Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của các nƣớc trên thế giới về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 25 - 33)

đồng mua bán tài sản tại BLDS năm 2005. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, pháp luật về hợp đồng mua bán nợ phải đƣợc chủ trọng hoàn thiện hơn nữa.

1.3. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của các nƣớc trên thế giới về hợp đồng mua bán nợ đồng mua bán nợ

Hoạt động mua, bán nợ không xa lạ tại các quốc gia trên thế giới, xuất phát từ sự tồn tại lâu đời và phát triển của các hoạt động thƣơng mại, tín dụng ở các quốc gia này. Đặc biệt, đối với các giao dịch mua bán nợ hình thành từ hoạt động tín dụng của ngân hàng đƣợc tiến hành giữa các chủ thể và mô hình khác nhau.

nhƣ Malaysia, Hàn Quốc. Chính phủ đứng ra thành lập một cơ quan xử lý nợ tồn đọng cho cả hệ thống ngân hàng nói chung. Những ngân hàng có nhu cầu bán các khoản nợ, hoặc khi đạt tới một ngƣỡng nợ quá hạn nhất định sẽ thực hiện bán nợ cho các cơ quan xử lý nợ nảy.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng có thể lập ra các công ty quản lý tài sản riêng trực thuộc, với nhiệm vụ trọng yếu là giải quyết nợ đọng trƣớc tiên cho bản thân ngân hàng đó. Mô hình này đƣợc áp dụng ở Trung Quốc, Thái Lan. Đối với một số nƣớc nhƣ Phần Lan, thì việc mua bán nợ đƣợc ủy quyền cho các bên thứ ba khác – các tổ chức đƣợc thành lập chuyên kinh doanh về mua, bán nợ. Còn tại Ấn Độ, việc thu mua nợ sẽ đƣợc thực hiện qua các ngân hàng hoặc tòa án. Ở một số quốc gia có thị trƣờng chứng khoán phát triển cao, các khoản nợ đƣợc chứng khoán hóa nhƣ tại Mỹ, Nhật. Với mỗi mô hình mua, bán nợ khác nhau, sẽ có những sự điều chỉnh pháp luật cho phù hợp với các giao dịch đó. Vì vậy, cần có sự nghiên cứu tại các quốc gia cụ thể, điển hình để rút ra những kinh nghiệm trong điều chỉnh pháp luật đối với hợp đồng mua bán nợ của các TCTD ở Việt Nam.

Sau đây là một số nghiên cứu các quy định pháp luật của nƣớc Pháp điều chỉnh về hợp đồng mua, bán nợ. Pháp là một trong số các quốc gia có sự phát triển trong hoạt động ngân hàng cũng nhƣ xử lý nợ xuất phát từ hoạt động tín dụng.

Các quy định pháp luật và điều kiện của “Cession de créances – chuyển nhượng quyền đòi nợ”

Việc chuyển nhƣợng quyền đòi nợ hay “Cession de créances” tuân theo các quy định chung tại BLDS Pháp. Và do hoạt động này liên quan tới ngân hàng và hoạt động ngân hàng – thuộc lĩnh vực chuyên ngành tài chính – tiền tệ do vậy nó đƣợc điều chỉnh cụ thể hơn tại Luật Tiền tệ và Tài chính.

Chuyển nhƣợng quyền đòi nợ theo quy định tại BLDS Pháp đƣợc hiểu là:

“Thỏa thuận theo đó người có quyền đòi nợ chuyển quyền đòi nợ của mình cho người khác” [10, tr. 92].

Theo quy định tại BLDS Pháp thì tất cả những khoản nợ về nguyên tắc thì đều có thể đƣợc chuyển nhƣợng, bao gồm cả những khoản nợ chỉ có trong tƣơng

lai. Tuy nhiên, nguyên tắc này chống lại những ngoại lệ và một số khoản nợ không thể chuyển nhƣợng nhƣ trƣờng hợp những khoản nợ là lƣơng thực, tiền công hoặc lƣơng hƣu, yêu cầu bồi thƣờng.

Hợp đồng chuyển nhƣợng quyền đòi nợ có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 1108 BLDS Pháp. Theo Điều 1108, bốn điều kiện chủ yếu bao gồm:

Các bên giao kết hoàn toàn tự nguyện;

Các bên giao kết có năng lực giao kết hợp đồng;

Đối tượng của hợp đồng phải xác định;

Căn cứ của hợp đồng phải hợp pháp.

Các quy định cụ thể về chuyển quyền đòi nợ và các quyền tài sản vô hình khác đƣợc quy định tại Điều 1689 – Điều 1701 Chƣơng VIII của Bộ luật này. Khi thực hiện chuyển nhƣợng quyền đòi nợ, theo quy định của BLDS Pháp, các bên phải đƣợc lập thành chứng thƣ (hợp đồng). Điều 1689 BLDS Pháp quy định: “Dans le transport d'une créance, d'un droit ou d'une action sur un tiers, la délivrance s'opère entre le cédant et le cessionnaire par la remise du titre” [43]. Có nghĩa rằng: “Khi chuyển giao quyền đòi nợ, chuyển nhượng quyền hoặc cổ phần cho người thứ ba, thì việc chuyển giao giữa người có quyền yêu cầu và người thế quyền được thực hiện bằng việc trao cho nhau chứng thư”.

Tiếp theo, tại Điều 1690 quy định:

Le cessionnaire n'est saisi à l'égard des tiers que par la signification du transport faite au débiteur. Néanmoins, le cessionnaire peut être également saisi par l'acceptation du transport faite par le débiteur dans un acte authentique [43]. Có nghĩa: Ngƣời thế quyền chỉ có trách nhiệm đối với ngƣời thứ ba khi đã tống đạt hành vi chuyển giao quyền yêu cầu cho ngƣời có nghĩa vụ. Tuy nhiên, ngƣời thế quyền cũng có trách nhiệm khi đã chấp nhận việc chuyển giao do ngƣời có nghĩa vụ thực hiện bằng một công chứng thƣ.

ba khi đã tống đạt đến ngƣời có nghĩa vụ về việc quyền yêu cầu đã đƣợc chuyển giao. Và trách nhiệm của ngƣời thế quyền khi đã chấp nhận việc chuyển giao của con nợ, thì phải thực hiện một hành động xác thực. Quy định này đặt ra các thủ tục thi hành đối với bên thứ ba (bên thứ ba đƣợc hiểu là tất cả những ai có lợi ích khi ngƣời chuyển nhƣợng còn là chủ nợ) đó là: cần phải có một sự xác thực việc chuyển nhƣợng quyền đòi nợ cho các con nợ (une signification de la cession), hoặc một sự chấp thuận đƣợc thực hiện bởi con nợ bằng một hành động xác thực (un acte authentique).

Với các quy định trên, có thể hiểu việc chuyển nhƣợng quyền đòi nợ là một hành vi pháp lý đƣợc thiết lập để chuyển quyền sở hữu đối với khoản nợ cho bên thứ ba. Việc chuyển giao này phải đƣợc lập thành hợp đồng, và hợp đồng này đòi hỏi sự thỏa thuận của hai trong số ba bên liên quan: chủ nợ (hoặc giao) và bên thứ ba (hoặc nhận) những ngƣời mà nó gán quyền. Việc chuyển nhƣợng phải đƣợc thông báo cho các con nợ (hoặc ngƣời chuyển nhƣợng) bởi một thừa phát lại (bao gồm bàn giao các bản sao của hợp đồng) trừ khi sau này đã chỉ ra thỏa thuận của mình trong chứng thƣ chuyển nhƣợng. Ngƣời nhận chuyển nhƣợng có quyền kiểm tra lại tất cả những thông tin về cơ sở hình thành của khoản nợ từ phía chủ nợ. Vậy tại Điều 1690 BLDS Pháp buộc việc chuyển nhƣợng khoản nợ hoàn thành bởi hai thủ tục xen kẽ. Việc chuyển nhƣợng có nghĩa phải đƣợc chấp nhận bởi con nợ dựa trên một công cụ xác thực.

Vậy, xét điều kiện về mặt nội dung, chỉ cần hợp đồng đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 1108, còn về mặt hình thức, hợp đồng này sẽ cần thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 1689 và Điều 1690. Tuy nhiên, điều kiện về hình thức không ảnh hƣởng đến việc chuyển nhƣợng quyền đòi nợ, vì chỉ cần hợp đồng này đáp ứng điều kiện tại Điều 1108 thì nó đã có hiệu lực. Điều kiện về hình thức đƣợc quy định nhằm chống lại bên thứ ba.

Chuyển nhượng nợ của ngân hàng

Theo các phân tích ở phần trên, việc chuyển nhƣợng nợ tại Pháp phải đáp ứng các điều kiện chung tại Điều 1108 và tuân theo các quy định về hình thức tại Điều 1689-1695 BLDS nói chung.

Tại Pháp có rất nhiều công ty thu hồi nợ riêng biệt hoạt động theo quy định tại Luật Thƣơng mại, chuyên tiến hành mua nợ tại các ngân hàng và thực hiện các nghiệp vụ để thu hồi nợ. Các công ty này chỉ cần đáp ứng điều kiện về vốn, điều kiện về mua bảo hiểm. Sau khi tiến hành thông báo ra công chúng thì sẽ đƣợc thực hiện hoạt động mua bán nợ. Các công ty này sẽ đám phán với ngân hàng để mua lại các khoản nợ, trên thực tế, các công ty này sẽ mua nợ theo lô (bao gồm nhiều khoản nợ), có thể không cần biết nợ của ai, nợ nhƣ thế nào, sau đó mới tiến hành thanh lọc và tiến hành đòi nợ. Các công ty thƣờng mua các khoản nợ không lớn, và đƣợc ngân hàng bán với giá rất rẻ, bởi các khoản nợ này ngân hàng xem xét khó hoặc không đòi đƣợc. Với các khoản nợ không đòi đƣợc thì các công ty này cũng sẽ phải chấp nhận rủi ro. Việc chuyển giao các khoản nợ từ phía ngân hàng cho các công ty chuyên hoạt động mua, bán nợ đƣợc thực hiện theo quy định chung tại Luật Dân sự. Và đây là hoạt động của các chủ thể đặc biệt, đó là ngân hàng và các công ty thƣơng mại, và hợp đồng mua bán nợ này hợp đồng thƣơng mại do vậy mà nó còn chịu sự điều chỉnh của luật tiền tệ và tài chính.

Ngoài ra, liên quan đến các ngân hàng nƣớc ngoài hoạt động tại Pháp hoặc các ngân hàng có quốc tịch Pháp muốn chuyển nhƣợng nợ ra nƣớc ngoài sẽ có những sự hạn chế. Theo đó, việc bán cho các tổ chức tài chính nƣớc ngoài các khoản nợ phát sinh từ một khoản tín dụng mở tại Pháp bên nhận chuyển nhƣợng đƣợc giữ giấy phép ngân hàng chấp thuận về chất lƣợng của một TCTD tại Pháp, trừ khi sau này đã đƣợc hƣởng lợi từ các hộ chiếu châu Âu trong ý nghĩa của Chỉ thị số 89/646 của ngày 15 Tháng 12 năm 1989. Việc bán các khoản nợ của các TCTD không phải đƣợc thực hiện với mọi khoản nợ, mà chỉ những khoản nợ cần đƣợc thanh lý có liên quan đến một khoản vay cho phép tạm ứng trƣớc một kinh phí cũng nhƣ để đảm bảo cho an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng mới đƣợc thực hiện chuyển nhƣợng.

Chuyển nhượng Dailly

Tại Pháp, việc chuyển nhƣợng nợ đƣợc thực hiện theo một hình thức đơn giản, nhanh gọn hơn. Đó là chuyển nhƣợng Dailly (Cession Dailly).

Chuyển nhƣợng Dailly hay Dailly trƣợt là một hình thức chuyển nhƣợng nợ linh hoạt tại ngân hàng. Đây là một hình thức chuyển nhƣợng khoản nợ cho phép bên chuyển nhƣợng nhận lấy một khoản tín dụng của ngân hàng. Theo quy định tại Điều L313-23 Luật tiền tệ và Tài chính, thì bất kỳ tín dụng mà một TCTD hoặc công ty tài chính đã đồng ý cho một thực thể pháp lý của luật tƣ hoặc luật công, hoặc một ngƣời tự nhiên trong việc thực thi hoạt động nghề nghiệp của mình về sau này, có thể dẫn đến lợi ích của tổ chức hoặc công ty đó bằng cách nộp đơn thuần của một chứng từ, chuyển nhƣợng, cầm cố do ngƣời thụ hƣởng của tín dụng, bất kỳ tuyên bố rằng nó có thể có đối với một bên thứ ba, pháp nhân công pháp hay luật tƣ nhân hoặc ngƣời tự nhiên khác. Điều này có nghĩa, trƣờng hợp TCTD và con nợ đã thỏa thuận việc phía TCTD cho phép khách hàng vay đƣợc quyền chuyển nhƣợng khoản nợ cho bên khác thì con nợ đƣợc phép chuyển khoản nợ cho TCTD khác. Các khoản tín dụng này thƣờng không lớn, phần đa là các khoản vay tiêu dùng.

Khoản nợ này cần đáp ứng các điều kiện riêng theo quy định tại Điều L313.23 Luật Tiền tệ và tài chính Pháp.

Điều kiện về nội dung

(1) Bên nhận chuyển nhƣợng là TCTD đƣợc cấp phép ở Pháp hoặc đƣợc cấp phép để thực hiện các hoạt động tại Pháp thông qua hộ chiếu châu Âu.

(2) Các khoản phải thu đƣợc chuyển nhƣợng đảm bảo cho một khoản tín dụng đƣợc cấp bởi TCTD (bên nhận chuyển nhƣợng) cho bên chuyển nhƣợng gắn với hoạt động kinh doanh của nó;

(3) Các khoản phải thu đƣợc chuyển nhƣợng liên quan đến hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động nghề nghiệp.

Điều kiện về hình thức

Việc chuyển nhƣợng Dailly cần đƣợc thực hiện thông qua một Bordereau- Bảng kê (theo quy định tại Điều L313-23 Luật tiền tệ và tài chính). Bảng kê này sẽ liệt kê những khoản tín dụng mà khách hàng muốn chuyển nhƣợng. Danh sách này bao gồm những nội dung sau đây:

(1) Tên gọi, tùy theo từng trƣờng hợp, “Chứng thƣ chuyển nhƣợng các khoản phải thu” hoặc “Chứng thƣ cam kết các khoản phải thu”;

(2) Sự tuyên bố mà hành động là đối tƣợng quy định tại Điều L. 313-23 đến L.313-34 Luật Tiền tệ và tài chính;

(3) Các tên hoặc tên gọi của các TCTD hoặc các công ty tài chính thụ hƣởng; (4) Việc chỉ định hoặc các yếu tố cụ thể về khoản phải thu đƣợc giao, cầm cố hoặc các yếu tố đó có thể thực hiện việc chỉ định này hoặc các yếu tố cụ thể này, bao gồm cả các dấu hiệu của các con nợ, các địa điểm thanh toán, số tiền phải thu hoặc giá trị của khoản nợ, nếu có, kỳ hạn của khoản nợ.

Việc chuyển nhƣợng Dailly đƣợc thực hiện phổ biến tại Pháp, các ngân hàng thƣờng sẽ có mẫu các bản Bodereau đƣợc đăng tải trên website của mình. Bên có nhu cầu chuyển nhƣợng khoản nợ có thể điền các thông tin liên quan và gửi cho phía các ngân hàng. Bản Bodereau phải đƣợc ký xác nhận bởi bên chuyển nhƣợng, chữ ký đƣợc đặt bằng tay, hoặc bằng bất kỳ phƣơng thức viết tay nào. Thời gian trên bản Bodereau sẽ đƣợc xác định bởi bên nhận chuyển nhƣợng. Theo đó, việc chuyển nhƣợng, cầm cố có hiệu lực giữa các bên và chống lại những bên thứ ba khác là ngày đƣợc ấn định trên bodereau ngay từ khi tiến hành chuyển nhƣợng.

Bản Bodereau này chỉ đƣợc chuyển tới một TCTD hoặc một công ty tài chính khác. Quy định hạn chế số lần chuyển nhƣợng của khoản nợ là điều khoản quan trọng, nhằm đảm bảo cho việc thu hồi của khoản tín dụng đƣợc cấp bởi ngân hàng, hạn chế rủi ro. Hơn nữa, việc lập bảng Bodereau sẽ có đầy đủ quyền đòi hỏi sự chuyển giao tất cả tài sản thế chấp, bảo lãnh và các phụ kiện kèm theo từng khoản nợ, bao gồm cả tài sản thế chấp cầm cố và tính thực thi của nó đối với các bên thứ ba mà không cần các thủ tục nào khác. Do các TCTD tại Pháp liên kết với nhau rất chặt chẽ, do vậy khi có nhu cầu chuyển nhƣợng thông qua thông tin tại bản Bodereau, phía ngân hàng sẽ kiểm tra, xem xét, đánh giá để nhận chuyển nhƣợng hay không những khoản nợ này. Trƣờng hợp đồng ý nhận chuyển nhƣợng khoản nợ này, phía ngân hàng sẽ cấp cho phía chuyển nhƣợng một số tiền và nhận chính khoản nợ đó để làm bảo đảm.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Qua những phân tích về giao dịch mua bán nợ cũng nhƣ về hợp đồng mua bán nợ của NHTM, có thể thấy, hoạt động này đƣợc tiến hành nhằm chuyển giao quyền đòi nợ từ phía chủ nợ cho bên mua nợ. Các ngân hàng tham gia giao dịch với mong muốn thu hồi nợ trƣớc hạn, còn phía bên mua nợ thì nhằm vào mục đích lợi nhuận. Giao dịch này liên quan tới nhiều chủ thể, bên bán, bên mua, bên nợ và các bên liên quan khác nhƣ bên bảo đảm cho khoản nợ… Xuất phát từ đối tƣợng hợp đồng, chủ thể tham gia, mà hợp đồng mua bán nợ của NHTM có bản chất và những đặc điểm đặc thù riêng. Do vậy, để giúp cho các chủ thể tham gia giao dịch dễ dàng, đảm bảo quyền và lợi ích các bên, Nhà nƣớc đã ban hành văn bản pháp lý để điều chỉnh riêng. Tuy nhiên, những quy định hiện tại về hợp đồng mua bán nợ đã thực sự giúp cho các bên tự tin tham gia giao dịch hay chƣa?. Điều này sẽ đƣợc nghiên cứu kỹ tại Chƣơng 2 dƣới đây.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN NỢ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 25 - 33)