2.5. Hợp đồng mua bán nợ vô hiệu và giải quyết tranh chấp hợp đồng
2.5.2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nợ 67
Tranh chấp hợp đồng mua bán nợ xuất hiện khi có dấu hiê ̣u một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo quy định tại hợp đồng mua bán nợ. Tranh chấp hợp đồng mua bán nợ là những xung đột, mẫu thuẫn, bất đồng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa bên bán nợ, bên mua nợ và
các bên có liên quan khác trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán nợ. PCác
pháp luật hiện hành quy định, trong hoạt động mua, bán nợ nếu xảy ra tranh chấp,
thì trước hết giải quyết thông qua đàm phán của các bên liên quan. Trong trường hợp không giải quyết được thông qua đàm phán, thì các bên khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài theo quy định của pháp luật [42, Điều 17]. Do vậy, có thể thấy về nguyên tắc việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng mua bán nợ dựa trên nguyên tắc quan trọng là quyền tự định đoạt của các bên, các bên có thể lựa chọn việc giải quyết tranh chấp thông qua các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh như: Thương lượng, hòa giải, trọng tài và Tòa án.
2.5.2.1. Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nợ bằng thương lượng
Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nợ bằng thương lượng là biện pháp thường được áp dụng trước khi một trong các bên tiến hành các biện pháp giải quyết tranh chấp khác. Thương lượng là việc các bên trao đổi bàn bạc các biện pháp để đi
đến thống nhất chung cho việc giải quyết các vương vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh
trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán nợ. Các bên tiến hành trao đổi, thương lượng thông qua đại diện của mỗi bên, có thể là người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền hoặc luật sư thay mặt các bên tham gia vào quá trình thương lượng. Việc thương lượng có thể tiến hành trực tiếp hoặc thông qua các hình thức trao đổi thông tin. Trong hình thức thương lượng, bên bán nợ và bên mua nợ có quyền tự do ý trí, bình đẳng, cùng nhau xem xét vấn đề ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán nợ trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành. Nếu các bên trong hợp đồng mua bán nợ đạt được sự thoả thuận thì coi như tranh chấp được giải quyết.
biện pháp giải quyết đơn giản, tiết kiệm được thời gian và chi phí đối với mỗi bên. Việc thương lượng còn thể hiện sự thiện chí thương lượng của các bên trong việc giải quyết tranh chấp, sau khi đã thoả thuận thống nhất các bên vẫn giữ được mối quan hệ tốt với nhau cũng như giữ được uy tín và bảo mật được giao dịch mua bán nợ. Tuy vậy biện pháp này thường chỉ thành công khi các bên cùng có thiện chí trong việc giải quyết tranh chấp. Mặt khác, nếu mâu thuẫn về việc thực hiện hợp đồng mua bán nợ quá phức tạp thì rất khó thoả thuận về việc giải quyết tranh chấp theo phương thức thương lượng.
2.5.2.2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nợ bằng hoà giải
Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nợ bằng hoà giải là hình thức giải quyết tranh chấp giữa các bên thông qua một người thứ ba gọi là hoà giải viên. Hoà giải viên được bên bán nợ và bên mua nợ lựa chọn để tạo điều kiện giúp bên mua nợ và bên bán nợ đạt được giải pháp điều hoà lợi ích, giúp xử lý những mâu thuẫn, bất đồng đã phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán nợ. Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nợ, hoà giải viên có thể tiến hành họp kín với riêng từng bên trong hợp đồng mua bán nợ hoặc họp chung với cả bên mua nợ và bên bán nợ để tìm hiểu kỹ nội dung tranh chấp, đưa ra những lý giải, phân tích cho các bên. Qua đó giúp các bên thấy rõ lợi ích của mình và của bên kia để cùng tìm ra một giải pháp thống nhất thực hiện các quy định trong hợp đồng mua bán nợ một cách hợp tình, hợp lý.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nợ bằng hoà giải là hình thức giải quyết tranh chấp mang tính chất tự nguyện và mang đầy đủ những ưu điểm giống như biện pháp thương lượng. Ngoài ra, hoà giải còn có những ưu điểm như hoà giải viên thường là những chuyên gia am hiểu về vấn đề đang tranh chấp, có khả năng phân tích chính xác, rõ ràng các vấn đề thực tế trong tranh chấp, từng bước giúp bên bán nợ và bên mua nợ xử lý những bất đồng để đi đến thống nhất. Tuy nhiên, cũng giống như biện pháp thương lượng, hoà giải cũng chỉ thành công khi hai bên thật sự có thiện chí giải quyết tranh chấp.
2.5.2.3. Giải quyết tranh chấp thông qua thủ tục trọng tài
Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nợ bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua quy tắc tố tụng trọng tài phù hợp với các quy định của pháp luật. Pháp luật hiện hành quy định, tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc
sau khi xảy ra tranh chấp [66, Điều 5, Khoản 1]. Theo đó, để tranh chấp hợp đồng
mua bán nợ được giải quyết bằng biện pháp Trọng tài, giữa các bên trong hợp đồng mua bán nợ phải có một thỏa thuận trọng tài phù hợp với quy định pháp luật và xác định trọng tài có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp phát sinh hoặc đã phát sinh khi thực hiện hợp đồng mua bán nợ [66, Điều 3, Khoản 2]. Nếu bên mua nợ và bên bán đã thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại hợp đồng mua bán nợ, nhưng thỏa thuận trọng tài không có giá trị pháp lý thì trọng tài cũng không có thẩm quyền giải quyết. Do vậy, thỏa thuận trọng tài giữa bên mua nợ và bên bán nợ được xem là vấn đề then chốt, nếu không có thỏa thuận trọng tài thì sẽ không có việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Hiện nay, Luật trọng tài thương mại 2010 đã quy định rất rõ mối quan hệ giữa tòa án và trọng tài, theo đó, khi hợp đồng mua bán nợ đã thỏa thuận việc giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài và thỏa thuận này có hiệu lực pháp luật, thì khi Tòa
án phải từ chối thụ lý đơn khởi kiện khi một trong các bên trong hợp đồng mua bán nợ khởi kiện tại tòa án để giải quyết tranh chấp [66, Điều 6]. Dù không trực tiếp giải quyết, nhưng Tòa án vẫn có vai trò hỗ trợ và giám sát hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài khi một trong các bên hoặc Hội đồng trọng tài có yêu cầu.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, phán quyết trọng tài có tính chung thẩm, theo đó, sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì phán quyết đó bắt buộc có hiệu lực thi hành với các bên, các bên không có quyền kháng cáo hay kháng nghị. Ngoài ra, phán quyết trọng tài còn được đảm bảo thi hành bởi cơ quan thi hành án dân sự, trong trường hợp hết thời hạn thi hành phán quyết của Trọng tài thương mại mà các bên phải thi hành không tự nguyện thi hành thì bên còn lại có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trên [63, Điều 2, Khoản 1]; [66, Điều 66].
hoạt, tạo quyền chủ động cho các bên, giúp tiết kiệm được thời gian khi thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật của các bên. Vì trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc bản án, quyết định trọng tài không được công bố công khai, rộng rãi. Với nguyên tắc này bên mua nợ và bên bán nợ có thể giữ được bí mật liên quan đến hoạt động mua bán nợ. Tuy nhiên, nhược điểm của giải quyết bằng phương thức trọng tài là phát sinh chi phí tương đối cao, vụ việc giải quyết càng kéo dài thì phí trọng tài càng cao. Trên thực tế, việc thi hành quyết định trọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi như việc thi hành bản án, quyết định của tòa án.
2.5.2.4. Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nợ theo thủ tục Toà án
Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nợ theo thủ tục tố tụng tại Toà án thường là giải pháp cuối cùng của các bên trong hợp đồng mua bán nợ. Toà án được coi là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của Toà án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước. Nếu như việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài mang đặc điểm tôn trọng quyền thỏa thuận hay ý chí của các bên tham gia để đưa ra phán quyết thì đặc trưng cơ bản của thủ tục giải quyết tranh chấp bằng tòa án là thông qua hoạt động của bộ máy tư pháp và nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế. Do là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao. Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế, do đó khi đã đưa ra tòa án thì quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành án.
i) Về thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành, những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án là tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận gồm: Mua bán hàng hóa; tài chính, Ngân hàng [60, Điều 29, Khoản 1]. Mục đích lợi nhuận mong muốn của cá nhân, tổ chức đó thu được lợi nhuận mà
thương mại đó [32, Điều 6, Khoản 2]. Trên thực tế, giá trị mua bán, trao đổi quyền đòi nợ luôn được xác định bằng một khoản tiền do bên mua nợ thanh toán cho bên bán nợ. Khi tham gia vào hoạt động mua bán nợ, bên bán nợ muốn hướng đến thu hồi lại một khoản tiền hay một tài sản đang không thể thu hồi từ bên nợ. Sau khi bán nợ, bên bán nợ có thể có nguồn tiền đầu tư vào hoạt động kinh doanh khác, số tiền thu về từ bán nợ làm tăng thêm nguồn vốn khả dụng của bên bán nợ, tạo sự luân chuyển vốn trong nền kinh tế. Do vậy, tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán nợ là tranh chấp kinh doanh, thương mại và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Về thẩm quyền của Toà án các cấp, thẩm quyền theo lãnh thổ và thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn cần lưu ý: i) Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nợ [60, Điều 33, Khoản 1]; ii) Nếu hợp đồng mua bán nợ có yếu tố nước ngoài, thì việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nợ không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện, mà thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh [60, Điều 34, Khoản 1].
ii) Về quyền khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán nợ:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, một trong các bên trong hợp đồng mua bán nợ có quyền quyết định việc khởi kiện có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình [60, Điều 164]. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc tranh chấp hợp đồng mua bán nợ khi có đơn khởi kiện của các bên và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện đó [60, Điều 5, Khoản 1]. Nếu cá nhân tham gia vào hợp đồng mua bán nợ mà khởi kiện tại Tòa án, thì cá nhân phải là người phải có đầy đủ năng lực chủ thể (có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự). Nếu tổ chức tham gia vào hợp đồng mua bán nợ mà khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nợ, thì tổ chức thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền hợp pháp tham gia tố tụng.
iii) Về thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán nợ:
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm
phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác [60, Điều 159, Khoản 1]. Về nguyên tắc, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật, đối với tranh chấp dân sự mà văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thời hiệu khởi kiện thì áp dụng thời hiệu khởi kiện được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật đó [32, Điều 23]. Theo đó, hợp đồng mua bán nợ là một dạng cụ thể của hợp đồng dân sự nên thời hiệu khởi kiện là 02 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm [61, Điều 427].
iv) Về hồ sơ khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán nợ:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nợ, người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp [60, Điều 165]. Do đó, hồ sơ khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán nợ bao gồm: (i) Đơn khởi kiện soạn theo hướng dẫn tại theo mẫu đơn khởi kiện do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành [33]; (ii) Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp như: hợp đồng mua bán nợ, biên bản giao hồ sơ khoản nợ,...; (iii) Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì nộp bản sao chứng thực Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu gia đình; (iv) Nếu người khởi kiện là tổ chức, thì nộp bản sao có chứng thực các hồ sơ pháp lý: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Chi nhánh trong trường hợp Chi nhánh thực hiện việc khởi kiện, điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp...; (v) Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao); và các tài liệu khác có liên quan.
v) Về thời hạn giải quyết:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì được gia hạn thời gian chuẩn bị xét xử thêm 2 tháng. Những vụ án có tính chất phức tạp là những vụ án có nhiều đương sự, có liên quan đến nhiều lĩnh vực; vụ án có nhiều tài liệu, có các chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thêm thời gian để
nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn hoặc cần phải giám định kỹ thuật phức tạp... [33, Điều 14, Khoản 3]. Trên thực tế, do tranh chấp hợp đồng mua bán nợ thường có nhiều tài liệu, có liên quan đến nhiều lĩnh vực, nên Thẩm phán thường xác định tranh chấp hợp đồng mua bán nợ có tính chấp phức tạp và xác định thời hạn chuẩn bị xét xử thường là 6 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Thời hạn mở phiên tòa là 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 2 tháng.
Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nợ thông qua tòa án có hạn chế lớn là do thời gian xét xử thường phải kéo dài hơn so với giải quyết tranh chấp bằng