Hợp đồng mua bán nợ vô hiệu 64

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng mua bán nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 72 - 75)

2.5. Hợp đồng mua bán nợ vô hiệu và giải quyết tranh chấp hợp đồng

2.5.1. Hợp đồng mua bán nợ vô hiệu 64

Hợp đồng vô hiệu nói chung và hợp đồng mua bán nợ vô hiệu nói riêng thể hiện ở chỗ những hợp đồng này chứa đựng những khiếm khuyết làm cho hợp đồng rơi vào những tình trạng trái với trật tự pháp lý, lợi ích xã hội được pháp luật bảo vệ, nội dung của hợp đồng trái với ý chí thực của một hoặc cả hai chủ thể tham gia hợp đồng, và không phù hợp với hình thức luật định [72, tr. 27-32]. Khi thiếu một trong những điều kiện để một hợp đồng mua bán nợ có hiệu lực, xuất hiện tình trạng hợp đồng mua bán nợ tuy đã được giao kết, song chưa có hiệu lực. Một hợp đồng mua bán nợ được coi là vô hiệu, thì toàn bộ quan hệ hợp đồng, giao dịch mua bán nợ được coi như không tồn tại từ thời điểm giao kết [52, tr.450]. Các quy định pháp luật về mua bán nợ không có điều khoản cụ thể nào liên quan đến hợp đồng mua bán nợ vô hiệu (và cũng không cần thiết phải có), vì những vấn đề này đã được quy định bởi BLDS. Hợp đồng mua bán nợ là một dạng cụ thể của giao dịch dân sự nên các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại Điều 127 BLDS cũng được áp dụng. Theo đó, hợp đồng mua bán nợ bị vô hiệu khi không đáp ứng một trong các điều kiện như: i) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; ii) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; iii) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện; iv) Không tuân thủ hình thức theo quy định của pháp luật.

khi không tuân thủ hình thức tỏ ra bất cập khi: (i) Chưa thực sự đứng trên góc độ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong giao dịch, đặc biệt đối với bên thiện chí; (ii) Chưa thực sự phù hợp với thực tiễn giao dịch và mục đích của các bên trong xác lập giao dịch; (iii) Việc tuyên bố một cách máy móc giao dịch vô hiệu chỉ vì không bảo đảm hình thức luật định có thể gây mất ổn định trong giao dịch dân sự, không bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của những người liên quan [11, tr.16-18]. Ngoài ra, các quy định trường hợp đồng mua bán nợ vô hiệu do nhầm lẫn, lừa dối, đe do ̣a hoă ̣c cưỡng ép và quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu chưa được quy định cụ thể dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau, không thống nhất trong thực tiễn áp dụng. Do đó, cần sớm sửa đổi, bổ sung các quy định này theo hướng phù hợp với thực tiễn thi hành pháp luật, hạn chế việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu một cách tùy tiện, góp phần bảo đảm quyền, lợi ích của các bên, đặc biệt của bên thiện chí.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi hợp đồng mua bán nợ vô hiệu có thể làm phát sinh hậu quả pháp lý như sau:

Thứ nhất, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng mua bán nợ: Khi hợp đồng mua bán nợ vô hiệu sẽ dẫn đến hậu quả chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập. Nếu hợp đồng mua bán nợ mới xác lập mà bị vô hiệu thì các bên không thực hiện các quyền và nghĩa vụ tại hợp đồng đó. Nếu các bên đang thực hiện mà hợp đồng mua bán nợ bị vô hiệu, thì các bên không được tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ tại hợp đồng mua bán nợ.

Thứ hai, các bên trong hợp đồng mua bán nợ phải hoàn trả lại tài sản: Hậu quả pháp lý thứ hai của hợp đồng mua bán nợ vô hiệu chỉ đặt ra trong trường hợp các bên đang thực hiện hoặc đã thực hiện xong hợp đồng mua bán nợ. Về nguyên tắc, các bên trong hợp đồng mua bán nợ phải trả lại những tài sản mà mình đã giao nhận trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán nợ. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức, bị thiệt hại vì hành vi trái pháp luật, việc tịch thu, sung quỹ nhà nước khi giải quyết hậu quả hợp đồng mua bán nợ vô hiệu vẫn chưa được quy định cụ thể dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau, không thống nhất trong thực tiễn áp dụng.

Thứ ba, khôi phục lại tình trạng ban đầu: Trên thực tế, khôi phục lại tình trạng ban đầu khác với việc hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nhiều trường hợp bên mua nợ đã nhận quyền đòi nợ từ bên bán nợ và thực hiện một số hoạt động thu hồi nợ nhưng khi hợp đồng mua bán nợ bị vô hiệu bên mua nợ vẫn phải khôi phục lại tình trạng ban đầu để trả lại hiện trạng khoản nợ ban đầu cho bên bán nợ. Mặc dù việc khôi phục lại hiện trạng ban đầu trong trường hợp này có thể thực hiện được, song thường không phát huy hiệu quả về mặt kinh tế, đặc biệt khi khoản nợ đã được thu hồi một phần. Do đó, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, giải pháp được lựa chọn thường theo hướng buộc một bên nhận lại tài sản đã được làm tăng giá trị và thanh toán thành tiền tương ứng với phần giá trị tài sản tăng thêm cho bên kia.

Thứ tư, bồi thường thiệt hại: Hợp đồng mua bán nợ vô hiệu có thể chỉ do lỗi một bên mà cũng có thể do lỗi của hai bên và vấn đề bồi thường thiệt hại được đặt ra cả trong trường hợp mức độ lỗi của hai bên là tương đương nhau. Khi giải quyết việc tuyên bố vô hiệu hợp đồng mua bán nợ, Tòa án phải xác định xem có lỗi của các bên trong hợp đồng mua bán nợ và mức độ lỗi của từng bên trong việc làm cho hợp đồng vô hiệu đến đâu. Trên cơ sở đó, Tòa án xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các bên theo hướng: nếu mỗi bên đều có lỗi

tương đương nhau thì mỗi bên phải chịu một nửa (½) giá trị thiệt hại; nếu mức

độ lỗi của họ không tương đương nhau thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định theo mức độ lỗi của mỗi bên.

Đặc biệt, các quy định của pháp luật hiện hành về xử lý hậu quả hợp đồng mua bán nợ vô hiệu chưa bảo đảm công bằng, hợp lý đối với người thiện chí, ngay tình và bảo đảm sự ổn định trong các quan hệ hợp đồng. Hiện nay nhiều nước thường lựa chọn chính sách “hiệu lực công tín” tức là, nếu người thứ ba ngay tình căn cứ vào việc tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà xác lập giao dịch thì người thứ ba ngay tình được bảo vệ [11, tr.20-21]. Bảo vệ người thứ ba ngay tình trong trường hợp này không có nghĩa là không tôn trọng và bảo vệ quyền của chủ sở hữu. Do vậy, các quy định của pháp luật Việt Nam có thể tiếp nhận các quy định thích hợp về quy định bảo vệ người thứ ba ngay tình trong

quá trình xử lý hậu quả của hợp đồng mua bán nợ vô hiệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng mua bán nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)