Kinh nghiệm chính sách hỗ trợ DNNVV ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa phục vụ nông thôn hải phòng (Trang 28 - 32)

2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH

2.2.2.Kinh nghiệm chính sách hỗ trợ DNNVV ở Việt Nam

Trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm ban hành và thực thi hệ thống giải pháp, chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV trên thế giới nói chung và các nước thuộc APEC nói riêng áp dụng và thực tế Việt Nam chúng ta đã từng bước hoàn thiện hệ thống giải pháp, chính sách hỗ trợ phát triển các DNNVV của mình thông qua:

a). Hệ thống các văn bản pháp luật và hướng dẫn thi hành tạo môi trường chính sách cho doanh nghiệp

Ở nước ta từ những ngày đầu đổi mới, hệ thống chính sách hộ trợ khuyến phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được quan tâm xây dựng. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan của nền kinh tế trước năm 2001 những chính sách này ở nước ta còn mang tính đối phó nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển trước mắt mà chưa có kế hoạch tổng thể nhưng đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các loại văn bản chính sách: 1. Nghị định 2. Quyết định 3. Nghị quyết 4. Chỉ thị 5. Thông tư

Từ năm 2001, tới nay hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã được xây dựng một cách hệ thống và bài bản hơn đánh dấu bằng ra đời của Nghị định 90/2001/NÐ-CP ngày 23 tháng 11 năm

2001, về hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong thời gian gần đây,

rút kinh nghiệm từ việc thực hiện các chính sách hỗ trợ DNNVV được quy định tại Nghị định 90/2001/NĐ-CP, một chương trình hỗ trợ khá toàn diện và đầy đủ đã được xây dựng cụ thể tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP, Nghị quyết số 22/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ DNNVV.(Phụ lục 03)

b). Các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa :

Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhà nước (gọi tắt là Chương trình hỗ trợ) là chương trình mục tiêu dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, căn cứ vào định hướng ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các ngành và các địa bàn cần khuyến khích. Chương trình hỗ trợ này được bố trí trong kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm do Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

Chương trình hỗ trợ gồm: mục tiêu, đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa cụ thể theo ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn hoạt động, nội dung hỗ trợ, nguồn lực, kế hoạch và biện pháp về cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện. Chú trọng ưu tiên chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa do doanh nhân nữ quản lý.

c). Các cơ quan tham gia hỗ trợ DNNVV

Dựa trên cơ sở của nghị định 90/2001/NÐ-CP này mà các đơn vị liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam được xây dựng thành một hệ thống đóng vai trò quan trọng trong tham mưu cho Đảng và nhà nước xây dựng hệ thống chính sách hộ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng chính xác hoàn thiện và thống nhất hơn. Nó là tiền đề cho sự ra đời của hàng loạt các văn bản chính sách phục vụ cho mục tiêu hỗ trợ khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam ra đời sau đó. Các cơ quan

này bao gồm hai hệ thống chủ yếu là

1)Hệ thống tham mưu, lập kế hoạch và chính sách phát triển DNNVV ở trung ương:

Hệ thống này bao gồm:

 Hội động khuyến khích phát triển DNNVV

Hội đồng được thành lập theo Nghị định 90 của Chính phủ, Thành viên, chức năng và nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng này được quy định tại quyết định tại 12/2003/QĐ-TTg ngày 17/1/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, chức năng chủ yếu của Hội đồng là tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách và chương trình hỗ trợ DNNVV.

 Các cơ quan khác của Chính phủ có liên quan

Hệ thống tham mưu, lập kế hoạch và chính sách góp phần phát triển DNNVV ở trung ương còn bao gồm một số bộ, ngành. Trong đó, một số bộ ngành có các bộ phận chuyên sâu và liên quan tương đối trực tiếp đến phát triển DN hoặc ngành nghề kinh doanh như:

+ Cục Phát triển DNNVV thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

+ Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Thương mại;

+ Cục Công nghiệp địa phương thuộc Bộ Công nghiệp;

+ Cục Chế biến thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...

+ Một số bộ, cơ quan khác của Chính phủ chỉ có mối liên hệ gián tiếp đến chính sách phát triển DNNVV như Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp...

Do Việt Nam không có khung khổ luật pháp riêng về chính sách DNNVV nên mọi chính sách nhằm tạo thuận lợi cho DN nói chung cũng như DN thuộc khu vực tư nhân đều được coi là tích cực đối với khu vực DNNVV. Vì không có hoặc có rất ít các chính sách dành riêng cho DNNVV nên trong quá trình xây dựng, đề xuất và thực hiện chính sách, việc tư vấn cho các cơ quan Chính phủ và điều phối giữa các cơ quan đó nhằm đảm bảo lợi ích cho các DNNVV là cực kỳ cần thiết và quan trọng.

2) Hệ thống các cơ sở thực hiện hỗ trợ DNNVV

Hệ thống các cơ sở thực hiện hỗ trợ DNNVV ở nước ta bao gồm:

- Các cơ sở của các bộ, ngành trung ương (như các trung tâm hỗ trợ DN, các trung tâm tư vấn, các viện nghiên cứu của các bộ, ngành...);

- Các cơ sở hỗ trợ DN do chính quyền địa phương thành lập (các trung tâm hỗ trợ DNNVV, trung tâm xúc tiến thương mại của tỉnh, các trung tâm khuyến công cấp tỉnh...);

- Các cơ sở hỗ trợ DN của các hiệp hội và tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp khác (các trung tâm tư vấn, đào tạo...);

- Các cơ sở, trung tâm của các trường đại học, viện nghiên cứu công lập hoặc tư thục;

Các DN cung cấp các dịch vụ phát triển DN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp của hai hệ thống các cơ quan tham gia ban hành và thực thực hiện các chính sách hỗ trợ DNNVV có thể được thể hiện như sơ đồ sau:

TAC: Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNNVV

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa phục vụ nông thôn hải phòng (Trang 28 - 32)