Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa phục vụ nông thôn hải phòng (Trang 48 - 58)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1.1.Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động

Trong những năm trở lại đây, nhận thức được tầm quan trọng của phát triển doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa tới sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố, Hải Phòng đã vận dụng sáng tạo các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của chính phủ vào địa phương, không chỉ có vậy thành phố còn có những qui định của riêng mình điều đó đã được thể hiện rõ nét qua rất các văn bản pháp qui liên quan đến lĩnh vực này của UBND thành phố như:

• Chỉ thị số 20/2006/CT-UBND thành phố Hải Phòng về việc tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Ban hành ngày 10/09/2006

• Nghị quyết số 10/2007/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, thuỷ sản thành phố Hải Phòng đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 ra ngày 30/10/2007

• Quyết định số 107/QĐ-UBND ngày 16-01-2008 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn Hải Phòng đến năm 2020

• Quyết định số 407/2008/QĐ-UBND ngày 12-3-2008 của UBND thành phố Hải Phòng về việc ban hành Chương trình và Kế hoạch hành động phát triển doanh nghiệp dân doanh thành phố giai đoạn 2007 – 2010

• Quyết định số 74/QĐ-UBND 14/01/2009 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ pháp lý Nhà nước thành phố Hải Phòng

• Quyết định số 359/QĐ-UBND 06/03/2009 về việc thành lập các Chi nhánh Hỗ trợ pháp lý số III tại huyện Thuỷ Nguyên thuộcTrung tâm Hỗ trợ pháp lý Nhà nước thành phố Hải Phòng…

• Thực thi tốt những chính sách nêu trên số lượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Hải Phòng trong những năm qua tăng nhanh và liên tục. [Đồ thị 4.1] đặc biệt tại các thành phần kinh tế ngoài nhà nước. Trong đó, có thể thấy tại các quận, huyện càng là gần khu vực trung tâm có được điều kiện cơ sở hạ tầng tốt hơn nên số doanh nghiệp tăng cũng lớn hơn so với các huyện ngoại thành. Trong đó khối doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm áp đảo về số lượng [bảng 4.1; bảng 4.2]

Đồ thị 4.1 Số doanh nghiệp hoạt động tại thành phố Hải Phòng

Bảng 4.1 Số doanh nghiệp hoạt động tại 31/12/2008 tại Hải Phòng phân theo qui mô nguồn vốn

Tổng số DNNVV2 CC % DN khác CC %

Toàn thành phố 4916 4526 92.07 390 7.93

Hồng Bàng 876 765 87.33 111 12.67

An Dương 470 406 86.38 64 13.62

Thủy Nguyên 391 363 92.84 28 7.16

Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng

Bảng 4.2 Số doanh nghiệp hoạt động tại 31/12/2008 tại Hải Phòng phân theo qui mô lao động

Tổng số DNNVV3 CC % DN khác CC %

Toàn thành phố 4916 4768 96.99 148 3.01

Hồng Bàng 876 848 96.80 28 3.20

An Dương 470 445 94.68 25 5.32

Thủy Nguyên 391 382 97.70 9 2.30

Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng

Dựa vào chỉ tiêu cơ cấu doanh nghiệp của bảng 4.1; và 4.2 ta có thể đi đến kết luận: các tại huyện ngoại thành do chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế xã hội nên hiếm thấy các doanh nghiệp có quy mô lớn mà chủ yếu là các DN NVV (DNNVV chiếm tới 96,99%) số doanh nghiệp trên toàn thành phố.

Cơ cấu ngành của DNNVV

Qua bảng 4.1 và 4.2 ta có tiêu chí lao động và vốn để xác định DNNVV. Mặc dù ta có thể thấy tỷ lệ các DNNVV theo vùng hầu như tương tự nhau. Tuy nhiên rõ ràng là, một số chênh lệch trong khi xác định DNNVV theo cùng lúc cả hai tiêu chí khác nhau là không thể tránh khỏi. Do vậy, để đơn giản hoá mà vẫn đảm bảo được tính tin cậy, các số liệu sử dụng sau này sẽ chỉ lấy tiêu chí vốn để xác định DNNVV hoạt động.

Bảng 4.3 Số doanh nghiệp hoạt động tại 31/12/2008 tại Hải Phòng

2 DNNVV ở dây sử dụng tiêu chuẩn là nguồn vốn dưới 50 tỷ là tiêu chuẩn áp dụng cho doanh nghiệp kinh doanh dich vụ. Do vậy trên thực tế số DNNVV còn lớn hơn con số đã được biểu thị trên bảng

3 DNNVV ở đây sử dụng tiêu chuản dành cho DN nông nghiệp và DN Công nghiệp xây dựng là dưới 300 người.

phân theo qui mô vốn và ngành kinh tế Ngành SXKD Tổng số DN NVV theo tiêu chí vốn Số DN Tỷ lệ DNNVV trên các DN Tỷ lệ DNNVV theo ngành, 1 2 3 4 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nông lâm nghiệp 139 135 97.12 2.98

Thuỷ sản 17 17 100.00 0.38

Công nghiệp khai thác mỏ 22 21 95.45 0.46

Công nghiệp chế biến 972 795 81.79 17.57

SX, phân phối điện, khí đốt, 59 57 96.61 1.26

Xây dựng 539 489 90.72 10.80

Thương nghiệp, sửa chữa xe cộ 2098 2018 96.19 44.59

Khách sạn, nhà hàng 171 163 95.32 3.60

Vận tải, thông tin liên lạc 605 555 91.74 12.26

Tài chính, tín dụng 34 32 94.12 0.71

Khoa học công nghệ 12 12 100.00 0.27

Bất động sản, dịch vụ tư vấn 190 177 93.16 3.91

Giáo dục, đào tạo 12 11 91.67 0.24

Y tế, cứu trợ xã hội 10 8 80.00 0.18

Văn hoá, thể thao 9 9 100.00 0.20

Dịch vụ cho cá nhân và CC 27 27 100.00 0.60

Tổng số 4916 4526 92.07 100.00

Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng

Theo số liệu trong cột (3), (4) và (5) của Bảng 4.3, trong số 4526 DNNVV, có khoảng 72,96% các DNNVV tham gia vào các ngành thương nghiệp, sửa chữa và công nghiệp chế biến (trong đó các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp, sửa chữa chiếm 44,59% và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến chiếm 17,57%). Tiếp đó, các DN hoạt động trong ngành vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc chiếm 12,26%, các DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng chiếm hơn 10%; các DN hoạt động trong ngành kinh doanh bất động sản và dịch vụ tư vấn chiếm 3,91%; các; các DN hoạt động trong ngành khách sạn và nhà hàng chiếm

3,6%; các DN hoạt động trong ngành thuỷ sản chiếm 0,38 %; các doanh nghiệp hoạt động trong 9 ngành còn lại chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Như vậy, các số liệu trên đây cho thấy ngành hoạt động chủ yếu của các DNVVN Hải Phòng là buôn bán, sửa chữa và công nghiệp chế biến :

Đồ thị 4.2 Tỷ trọng DNNVV theo một số ngành SXKD chính (2008)

Phân bố DNNVV theo quận huyện

Bảng 4.4 Số doanh nghiệp hoạt động tại 31/12/2008 tại Hải Phòng phân theo qui mô vốn và theo quận huyện

Ngành SXKD Tổng số DN DN NVV theo tiêu chí vốn Số DN Tỷ lệ DNNVV trên tổng số DN Tỷ lệ DNNVV chia theo quận

huyện

1 2 3 4 5

Quận Hồng Bàng 876 765 87.33 16.90

Quận Ngô Quyền 834 758 90.89 16.75

Quận Lê Chân 988 949 96.05 20.97

Quận Hải An 434 411 94.70 9.08 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quận Kiến An 329 315 95.74 6.96

Quận Đồ Sơm 75 69 92.00 1.52

Quận Dương Kinh 161 140 86.96 3.09

Huyện Thủy Nguyên 391 363 92.84 8.02

Huyện An Dương 470 406 86.38 8.97

Huyện An Lão 94 88 93.62 1.94

Huyện Kiến Thụy 70 70 100.00 1.55

Huyện Tiên Lãng 57 57 100.00 1.26

Huyện Vĩnh Bảo 87 86 98.85 1.90

Huyện Cát Hải 50 49 98.00 1.08

Tổng số 4916 4526 92.07 100.00

Bảng 4.4 cho thấy DNNVV tập trung đông nhất ở ba Quận Hồng Bàng, Ngô Quyền và Lê Chân là 3 quận trung tâm của thành phố. Chỉ riêng ba quận này đã tập trung tới khoảng 54% DNNVV của cả thành phố (trong đó nhiều nhất là tại Lê Chân gần 21% thứ đến là Hồng Bàng và Ngô Quyền gần 17% mỗi quận). Ở 4 Quận và 7 huyện còn lại, số lượng DNNVV tập trung ở mỗi địa phương chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, các quận ít doanh mới như Đồ Sơn, Dương Kinh thậm chí còn không bàng cả An Dương nơi có nhiều khu công nghiệp và đang phát triển mạnh hay Thủy Nguyên có nhiều làng nghề truyền thống.

Sở dĩ có tình trạng phân bố DNNVV tập trung ở 3 quận Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền là do có sự đóng góp của yếu tổ lịch sử và xã hội tạo thành. Đây là các quận trung tâm của thành phố Hải Phòng tập trung đông dân cư, các vùng gần thị trường tiêu có cơ sở hạ tầng về giao thông và thông tin liên lạc cũng như điện, nước tốt là những nơi thuận lợi cho việc ra đời của các doanh nghiệp mới.

Ngoài ra, ở huyện An Dương có nhiều DNNVV cũng là do có vị trí địa lý gần kề các quận này (sắp sửa được trở thành 1 quận của Hải Phòng) có nhiều khu công nghiệp.

Huyện Thủy Nguyên do đã có có hướng đi đúng trong phát triển làng nghề cơ khí của mình nên cũng là một trong những địa phương có nhiều DNNVV, tạo công ăn việc làm cho số lao động sẵn có tại địa phương.

Bên cạnh đó, nhờ có chính sách mở cửa đối với đầu tư nước ngoài nên nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng. Những DN này chủ yếu tập trung ở các đô thị và trung tâm công nghiệp lớn - nơi có điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật tốt hơn và lực lượng lao động có trình độ cao hơn.

Tất cả các yếu tố nêu trên đã ảnh hưởng tới sự phân bố DNNVV theo vùng lãnh thổ trong cả nước nói chung và Hải Phòng nói riêng.

Tình hình vốn của DNNVV

Bảng 4.5 Tình hình phát triển DN của thành phố HP theo tiêu chí vốn

ĐVT: Doanh nghiệp

Chia theo qui mô nguồn vốn

Năm Tổng <0,5 0,5-1 1-5 5-10 10-50 50-200 200-500 >500 1 2 3 4 5 6 7 8 9 200 0 1089 323 165 272 90 169 54 11 5 200 1 1187 245 181 376 98 199 67 16 5 200 2 1586 281 249 553 157 235 79 26 6 200 3 1904 282 295 716 196 275 102 27 11 200 4 2625 394 406 1094 237 341 110 28 15 200 5 3143 461 455 138 2 291 367 135 37 15 200 6 3730 299 516 1899 301 492 164 40 19 200 7 4496 346 565 2311 419 548 227 44 36 200 8 4913 397 613 2439 480 597 283 61 43 Nguồn: Tổng cục thống kê

Từ bảng 4.5 ta có thể thấy đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa có qui mô vốn nằm ở khoảng từ 1 tới 5 tỷ đồng. Điều này cho thấy trong suốt giai đoạn từ 2000 tới 2008 nhìn chung các doanh nghiệp tại thành phố Hải phòng phát triển theo xu hướng tích cực có sự tang liên tục về số doanh nghiệp ở tất cả các mức qui mô nguồn vốn. Trong đó đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thì hầu hết các doanh nghiệp này có mức vốn từ 1 tới 5 tỷ. Điều đó cho thấy đa

số các DNNVV ở Hải Phòng là những doanh nghiệp siêu nhỏ.

Năng lực công nghệ

Nhìn chung, năng lực công nghệ của DNNVV trong tại Hải Phòng còn rất hạn chế. Hầu hết các doanh nghiệp thuần sản xuất nông nghiệp có ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nhưng không xác định được ràng có lạc hậu hay không. Chỉ có 20% các cơ sở cơ khí (3 cơ sở trên 13 cơ sở điều tra) khẳng định rằng công nghệ của mình đã được đổi mới trong 3 năm trở lại đây, trong quá trình điều tra chỉ có ít ỏi vài doanh nghiệp chế biến có thể khẳng định công nghệ sản xuất của mình vẫn chưa lạc hậu. Nguyên nhân này chủ yếu là do các DNNVV có qui mô thưởng là dưới 5 tỷ VNĐ nên thiếu vốn đầu tư để đổi mới ông nghệ. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân như:

+ Như đã đề cập phần tín dụng, các DNNVV gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay vốn tín dụng trung hạn và dài hạn cần thiết cho việc đầu tư nâng cấp công nghệ.

+ Các DNNVV không được tiếp cận đầy đủ với những dịch vụ tư vấn để có sự hỗ trợ trong việc xác định công nghệ thích hợp và tương xứng với khả năng tài chính nhằm hoàn thiện trình độ sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh của mình.

Ngoài ra, một số nguyên tắc, chính sách và thủ tục hiện hành đang làm cho việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam gặp nhiều khó khăn và gây tốn kém cho tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV.

Tạo việc làm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm cho người lao động. Với sự phát triểm mạnh mẽ về số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong những năm qua khối này đã góp phần giải quyết hàng chục nghìn việc làm cho các lao động của Hải Phòng.

Đánh giá tổng quan về thực trạng DNNVV Hải Phòng

một số nhận xét như sau:

- Các DNNVV Hải Phòng đa số là có quy mô nhỏ và siêu nhỏ có diện rộng, phổ cập. (4.1.1)

- DNNVV có xu hướng tập trung ở những ngành cần ít vốn, thu hồi lãi nhanh như thương nghiệp, sửa chữa, sau đó mới đến công nghiệp chế biến và xây dựng. Các ngành khác mới đang bắt đầu phát triển và chiếm tỷ lệ nhỏ. (4.1.2)

- DNNVV phân bố không đều, tập trung ở các khu, cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh thuận lợi hoặc có làng nhề truyền thống phát triển. Cụ thể ở Hải Phòng là tập trung chủ yếu tại 3 quận Hồng Bàng, Lê Chân , Ngô Quyền; Các huyện An Dương, Thủy Nguyên. (4.1.3.)

- Trang thiết bị và công nghệ rất lạc hậu làm cho giá thành cao, chất lượng và năng suất thấp, gây hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. (4.1.5)

- Về đội ngũ lao động và cán bộ quản lý, nói chung là thiếu kinh nghiệm và kiến thức quản trị kinh doanh và luật pháp, thiếu thông tin thị trường, tay nghề lao động chưa cao.

Và mặc dù DNNVV đã được chứng minh về vai trò và sự đóng góp của khu vực này đối với kinh tế - xã hội như đã phân tích nhưng một thực tế đang hiện hữu là DNNVV đang gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể kể ra đây một số vướng mắc của DNNVV như:

Về tài chính tín dụng, thiếu vốn đang là một trong những khó khăn về tài chính lớn nhất đối với DNNVV. Để đáp ứng nhu cầu tín dụng của mình, các DNNVV thường phải vay vốn chủ yếu từ các tổ chức phi tài chính, cụ thể là từ thân nhân và bạn bè. Đôi khi, các DNNVV phải trả cho các chủ nợ phi chính thức các khoản lãi suất cao hơn gấp 3 đến 6 lần so với lãi suất chính thức. Một phần, đó là do các DNNVV còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các khoản tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các ngân hàng

rất hiếm khi dành cho các DNNVV

Thủ tục phức tạp và chi phí giao dịch cao cũng làm cho các ngân hàng không muốn cho các DNNVV vay, bởi vì dưới góc độ của các ngân hàng, thủ tục cho vay các khoản vốn nhỏ cũng không kém phần phức tạp so với các khoản vốn lớn. So với các DNNN, các khoản vốn vay dành cho các DNNVV ngoài quốc doanh cũng khó khăn hơn và mang lại ít lợi nhuận hơn, bởi vì các yêu cầu về tài sản thế chấp đã phát sinh ra các chi phí giao dịch mà lẽ ra có thể bù đắp bằng việc tăng lãi suất nhưng lãi suất cho vay thì lại cố định.

+ Các phương pháp định giá tài sản thế chấp không rõ ràng và các quyết định của ngân hàng về vấn đề này còn chưa nhất quán và minh bạch.

+ Về công nghệ, phần lớn công nghệ do các DNNVV sử dụng đã trở nên

lạc hậu. Thật ra điều này cũng không khó hiểu bởi DNNVV bị hạn chế bởi nguồn vốn đầu tư và cũng vì tiêu chí vốn thấp và các DN được xếp vào loại DNNVV. (4.1.5)

+ Về sức cạnh tranh của DNNVV, các DNNVV khó tiếp cận được với thị

trường trong nước và quốc tế do năng lực cạnh tranh thấp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa phục vụ nông thôn hải phòng (Trang 48 - 58)