Chủ thể ký kết hợp đồng mua bán nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 74)

2.2. Thực tiễn thực hiện hợp đồng mua nợ của Ngân hàng Thƣơng mại ở

2.2.1. Chủ thể ký kết hợp đồng mua bán nợ

2.2.1.1. Các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc các ngân hàng thương mại (AMC)

Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản đƣợc thành lập đầu tiên năm 1995 (Vietcombank AMC). Năm 2009-2010 là thời điểm có nhiều AMC đƣợc thành lập nhất. Theo thống kê của PG Bank, tính đến năm 2011 có 27 AMC trực thuộc các NHTM. Các công ty AMC này hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên. Phần lớn các AMC có vốn điều lệ khoảng 50-100 tỷ đồng. Tuy nhiên, các

công ty AMC sau khi thành lập hoạt động không mấy hiệu quả. Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các ngân hàng lớn nhƣ Agribank, Vietcombank, BIDV hoạt động cầm chừng trong thời gian dài [32].

Trƣớc tình trạng nợ tồn đọng, nợ xấu diễn ra phức tạp trong hệ thống ngân hàng, các TCTD đã chú tâm hơn tới vai trò của các công ty AMC. Trong năm 2013, nhiều ngân hàng đã kích hoạt lại hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc. Tính đến năm 2014, đã có hơn 30 công ty AMC hoạt động, với mức vốn điều lệ đã tăng lên đáng kể. Nhƣ tại VietinBank AMC, Hội đồng quản trị của VietinBank đã có Nghị quyết chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng từ tháng 7/2013. Một số công ty AMC có số vốn 200 tỷ đồng nhƣ Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeAbank AMC); Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM cổ phần An Bình (ABbank AMC)…

Bên cạnh một số Công ty AMC hoạt động không hiệu quả thì có một số công ty AMC đã tiến hành mua bán nợ khá tốt nhƣ theo Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013 và kế hoạch kinh doanh 2014 của Techcombank số 0455/HĐQT-TCB ngày 28/3/2014. Trong năm 2013, hiệu quả tài chính của Công ty Quản lý tài sản Techcombank – TechcomAMC, lợi nhuận trƣớc thuế năm 2013 của AMC là hơn 10 tỉ đồng, đƣợc đánh giá là cao hơn nhiều so với kết quả năm 2012 [32].

Các công ty AMC có nhiều ƣu điểm nhƣ: trực thuộc NHTM,và NHTM góp vốn 100%, nên công ty AMC nhận đƣợc sự hỗ trợ rất lớn của công ty mẹ về tài chính, nhân sự và thƣơng hiệu. Hoạt động quản lý nợ, xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các khoản nợ đƣợc chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa. Nhƣng dù các công ty AMC đã đƣợc hình thành từ lâu, tuy nhiên nhiều công ty hoạt động không hiệu quả, trên thực tế, hoạt động của các công ty AMC mới chỉ gói gọn trong việc quản lý và khai thác tài sản của ngân hàng mẹ. Điều lệ mẫu, các quy định cho công ty AMC hơn 13 năm qua không đƣợc cơ quan quản lý coi sóc, cập nhật dù nhiều nội dung đã không còn phù hợp với tình hình mới. Đó là lý do quan trọng để nhiều năm qua AMC tại các ngân hàng ở nƣớc ngoài nhƣ cánh tay phải của TCTD thì tại Việt Nam lại

không giúp đƣợc gì nhiều cho các ngân hàng. Ở nhiều AMC, một số hoạt động bị lái đi chệch hƣớng nhƣng cũng không ai tuýt còi. Hoạt động mua, bán nợ của công ty AMC không mấy hiệu quả và thực hiện sôi nổi, điều này cũng xuất phát từ nhiều lí do, có thể kể đến nhƣ:

Một là, vốn của các công ty AMC do ngân hàng mẹ cấp, và số vốn đó không phải là số vốn lớn so với các khoản nợ xấu, nợ tồn đọng mà ngân hàng mẹ cần xử lý. Nên việc thực hiện hoạt động mua nợ với các ngân hàng ngoài dƣờng nhƣ rất khó vì không có vốn để thực hiện.

Hai là, các ngân hàng chỉ tiến hành bán các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, nợ mất khả năng thanh toán… tức là các khoản nợ mà ngân hàng đã bất lực trong việc thu hồi, do đó, các AMC không đi mua một khoản nợ mà biết chắc là rất khó hay không thể đòi đƣợc.

Ba là, khi bán nợ cho các ngân hàng khác, thì đối với các khoản nợ đƣợc mua, bên mua nợ phải phân loại số tiền đã thanh toán để mua nợ vào nhóm có mức độ rủi ro không thấp hơn nhóm mà khoản nợ đó đã đƣợc phân loại trƣớc khi mua. Với những khoản nợ xấu với những khoản trích lập dự phòng tƣơng ứng đã là một gánh nặng cho bản thân ngân hàng, vì thế ít khả năng ngân hàng lại muốn bổ sung thêm các khoản nợ xấu vào sổ sách của mình.

Vì vậy, các hợp đồng mua bán nợ do các công ty AMC ký kết với nhau, hay ký với ngân hàng khác với mục đích chuyển giao quyền sở hữu quyền đòi nợ diễn ra khá ít. Bên mua nợ thƣờng mua nợ với mong muốn trở thành cổ đông góp vốn chứ không nhiều trƣờng hợp tiến hành thu hồi nợ. Hơn nữa, trên thực tế nhiều hoạt động mua bán nợ lẫn nhau trên sổ sách của các ngân hàng đƣợc thực hiện, nhằm mục đích “dọn” khoản nợ xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán. Ngân hàng mua khoản nợ xấu có thể hạch toán vào mục khác, để không bị đánh giá là nợ xấu.

2.2.1.2. Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)

VAMC-tổ chức mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt đối với những khoản nợ của các TCTD đáp ứng đủ điều kiện quy định. Lũy kế từ tháng 10/2013 đến 31/12/2014, VAMC đã thực hiện mua 133.555 tỷ đồng dƣ nợ gốc với giá mua

108.652 tỷ đồng của 39 TCTD. Kết quả mua nợ xấu của các TCTD bằng trái phiếu đặc biệt của VAMC đã góp phần tích cực trong việc giảm tỷ lệ nợ xấu của các TCTD tính đến cuối năm 2014. Năm 2015, NHNN đã chấp thuận cho VAMC phát hành trái phiếu đặc biệt là 80.000 tỷ đồng (để mua nợ xấu giá trị 100.000 tỷ đồng). Đến nay, đã có 39 TCTD hoán đổi nợ xấu lấy trái phiếu với VAMC [15].

Biểu đồ 2.2: Kết quả mua nợ xấu của các TCTD bằng TPĐB của VAMC

Các TCTD có tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở lên sẽ buộc phải bán nợ cho VAMC. Đối với trƣờng hợp khoản nợ đƣợc mua theo giá thị trƣờng cần đáp ứng một trong hai điều kiện theo Nghị định 34/2015/NĐ-CP: “Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại“ hoặc “khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ”. Về hoạt động bán nợ, bán tài sản đảm bảo: Tính đến tháng 12/2014, VAMC đã thực hiện bán 68 khoản nợ của 10 khách hàng với tổng giá trị nợ gốc là 2.306 tỷ đồng, giá bán nợ là 1.773 tỷ đồng; thực hiện bán tài sản đảm bảo của 13 khoản nợ với giá bán 490 tỷ đồng [15].

TCTD khi bán nợ xấu cho VAMC sẽ có những lợi thế trƣớc mắt nhƣ đƣợc tách nợ xấu ra khỏi bảng cân đối, không phải trích lập ngay dự phòng, có trái phiếu tái cấp vốn. Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu thông qua bán nợ cho VAMC không phải là hình thức mua đứt, bán đoạn, mà trách nhiệm xử lý nợ xấu vẫn thuộc về ngân hàng. Mặc dù bán nợ cho VAMC, nhƣng mỗi năm, ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro 20% cho trái phiếu VAMC. Hoạt động mua, bán nợ của VAMC đối với các TCTD đƣợc thực hiện theo các biểu mẫu do VAMC ban hành. Đi kèm hợp đồng mua bán nợ, VAMC còn ký hợp đồng ủy quyền với bên bán nợ. Có thể thấy,

với những quy định tại Nghị định số 53/2013/NĐ-CP đƣợc sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 34/2015/NĐ-CP thì VAMC hoàn toàn có quyền và nghĩa vụ trong việc khởi kiện, thi hành án; Uỷ quyền hoặc chuyển giao quyền cho TCTD bán nợ khởi kiện, yêu cầu thi hành án. Nhƣng thực tiễn thực hiện hợp đồng mua bán nợ giữa VAMC và các TCTD có nhiều bất cập:

Thứ nhất, Nghị định 34/2015/NĐ-CP đã bổ sung các biện pháp xử lý nợ xấu của VAMC bao gồm việc VAMC uỷ quyền hoặc chuyển giao quyền cho TCTD bán nợ khởi kiện khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm ra Toà án; uỷ quyền hoặc chuyển giao quyền cho TCTD bán nợ thực hiện quyền và trách nhiệm của VAMC trong thi hành án. Vậy, một mặt khi hợp đồng mua bán nợ đƣợc ký giữa VAMC và các TCTD thì phía TCTD sẽ chuyển giao quyền chủ nợ cho phía VAMC, và VAMC đƣợc thực hiện các biện pháp để xử lý khoản nợ đã mua bán. Nhƣng mặt khác, thông qua hợp đồng ủy quyền, phía TCTD lại là chủ thể đi xử lý nợ. Trong quy chế mua bán và xử lý nợ xấu VAMC đã đƣa ra cả mẫu hợp đồng ủy quyền cùng với mẫu hợp đồng mua bán nợ để tạo thuận lợi cho các bên. Có thể thấy, ngay cả biện pháp quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm cũng có thể đƣợc VAMC ủy quyền cho TCTD đã bán nợ thực hiện, thì rõ ràng xuất hiện cái vòng luẩn quẩn, TCTD bán nợ cho VAMC nhƣ một biện pháp kỹ thuật để tách nợ xấu ra khỏi bảng cân đối của TCTD, sau đó TCTD nhận ủy quyền của VAMC để quản lý, xử lý chính khoản nợ đã bán. Điều đáng quan tâm, nợ xấu vẫn hoàn xấu, làm nhƣ vậy sẽ không thể có chuyển biến gì giúp giải quyết nợ xấu. Và thực chất, phần lớn giá trị thu hồi là do nỗ lực của TCTD tự thực hiện.

Hơn nữa, việc tiếp tục quản lý các khoản vay do VAMC mua đƣợc và việc quản lý các khoản vay này sau đó bởi bên bán nợ có thể tạo ra xung đột về lợi ích. Nếu sự quản lý các khoản vay này của các ngân hàng vẫn không có thay đổi thì có thể sẽ không cải thiện các cơ hội trong việc thu hồi nợ hoặc xử lý nợ. Đồng thời, theo mô hình hiện tại, khi trái phiếu đáo hạn, các khoản nợ sẽ đƣợc trả về cho các ngân hàng bán nợ ban đầu.

Thứ hai, có những khoản nợ đã bị TCTD khởi kiện và đƣợc Tòa án thụ lý giải quyết trƣớc khi bán sang VAMC, một số Tòa án đã yêu cầu TCTD rút đơn để VAMC thực hiện khởi kiện lại từ đầu, điều này làm chậm tiến độ xử lý nợ xấu của VAMC. Mặc dù Nghị định 34/2015/NĐ-CP đã quy định: VAMC đƣợc kế thừa quyền và nghĩa vụ chủ nợ của TCTD bán nợ, bao gồm cả quyền và nghĩa vụ tố tụng trong việc khởi kiện khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm tại Tòa án; kế thừa quyền và nghĩa vụ chủ nợ của TCTD bán nợ trong quá trình thi hành án.

Thứ ba, về phía TCTD, việc bán nợ cho VAMC chỉ giúp giảm nợ xấu về tỷ lệ theo quy định, TCTD vẫn phải chịu trách nhiệm nhƣ trích lập dự phòng rủi ro, thu hồi nợ, bán nợ, bán tài sản đảm bảo, thậm chí gánh chịu hậu quả nếu xảy ra thất thoát. Do vậy, TCTD vẫn xác định quyền chủ nợ của họ sau 5 năm sẽ thu hồi, dẫn đến sự hợp tác không chặt chẽ, thậm chí không cần VAMC xử lý nợ xấu đã bán.

Thứ tư, dù đã có những quy định cho phép VAMC tiến hành xử lý nợ, tuy nhiên trên thực tế VAMC lại không có quyền chủ động xử lý những khoản nợ xấu mua bằng tài sản đảm bảo. Do đó, trên danh nghĩa, TCTD vẫn có quyền quyết định đối với tài sản thế chấp của khoản nợ, VAMC không có nhiều vai trò định đoạt tài sản đảm bảo các khoản nợ xấu đã mua. Thực tế cho thấy, nếu TCTD phối hợp chặt chẽ với VAMC thì Công ty thể hiện đƣợc vai trò của mình và ngƣợc lại, TCTD không hợp tác thì VAMC không thực hiện đƣợc vai trò trong công tác xử lý nợ. Do đó, cần một sự rõ ràng, minh bạch đối với vấn đề bán tài sản bảo đảm dƣới giá gốc. Cần làm rõ trƣờng hợp, nếu bán tài sản xong, tài sản lên giá, trách nhiệm của VAMC đƣợc xác định nhƣ thế nào để tránh việc kiện tụng. Hiện nay, với hơn 90% tài sản thế chấp cho các khoản nợ đƣợc bảo đảm bằng bất động sản; việc giải đƣợc bài toán cho vấn đề xử lý bằng cách phát mại, hóa giá tài sản bảo đảm bằng bất động sản đối với trƣờng hợp DN không có khả năng phục hồi sẽ góp phần đáng kể nhằm đƣa tiến độ xử lý nợ sớm về đích.

Thứ năm, việc bán khoản nợ khi chƣa có cơ sở định giá rất phức tạp. Trong khi đó, khả năng của VAMC trong giai đoạn này chƣa thể tự định giá để mua bán đƣợc khoản nợ.

Thứ sáu, hiện Việt Nam chƣa có thị trƣờng mua bán nợ xấu. Tổ chức muốn mua nợ xấu cần phải có đăng ký kinh doanh với ngành nghề mua bán nợ. Hiện tại chỉ có VAMC, DATC và các AMC của các TCTD mới có thể thực hiện các giao dịch mua bán nợ xấu. Từ thực tế đó, VAMC mua nợ xấu cũng không thể bán, mà chỉ có thể xử lý qua hình thức bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Trƣờng hợp ngân hàng Agribank đã phải qua một quá trình kéo dài gần một năm với bảy phiên, mới có thể đấu giá thành công đƣợc một khoản nợ theo đúng quy định. Bản thân VAMC, mới đây tiến hành đấu giá một khoản nợ cũng phải kéo dài bốn tháng mới thành công. Nói nhƣ vậy để thấy, vấn đề xử lý nợ hết sức khó khăn, đấy là với trƣờng hợp để đấu giá đƣợc phải có sự đồng thuận rất cao của các TCTD và DN. Còn nếu có sự tranh chấp hay không đồng thuận giữa các bên, vấn đề càng trở nên khó khăn và phức tạp, kéo dài. Thực tiễn tham gia cùng các TCTD xử lý nợ xấu thời gian qua, VAMC cũng vấp phải không ít khó khăn cần đƣợc tháo gỡ dần.

Cụ thể, trong quá trình đi thu hồi nợ, các cán bộ VAMC gặp phải không ít trƣờng hợp khách hàng DN “bất hợp tác”, cố tình chây ỳ, làm kéo dài thời gian xử lý. Nhiều trƣờng hợp đã đạt đƣợc thỏa thuận ban đầu, nhƣng đến giai đoạn bàn giao tài sản, họ lại viện mọi lý do để trì hoãn. Thậm chí, viết đơn thƣ khiếu kiện gửi các cấp, ngành “tố” VAMC siết nợ trong khi họ đang có khả năng phục hồi. Thực tế, không ít khoản nợ này đã đƣợc cơ cấu lại nhiều lần theo Quyết định 780/QĐ- NHNN về cơ cấu lại, giãn nợ. Đến khi VAMC vào đánh giá lại, thấy cần phải xử lý dứt điểm vì không còn khả năng hồi phục, nhƣng DN vẫn không hợp tác và khăng khăng họ “vẫn đang sống khỏe”.

Có thể thấy, mặc dù những phƣơng thức xử lý khoản nợ hay tài sản bảo đảm của VAMC đƣợc quy định rất rõ ràng, nhƣng trên thực tế, đó cũng là những phƣơng thức mà các TCTD đã thực hiện nhƣng không hiệu quả. Hơn nữa, với một VAMC thiếu kinh nghiệm, thì rõ ràng, ngân hàng có những nghiệp vụ chuyên nghiệp, kinh nghiệm hơn nhiều so với VAMC trong việc thu hồi nợ. Do vậy việc chuyển giao khoản nợ từ các TCTD sang cho VAMC có phần mang tính kỹ thuật, hành chính để giúp ngân hàng làm đẹp sổ sách mà không giải quyết triệt để nợ tồn đọng, nợ xấu.

2.2.1.3. Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC)

Tính đến hết năm 2013, DATC đã thu hồi đƣợc khoảng 3.000 tỷ đồng, tƣơng đƣơng số tiền chi ra để mua nợ. Ngoài yếu tố hiệu quả tài chính, DATC còn giúp hàng hoạt DNNN chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, giúp hơn 30 tổng công ty nhà nƣớc dọn dẹp tình trạng nợ nần để thuận lợi hơn khi làm cổ phần hóa. Tuy nhiên, mô hình mua nợ của DATC còn tồn tại một số vấn đề bất cập nhƣ:

Một là, mâu thuẫn giữa các mục tiêu hoạt động của DATC

Với vai trò là công cụ quan trọng của Chính phủ, Bộ Tài chính trong việc xử lý nợ và tài sản tồn đọng để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, tái cơ cấu của DNNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng mua bán nợ của các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)