Hoàn thiện giải pháp, chính sách hỗ trợ DNNVV phục vụ phát triển NT

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa phục vụ nông thôn hải phòng (Trang 93 - 101)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.2.Hoàn thiện giải pháp, chính sách hỗ trợ DNNVV phục vụ phát triển NT

a) Hệ thống giải pháp, chính sách hỗ trợ đăng ký kinh doanh

Các thủ tục đang ký kinh doanh đã có nhiều cải tiến theo hướng tích cực tuy nhiên vẫn cần tiếp tục cải tiến và áp dụng các hình thức kê khai mới tạo điều kiên thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong đang ký kinh doanh.

Thành phố đã có giải pháp, chính sách tưng cường kiểm soát DNNVV sau đăng ký nhưng vẫn chưa hiệu quả nên cần lưu ý hơn đến các biện pháp chứng thực các thông tin của các DNNVV mới thành lập. Đặc biệt cần thường xuyên có các đợt kiểm tra kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp.

b) Hệ thống giải pháp, chính sách hỗ trợ về thuế

Chính sách thuế cần được hoàn thiện theo hướng:

Đơn giản hoá và quy định rõ cơ chế ưu đãi thuế

Một cơ chế ưu đãi thuế rõ ràng và đơn giản sẽ mang lại lợi ích cho các DNNVV và kích thích đầu tư bởi vì các lợi ích do hệ thống thuế mang lại sẽ khả thi hơn. Về căn bản, Bộ Tài chính nên đơn giản hoá cơ chế ưu đãi thuế dành cho các DN trong nước và nên thống nhất cơ chế này với cơ chế ưu đãi

thuế áp dụng cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Các quy định về áp dụng ưu đãi thuế nên đơn giản, được định nghĩa rõ ràng và tránh để ngỏ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Đồng thời, Quốc Hội cũng nên huỷ bỏ Luật khuyến khích đầu tư trong nước và sửa đổi Luật thuế thu nhập DN trong đó quy định cơ chế ưu đãi thuế bình đẳng áp dụng chung cho tất cả các DN.

Nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động quản lý thuế

Thiết lập một hệ thống thuế công bằng và hiệu quả không phải một nhiệm vụ đơn giản, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Một cơ chế quản lý thuế hiệu quả sẽ mang lại nguồn thu lớn, giảm bớt gánh nặng nợ nần của Chính phủ và cũng không ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, đồng thời nó lại giúp giảm thiểu tình trạng trốn thuế. Do đó khoản thuế nộp chính thức tăng lên mang lại lợi ích cho các DNNVV thông qua giảm thuế suất thuế luỹ tiến. Bộ Tài chính nên quy định rõ ràng thuế suất thuế GTGT và thuế nhập khẩu để tránh tình trạng hiện nay là thuế suất và thu nhập chịu thuế vẫn còn tương đối để ngỏ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau của các cơ quan quản lý. Bộ Tài chính cần quy định rõ ràng, thống nhất các thủ tục, các yêu cầu thanh tra/kiểm tra của các quan chức ngành thuế cấp địa phương để đảm bảo tuân thủ đúng quy định nhằm hạn chế và xử lý nghiêm những vi phạm do lạm dụng quyền lực để phân biệt đối xử trong thu thế của cán bộ ngành thuế. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần thành lập Ban thanh tra để đánh giá các hoạt động của cán bộ thanh tra thuế và thiết lập cơ chế khiếu nại đảm bảo các DN được đánh giá công bằng và nếu hợp lý có thể được bồi thường cho những đánh giá sai của cán bộ thanh tra thuế.

Thống nhất hơn trong những văn bản pháp luật về thuế

c) Hệ thống giải pháp, chính sách hỗ trợ về đất đai

Đất đai và nhà xưởng là các nhân tố không thể thiếu đối với tất cả các DN, bao gồm cả các DNNVV. Do vậy, tháo gỡ những vướng mắc trong chính

sách đất đai là rất cần thiết:

- Nhanh chóng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân cũng như các DN. Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ tạo tâm lý an toàn đối với những người muốn thành lập các DN mới trên chính mảnh đất của mình cũng như hình thành một thị trường cho thuê đất kinh doanh ổn định. Điều này sẽ giảm tâm lý lo sợ về sự không ổn định đối với đất đai của các chủ DN và giúp họ tập trung hơn cho công việc kinh doanh.

- Hoàn thiện thủ tục cho thuê đất trong đó cần đơn giản hoá các thủ tục cũng như có những ưu đãi đối với các DNNVV, đặc biệt là các DN mới thành lập qua việc giảm thuế quyền sử dụng đất cũng như các chi phí khác liên quan đến quá trình thuê đất.

- Cần phải nhanh chóng huỷ bỏ hạn chế yêu cầu trả trước tiền thuê đất. Nếu hạn chế đó được áp đặt chỉ vì e sợ tình trạng không trả tiền thuê đất, thì vấn đề này cũng cần được xử lý theo cách tương tự như trường hợp không thanh toán các khoản thuế công cộng khác. Việc quá bận tâm vào các trường hợp cực đoan như vậy chỉ tạo ra những hạn chế không cần thiết cho nhiều thực thể kinh doanh lành mạnh đang tham gia vào các hoạt động sản xuất. Đồng thời, việc đánh giá giá trị tài sản thế chấp cần phải được thực hiện công bằng trên cơ sở của giá thị trường thực tế và các tổ chức tài chính phải có khả năng đánh giá giá trị của tài sản thế chấp theo giá thị trường.

- Việc hình thành thị trường bất động sản trong đó có thị trường quyền sử dụng đất đai sẽ tạo điều kiện cho các giao dịch mua bán và thuê quyền sử dụng đất dễ dàng và hợp pháp. Điều này sẽ tạo điều kiện cho những người có ý định thành lập DN mới hoặc những người cần mở mang hoạt động kinh doanh dễ dàng, nhanh chóng hơn trong việc có được diện tích đất cho công việc đó. Như vậy cần nhanh chóng hình thành những quy định pháp lý rõ ràng, cụ thể để giá trị quyền sử dụng đất có thể thành một loại hàng hoá phổ

biến trên thị trường, các giao dịch thuê, mua hợp pháp và nhanh chóng hơn. - Phát triển các khu công nghiệp dành riêng cho các DNNVV, các DN mới thành lập để nuôi dưỡng qua việc ưu đãi về tiền thuê mặt bằng kinh doanh. Hoặc có thể cấp đất cho một nhóm các DNNVV có nguyện vọng và dự án kinh doanh khả thi, nhiều hứa hẹn.

Quy định các thủ tục rõ ràng, đơn giản và công bằng để giải quyết các vụ tranh chấp và kiện tụng nhằm giải quyết vấn đề quyền sở hữu và quyền sử dụng, thậm chí trong trường hợp không có những tài liệu cần thiết

d) Hệ thống giải pháp, chính sách hỗ trợ về vốn, tín dụng

Cần thay đổi quy định yêu cầu những người vay vốn phải có tài sản thế chấp trong Luật Các tổ chức tín dụng để các DNNVV có thể vay vốn từ các quỹ tín dụng. Việc quy định các tổ chức tài chính mở rộng tín dụng cho vay chỉ khi có tài sản thế chấp là một trường hợp ngoại lệ nếu xét theo các thông lệ quốc tế thịnh hành và cần phải nhanh chóng tiến hành sửa đổi. Quyết định cho vay phải có tài sản thế chấp hay không có tài sản thế chấp cần phải do các tổ chức tài chính cho vay đánh giá thông qua việc xem xét các đơn vay tín dụng, và không nên dựa vào quyết định của Chính phủ hay quy định của pháp luật.

- Xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa DNNN và DN ngoài quốc doanh trong các quy định về thế chấp bằng cách tự do hoá các quy định về thế chấp đối với DN ngoài quốc doanh. Việc quyết định có cần tài sản thế chấp hay không không phụ thuộc vào loại hình DN mà do uy tín của DN đó đối với tổ chức tài chính cho vay.

- Mở rộng phạm vi tài sản có thể sử dụng làm tài sản thế chấp. Các quy định nên được sửa đổi sao cho tất cả các loại tài sản mà DN sở hữu đều có thể sử dụng làm tài sản thế chấp. Không chỉ có những tài sản hữu hình mà các tài sản vô hình như bản quyền công nghiệp, bản quyền mẫu mã hàng hoá, ... cũng có thể

là tài sản thế chấp. Nhìn chung, các loại tài sản do các DNNVV nắm giữ còn khan hiếm và hạn chế, cần phải tạo điều kiện để các DNNVV có thể sử dụng bất cứ tài sản nào họ có để đảm bảo cho việc đi vay từ các tổ chức tài chính.

- Cải tiến và phát triển hệ thống giao dịch. Tăng dần các khoản giao dịch qua các tài khoản ngân hàng để tiến tới giảm và thay thế việc giao dịch bằng tiền mặt. Như vậy việc kiểm soát các giao dịch cũng như khả năng tài chính của các DN sẽ dễ dàng và chính xác hơn.

- Phương pháp bảo đảm tài sản thế chấp cho việc cho vay tương lai. Các thủ tục thể chế hoá cơ chế quản lý tài sản thế chấp thả nổi có thể đòi hỏi phải có sự sửa đổi các luật, chẳng hạn như Bộ luật Dân sự hoặc/và Luật DN. Các thủ tục cần được nghiên cứu và thiết lập để tạo ra và để đăng ký trách nhiệm thế chấp, các vụ khởi kiện để tinh chế trách nhiệm thế chấp dẫn đến quyền nhận cuối cùng và quyền chuyển nhượng các tài sản kết tinh.

e) Hệ thống giải pháp, chính sách hỗ trợ về chuyển giao công nghệ

Cho phép khấu hao nhanh máy móc và thiết bị nhằm khuyến khích các DN đầu tư thiết bị và máy móc mới.

Khuyến khích các hợp đồng thuê tài chính, thuê mua và bán trả góp để các DNNVV có thể tiếp cận hoặc nâng cấp máy móc, thiết bị mới một cách tốt hơn. Nhiều DNNVV không có khả năng mua máy móc mới trong khi họ lại rất khó vay các khoản tín dụng từ ngân hàng. Do đó, thuê mua là một giải pháp cho vấn đề này bởi vì DN có thể mua máy móc, thiết bị mới hoặc nâng cấp để sử dụng cho hoạt động kinh doanh của mình mà không phải thanh toán toàn bộ số tiền khi mua hàng. Thay vào đó, họ phải trả số tiền thuê máy móc nhỏ hơn nhiều.

Loại bỏ những trở ngại ngăn cản các DNNVV tiếp cận với công nghệ mới đồng thời hoàn thiện khả năng tiếp cận công nghệ của các DNNVV, thông qua: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tạo điều kiện để các nhà đầu tư trong nước dễ dàng nhập cuộc thị trường thông qua hỗ trợ nhằm thúc đẩy hoạt động liên doanh giữa các DNNVV và các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Việc liên doanh, liên kết sẽ tạo điều kiện cho các DNNVV thu hút những công nghệ mới đồng thời nâng khả năng vận hành, tiếp thu công nghệ của người lao động từ đó có thể tiến tới việc cải tiến công nghệ cho phù hợp với điều kiện sản xuất của DN mình.

- Sửa đổi Bộ Luật Dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác khi cần thiết để loại bỏ các quy định không cần thiết về hợp đồng chuyển giao công nghệ. Đồng thời, chuyển các nguồn lực được sử dụng cho việc phê duyệt các hợp đồng chuyển giao công nghệ để sử dụng vào việc thu thập và cung cấp thông tin về công nghệ cho các DN Việt Nam và đào tạo các nhà điều hành quản lý, luật sư, các kỹ sư- kể cả những người làm việc trong các DNNVV- và vào việc đàm phán các hợp đồng chuyển giao công nghệ.

- Tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục và giảm bớt các phí tổn đối với thị thực nhập cảnh đặc biệt là đối với các cán bộ kỹ thuật, các nhà khoa học và những người điều hành kinh doanh nước ngoài, bởi vì họ là những phương tiện chuyển giao công nghệ và bí quyết sản xuất đạt hiệu quả cao nhất thông qua việc đào tạo và thực nghiệm mà họ cung cấp cho các nhà quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân Việt Nam.

- Xem xét việc nới lỏng các quy định nghiêm ngặt hiện hành có liên quan đến việc hạn chế nhập khẩu máy móc và thiết bị cũ để cho phép nhập khẩu thiết bị cũ phù hợp với khả năng tài chính nhưng vẫn có thể dùng được. Điều đó cho phép các DN nâng cao năng lực sản xuất của mình một cách tiết kiệm hơn mà vẫn không biến đất nước thành một "bãi rác" của những máy móc hư hỏng.

f) Hệ thống giải pháp, chính sách hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực

Chương trình này bao gồm các chính sách liên quan đến phát triển nguồn nhân lực. Các chương trình này cần tập trung vào những vấn đề:

- Đào tạo được đội ngũ giảng viên có trình độ, có lòng nhiệt tình nghề nghiệp để có thể đào tạo những công nhân phù hợp và có tâm huyết với công việc của mình sắp tới tại các DNNVV. Chỉ cho họ thấy được triển vọng của các DN này.

- Đào tạo những nhà quản lý tốt cho các DNNVV cũng như những người có nguyện vọng sẽ trở thành doanh nhân, tự đứng ra thành lập và điều hành công việc kinh doanh. Bên cạnh đó bổ sung cho những kỹ sư có tham vọng sẽ trở thành doanh nhân.

- Đáp ứng được những yêu cầu hiện tại của khu vực DNNVV về chất lượng, khối lượng.

- Phải có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước về chi phí đào tạo.

Chương trình đào tạo cho các công chức làm việc trong các cơ quan của Chính phủ phụ trách về các DNNVV cũng như các UBND ở các địa phương tham gia hỗ trợ các DNNVV. Những người này phải hiểu rất rõ về các đặc điểm của DNNVV và những khó khăn cũng như vai trò của các DNNVV trong nền kinh tế. Từ đó để họ thấy tầm quan trọng trong việc phát triển khu vực này. Để làm được việc đó thì quan hệ gần gũi với các DNNVV là điều kiện tiên quyết. Do đó các công chức cần có đủ kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến quản lý các DNNVV. Tuy nhiên, những kiến thức và kinh nghiệm không phải là cố định và mà luôn thay đổi theo sự phát triển của điều kiện kinh tế trong mỗi công ty cũng như trong cả nền kinh tế, điều này làm cho các công chức phải luôn luôn học tập trau dồi.

Việc đào tạo sẽ thông qua các khoá học ngắn hạn do một số cơ quan Nhà nước và một số tổ chức đứng ra tổ chức cũng như việc tổ chức những

buổi hội thảo cho các công chức nhằm tăng cường hiểu biết của họ đối với các DNNVV.

Bồi dưỡng các chuyên gia tham gia vào các dịch vụ tư vấn và phân tích công ty của các tổ chức có những hỗ trợ đối với các DNNVV. Các chuyên gia này sau đó sẽ đem những kiến thức đó tư vấn, đào tạo lại cho các nhà DN, đặc biệt là những người khởi sự DN.

Ngoài ra, các chính sách phát triển và hỗ trợ phát triển các dịch vụ tư vấn, đặc biệt là tư vấn cho các DNNVV cần được Nhà nước quan tâm hơn nữa. Những nội dung như đào tạo đội ngũ cán bộ tư vấn, các quy định pháp lý cho ngành tư vấn, các ưu đãi đối với những dịch vụ tư vấn cung cấp cho các DNNVV... Nhà nước cũng nên chú trọng đến tính khả thi của các chính sách cũng như sự đồng bộ của các quy định pháp lý để việc hỗ trợ các DNNVV đạt kết quả tốt nhất.

g) Hệ thống giải pháp, chính sách hỗ trợ về mặt thông tin

Thành phố cần giao cho một cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp các thông tin thị trường, đặc biệt là các thông tin về thị trường nước ngoài và nhu cầu của người tiêu dùng về các mặt hàng để từ đó các DN có kế hoạch sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của các thị trường đó. Những thông tin này nên cung cấp một cách miễn phí và không nên phân biệt giữa các DNNN hay DN ngoài quốc doanh trong đó phần lớn là các DNNVV.

h) Hệ thống giải pháp, chính sách hỗ trợ về thị trường

Tăng cường thúc đẩy các hoạt động thượng mại thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trao đổi hàng hóa.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa phục vụ nông thôn hải phòng (Trang 93 - 101)