công chúng đợt tháng 12/2012 đã mở tài khoản phong tỏa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Tp. Hà Nội hay như khiNgân hàng TMCP Á Châu chào bán cổ phiếu ra công chúng cuối năm 2010 đã mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu tại VietBank – HCM. Vậy nên chăng có hướng dẫn của NHNN về việc có hay không được mở tài khoản phong tỏa để nhận tiền mua cổ phiếu tại chính ngân hàng phát hành cổ phiếu?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở việt nam luận văn ths luật 60 38 01 07 (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)